Tên đề tài: “Phản ứng của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với biến động của thị trường chứng khoán quốc tế”.

Tác giả: Lê Văn Thứ, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng; Mã số: 9340201; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ái Kết - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

          Luận án này vận dụng mô hình copula có điều kiện (ARMA-GJR-GARCH Copula) để xem xét sự phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam với các TTCK quốc tế gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong trường hợp thị trường biến động bình thường và cả trường hợp thị trường biến động cực biên. Phương pháp copula có điều kiện cho phép mô hình hóa sự phụ thuộc đối xứng, bất đối xứng, sự phụ thuộc đuôi và không giả định các chuỗi lợi suất chứng khoán có phân phối chuẩn. Thông qua mức độ phụ thuộc giữa hai thị trường, nghiên cứu xác định được mức độ phản ứng của TTCK Việt Nam đối với sự biến động của các TTCK quốc tế. Mẫu dữ liệu theo tần suất ngày với cỡ mẫu dao động từ 4.449 quan sát đến 4.710 quan sát cho mỗi chuỗi lợi suất chứng khoán, được thu thập từ cơ sở dữ liệu Datastream, từ ngày 01/01/2003 đến ngày 31/12/2021. Luận án vận dụng các copula có điều kiện gồm copula Gauss, Student-t, Clayton, Rotated-Clayton, Gumbel, Rotated-Gumbel, Frank, Joe, và các copula hỗn hợp BB1, BB6, BB7 và BB8 để xây dựng hàm phân phối đồng thời của các phân phối biên của mỗi chuỗi lợi suất đã được xác định, nhằm xác định tham số phụ thuộc và phụ thuộc đuôi giữa hai chuỗi lợi suất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ phụ thuộc yếu giữa TTCK Việt Nam và TTCK quốc tế trong tình huống thị trường biến động bình thường và cả trong tình huống thị trường hứng chịu các cú sốc lớn. Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam thông qua các nguyên tắc cơ bản gồm liên kết thực và liên kết tài chính còn thấp, cùng với sự can thiệp biên độ giao dịch chứng khoán của cơ quan quản lý được xem là nguyên nhân dẫn đến sự phụ yếu giữa TTCK Việt Nam với TTCK quốc tế. Không tồn tại hiệu ứng lây lan biến động từ các TTCK quốc tế đến TTCK Việt Nam qua tác động của một loạt các sự kiện tiêu cực trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới.

  1. Những kết quả mới của luận án

          Luận án xem xét mối tương quan giữa TTCK Việt Nam với TTCK quốc tế thông qua phương pháp copula có điều kiện. Luận án này bổ sung vào tài liệu tham khảo một phương pháp mô hình hóa cấu trúc phụ thuộc giữa các tài sản tài chính. Phương pháp copula có ưu điểm là không giả định chuỗi lợi suất có phân phối chuẩn so với các phương pháp trước đây, chỉ ra được xác suất hai thị trường cùng sụp đổ hoặc bùng nổ cùng nhau. Luận án cung cấp một vài phát hiện như sau:

          Tồn tại phụ thuộc yếu giữa TTCK Việt Nam và TTCK quốc tế. Mức độ phụ thuộc yếu giữa TTCK Việt Nam và TTCK quốc tế được giải thích thông qua các liên kết thực và liên kết tài chính như quy mô vốn hóa trên GDP của TTCK Việt Nam còn thấp; FDI và độ mở thương mại Việt Nam thấp trong phần lớn thời gian nghiên cứu (2003-2014); sự khác biệt về mức độ hội nhập tài chính giữa hai thị trường v.v. Sự điều chỉnh thu hẹp biên độ giao dịch của UBCKNN khi thị trường hứng chịu cú sốc lớn được xem là yếu tố chính dẫn đến sự phụ thuộc yếu ớt của TTCK Việt Nam với TTCK quốc tế. Cụ thể, trong điều kiện thị trường biến động bình thường, hệ số tương quan giữa TTCK Việt Nam với các TTCK quốc tế là tương đối thấp. Các TTCK quốc tế mà TTCK Việt Nam có tương quan cao nhất như Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, hệ số phụ thuộc vẫn thấp hơn 0,20. Trong thời kỳ TTCK quốc tế lao dốc khi hứng chịu các cú sốc tiêu cực, khả năng lây lan từ các TTCK này đến TTCK Việt Nam là không đáng kể. Thậm chí, các TTCK có khả năng lây lan cao với TTCK Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore là khá thấp (dưới 11%).

