Tên đề tài: “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre” .

 Tác giả: Nguyễn Hữu Tâm, Khóa 2011 đợt 2.

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp;  Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải, Trường Đại học Cần Thơ.

1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu chính của luận án nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng ca cao, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị ngành hàng, đồng thời phát hiện các “vấn đề” hay “khe hổng” cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, thông qua đó đề xuất các chiến lược, giải pháp chiến lược và các hoạt động để nâng cấp chuỗi nhằm nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ca cao ở tỉnh Bến tre. Dữ liệu của luận án được thu thập từ 367 tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre, bao gồm: nông hộ trồng ca cao, điểm thu gom – sơ chế, công ty thu mua hạt, công ty xuất khẩu, công ty chế biến và xuất khẩu, cơ sở sản xuất bánh kẹo, người bán lẻ/siêu thị và các nhà hỗ trợ chuỗi. Luận án sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007) và nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2007). Thông qua tổng quan tài liệu, các khe hổng về nghiên cứu chuỗi giá trị được phát hiện. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng khung nghiên cứu cho luận án. Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để phát họa sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng cũng như phân tích kinh tế chuỗi của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre. Đồng thời, phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất ca cao, phương pháp hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố thuộc về nguồn lực nông hộ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ca cao, phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình sản xuất và thị trường ca cao trong ngoài nước, mô tả thông tin tổng quát của các tác nhân tham gia chuỗi, các khoản chi phí, đánh giá rủi ro, diện tích sản xuất .v.v. Phương pháp phân tích ma trận SWOT và tham vấn chuyên gia được sử dụng để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi góp phần nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi.

2. Những kết quả mới của luận án:

- Nhu cầu về ca cao trên thế giới là lớn và có xu hướng thiếu hụt trong tương lai nhưng giá cả đầu ra thì không ổn định và yêu cầu của thị trường về chất lượng ca cao ngày càng cao.

- Chuỗi giá trị của ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre có 5 kênh phân phối trong đó có 3 kênh xuất khẩu và 2 kênh nội địa. Kênh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu hạt (chiếm 89,28% tổng sản lượng ca cao của tỉnh). Đối với kênh tiêu dùng nội địa, ca cao hầu như được dùng để sản xuất bơ ca cao, bột ca cao, socola nhão, socola, là nguyên liệu đầu vào cho ngành hàng bánh kẹo.

- Kênh nội địa mang lại giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần nhiều hơn gấp đôi so với kênh xuất khẩu. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng có lợi cho công ty xuất khẩu, công ty chế biến và xuất khẩu.

- Nông hộ trồng ca cao là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi, kế đến là công ty chế biến và xuất khẩu, công ty xuất khẩu, điểm bán lẻ, thu gom – sơ chế, công ty thu mua hạt. Ở các kênh thị trường, nông hộ hầu như là tác nhân nhận được sự phân phối giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) cao nhất. Tuy nông hộ là tác nhân có % tổng lợi nhuận cao nhất nhưng vì sản lượng rất ít nên lợi nhuận mà nông hộ nhận được rất thấp.

- Mối liên kết ngang và dọc giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo. Rủi ro do thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến nông hộ trồng ca cao, điểm thu gom – sơ chế, công ty chế biến và xuất khẩu. Rủi ro này thuộc về tự nhiên nên khả năng quản lý và hạn chế rủi ro rất thấp.

- Bốn chiến lược nâng cấp chuỗi được đề xuất là (i) chiến lược cắt giảm chi phí, (ii) chiến lược nâng cao chất lượng, (iii) chiến lược đầu tư công nghệ (iv) chiến lược tổ chức lại hệ thống phân phối. Chín giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre được đề xuất thuộc bốn chiến lược trên, bao gồm: (i) Duy trì, mở rộng diện tích, qui mô trồng ca cao nhằm tận dụng lợi thế về qui mô; (ii) Thay đổi tập quán canh tác, giảm các yếu tố nhập lượng (iii) tăng cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất; (iv) tăng cường liên kết giữa nông dân với nhau để giảm chi phí đầu vào; (v) nâng cao chất lượng ca cao thông qua việc trồng theo các tiêu chuẩn; (vi) xây dựng liên kết ngang giữa các điểm thu gom - sơ chế, liên kết dọc giữa các công ty với điểm thu - gom sơ chế nhằm nâng cao chất lượng; (vii) tận dụng sự hỗ trợ của địa phương và công ty để đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực sơ chế; (viii) lai tạo các loại giống thích ứng với xâm nhập mặn, chống chịu sâu bệnh; (ix) tổ chức lại hệ thống phân phối.