          Không tồn tại hiệu ứng lây lan từ các TTCK quốc tế đến TTCK Việt Nam dưới tác động của một loạt các sự kiện tiêu cực xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới (8/2007-3/2009). TTCK Hồng Kông có khả năng lây lan mạnh nhất đến TTCK Việt Nam, nhưng chỉ ở mức 13%. TTCK Việt Nam hầu như không chịu tác động lan tỏa từ các TTCK quốc tế được giải thích một phần từ sự điều chỉnh biên độ giao dịch của UBCKNN nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nhà đầu tư và nền kinh tế. Biên độ giao dịch điều chỉnh dưới mức +/-3% trong năm 2008 khi cuộc khủng hoảng đạt đỉnh. Thực tế, khủng hoảng tài chính ít tác động trực tiếp đến TTCK Việt Nam mà tác động gián tiếp thông qua sự bất ổn của các yếu tố vĩ mô cơ bản của nền kinh tế như xuất khẩu giảm do cầu tiêu dùng tại các thị trường quốc tế giảm, vốn FDI giảm, giá dầu và giá lương thực tăng thúc gây ra lạm phát ở mức cao, lãi suất huy động tăng v.v. Các yếu tố vĩ mô này tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, gây ra sự giảm giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp này.

          Sau khủng hoảng, sự phụ thuộc giữa TTCK Việt Nam với TTCK quốc tế đã gia tăng đáng kể. Điểu này ngụ ý rằng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã làm thay đổi khá mạnh mẽ mức độ phụ thuộc giữa TTCK Việt Nam với các TTCK quốc tế. Sự gia tăng liên kết thực và liên kết tài chính, quy mô vốn hóa TTCK Việt Nam tăng, biên độ giao dịch được nới lỏng; tiến bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin v.v. lý giải sự phụ thuộc gia tăng giữa TTCK Việt Nam và TTCK quốc tế. Cụ thể, TTCK Việt Nam có xu hướng giảm giá cùng chiều với sự giảm giá của các TTCK Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan khi các thị trường này hứng chịu cú sốc âm. TTCK Việt Nam có khả năng tăng giá cùng với sự bùng nổ tại TTCK Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hơn là tình huống giảm giá khi các thị trường này lao dốc.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

          Giá trị VaR đo lường rủi ro danh mục đầu tư bằng cách vận dụng hàm copula có điều kiện (VaR có điều kiện – CvaR) cải thiện độ tin cậy khi so với phương pháp VaR truyền thống khi thị trường biến động mạnh. Do đó, cấu trúc hàm copula phù hợp nhất có thể được ứng dụng để xác định giá trị rủi ro danh mục đầu tư bao gồm cổ phiếu niêm yết TTCK Việt Nam với từng TTCK quốc tế. Hầu hết các nghiên cứu trước đây vận dụng phương pháp VaR truyền thống để tính giá trị rủi ro của danh mục. VaR không thỏa mãn tính chất 2 của độ đo rủi ro chặt chẽ (Artzner, 1999), nó chỉ thỏa mãn khi danh mục có phân phối chuẩn. Vì vậy quy tắc đa dạng hóa trong đầu tư bị phá vỡ, mức độ tổn thất thực tế có thể lớn hơn nhiều so với ước tính VaR. Phương pháp CvaR phù hợp để ước tính giá trị rủi ro danh mục đầu tư khi các chuỗi lợi suất chứng khoán không tuân theo phân phối chuẩn.

          Phương pháp copula có điều kiện được mô tả trong luận án này có thể được sử dụng để mô hình hóa cấu trúc phụ thuộc giữa các tài sản tài chính khác và các tài sản thực trong các lĩnh vực khác như thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường năng lượng, thị trường kim loại và thị trường hàng hóa nông sản v.v.

          Vận dụng mô hình copula có điều kiện để kiểm định hiệu ứng lây lan từ TTCK quốc tế đến TTCK Việt Nam dưới tác động của dịch Covid-19. Hay mở rộng hơn nữa là xem xét mối tương quan giữa các TTCK quốc tế hoặc Châu Á trong giai đoạn tác động của dịch Covid lên nền kinh tế toàn cầu.

The name of dissertation: The response of the Vietnamese stock market to the volatility of the international stock markets.

Majors: Finance – Banking                                         Code course: 62340201

PhD student’s name: Le Van Thu

Scientific advisor: Associate Professor PhD Tran Ai Ket  

Training facilities: Can Tho university

  1. Dissertation summary

          This thesis utilizes the conditional copula model (ARMA-GJR-GARCH Copula) to investigate the correlation between the Vietnam stock market (VSM) and various international stock markets, such as the US, UK, France, Germany, China, Hong Kong, Japan, Korea, Taiwan, Singapore, Thailand, Malaysia, and Indonesia, during both normal and extreme market volatilities. The conditional copula approach can capture symmetric, asymmetric, and tail dependence and does not require the assumption of normality in the security series. By analyzing the level of dependence between these markets, this study aims to identify how the VSM reacts to fluctuations in the international stock markets. The data for the study were collected from the Datastream database, spanning from January 1, 2003, to December 31, 2021, and comprised of daily frequency samples with sample sizes ranging from 4,449 to 4,710 observations for each return series. The thesis applies various conditional copulas, including Gaussian, Student-t, Clayton, Rotated-Clayton, Gumbel, Rotated-Gumbel, Frank, Joe, and mixed copulas BB1, BB6, BB7, and BB8, to construct the joint distribution function of the marginal distributions of each return series. The purpose is to determine the parameter of dependence and tail dependence between two return series. The research results show that there exists a weak dependence relationship between the VSM and international stock markets in both normal market volatility and extreme market shocks. The integration of the Vietnamese economy through basic principles of real and financial links is still low; the intervention in trading volume by the Securities Commission are the causes of the weak relationship between the VSM and international stock markets. There is no evidence of contagion effects from international stock markets to the VSM during the global financial crisis.

  1. The new findings of the thesis

          The thesis examines the correlation between the VSM and international stock markets using the conditional copula method. This thesis adds to the reference material a method for modeling the dependence structure between financial assets. The copula method has the advantage of not assuming a normal distribution of the return series compared to previous methods, and shows the probability of two markets collapsing or booming together. The thesis provides several findings as follows: 

          There exists a weak dependence between the VSM and the international stock markets. The level of dependence between the VSM and the international stock market is explained through real and financial linkages, such as the low market capitalization-to-GDP ratio of the VSM, low foreign direct investment (FDI), and low trade openness in Vietnam for the majority of the studied period (2003-2014), as well as the difference in the level of financial integration between the two markets, among other factors. The narrowing adjustment of the trading band by the State Securities Commission of Vietnam (SSC) during market shocks is considered the main factor leading to the weak dependence between the VSM and the international stock market. Specifically, under normal market conditions, the correlation coefficient between the VSM and international stock markets is relatively low. The international stock markets with the highest correlation coefficient to the VSM, such as Japan, the US, Hong Kong, Taiwan, and Korea, still have a dependence coefficient lower than 0.20. When international stock markets experience negative shocks, the probability of contagion to the VSM is negligible. Even for stock markets with a high potential for contagion to the VSM, such as South Korea, China, and Singapore, the probability is below 11%.

          There is no contagion effect from international stock markets to the VSM under a series of negative events during the global financial crisis (8/2007-3/2009). The Hong Kong stock market has the highest potential of contagion to the VSM, but only at a level of 13%. The VSMwas hardly affected by the spread from international stock markets, partially due to the adjustment of trading band by the UBCKNN to minimize damage to investors and the economy. The trading band was adjusted below +/-3% in 2008 when the crisis peaked. In fact, the financial crisis had little direct impact on the VSM, but rather indirectly through the instability of basic macroeconomic factors such as decreasing exports due to reduced demand in international markets, declining FDI capital, increasing prices of oil and food causing high inflation, and increasing interest rates, etc. These macro factors had negative impacts on the operating efficiency of listed companies on the stock exchange, causing a decline in the stock value of these companies.

          After the crisis, the dependence of the VSM on international stock markets increased significantly. This implies that the global financial crisis in 2008 has greatly changed the degree of dependence of the VSM on international stock markets. The real and financial linkages have increased, the market capitalization of the VSM has increased, trading margins have been relaxed, and there have been advances in the application of information technology, among others, which explains the increased dependence between the VSM and international stock markets. When international stock markets experience a shock, the VSM tends to decrease in value along with the stock markets of Hong Kong, China, Singapore, and Thailand. The VSM is more likely to increase in value alongside the explosive growth of the stock markets of Japan, South Korea, and Taiwan, rather than decrease in value when these stock markets crash.

  1. Applications/possible applications in practice, issues that need to be further studied:

          The VaR (Value at Risk) measure of portfolio risk using a conditional copula function (CvaR) improves reliability compared to traditional VaR methods when the market is highly volatile. Therefore, the most appropriate copula function structure can be applied to determine the risk value of an investment portfolio, including stocks listed on the VSM and the international stock market. Most previous studies have used the traditional VaR method to calculate the portfolio's risk value. VaR does not strictly satisfy the second property of risk measures (Artzner, 1999), it only satisfies when the portfolio has a normal distribution. Therefore, the diversification rule in investment is broken, and the actual loss may be much larger than the estimated VaR. The CvaR method is suitable for estimating the risk value of an investment portfolio when stock return sequences do not follow a normal distribution.         

          The conditional copula method described in this dissertation can be used to model the dependency structure between different financial assets and real assets in other fields such as the foreign exchange market, the gold market, the energy market, the metal market, and the agricultural commodities market, etc.

          Applying the conditional copula model to examine the contagion effect from international stock markets to the VSM under the impact of Covid-19. Or, more broadly, exploring the correlations among international or Asian stock markets during the period of the Covid-19 pandemic's impact on the global economy.

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15429610
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
3464
43357
283772
15429610
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x