- Mười tám hoạt động được đề xuất nhằm thực hiện chín giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre là: (i) rà soát và xây dựng lại chương trình phát triển ca cao của tỉnh, (ii) cũng cố vai trò của hội nông dân, câu lạc bộ ca cao, (iii) tổ chức các lớp tập huấn, (iv) tham quan học hỏi, (v) lựa chọn địa bàn canh tác, (vi) giảm các yếu tố đầu vào trong sản xuất, (vii) tập huấn kỹ thuật sản xuất mới (viii) tận dụng vỏ ca cao để sản xuất phân hữu cơ, (ix) cắt giảm chi phí mua vật tư, (x) khuyến khích nông hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, hữu cơ, (xi) tạo sự khác biệt giữa ca cao có áp dụng tiêu chuẩn và ca cao không áp dụng tiêu chuẩn, (xii) liên kết các điểm thu gom – sơ chế với nhau, (xiii) kiểm tra chất lượng ca cao (xiv) cải tiến công nghệ trồng trọt để tăng sản lượng và bảo đảm chất lượng ca cao, (xv) cải tiến công nghệ trong khâu sơ chế, (xvi) nâng cấp công nghệ chế biến để đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới, (xvii) lai tạo giống, (xviii) tổ chức lại hệ thống phân phối

3. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

3.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Các chiến lược, giải pháp chiến lược và các hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre là cơ sở khoa học quan trọng đối với lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre.

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình đào tạo các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở bậc đại học và sau đại học.

3.2. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính vì thế, một vấn đề nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ giới hạn của kết quả nghiên cứu của luận án như sau: Trong phân tích chuỗi giá trị đề tài chưa tiến hành phân tích lợi thế cạnh tranh vì không có đủ thông tin về đối thủ cạnh tranh nên đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu tiếp.

 

                 Người hướng dẫn                                                                  Nghiên cứu sinh

 

 

PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải                                                     Nguyễn Hữu Tâm   

 

INFORMATION OF DISSERTATION

Title: “Upgrading strategy in the value chain of cocoa industry in Ben Tre Province”.

Major: Agricultural Economy                         Code: 62.62.01.15

PhD Candidate: Nguyen Huu Tam

Supervisor: Assoc. Prof. Luu Thanh Duc Hai, PhD

Educational Unit: Cantho University

1. Summary of the dissertation

The dissertation aimed to analyze the operation of the stakeholders involved in the value chain of the cocoa industry, the value-added and the distribution of value-added among stakeholders in the value chain of the industry. Besides, the dissertation also detected the “Problems” or “Gaps” that need to improve in order to enhance the economic value of the chain, by means of the findings, some strategies, solutions and activities proposed to upgrade the chain in order to improve income for the stakeholders involved in the value chain of Cocoa industry in Ben Tre province. Data were collected from 367 stakeholders who have been participating in the value chain of cocoa industry in Ben Tre Province, including cocoa farmers, collectors-preliminary processing, cocoa bean  purchasing companies, export companies, processing and exporting companies, confectionery factories,  retailers / supermarkets and chain supporters. The approach of the value chain (Kaplinsky & Morris, 2001), the method of linking the value chain (GTZ, 2007) and enhancing the market for the Poor (M4P, 2007) were used in the dissertation. Through the literature review, the gap of research in the value chain was revealed that it is the important scientific basis to develop the research framework for the thesis. Toolkit analysis of the value chain was used to diagram plotted value chain, analysis of value- added products and the distribution of the  value-added as well as analysis of the economic value of the chain of the stakeholders involved in the cocoa value chain in Ben Tre province. Also, the method of data envelopment analysis (DEA) was used to analyze the efficiency of production of cocoa. Then linear regression method was applied to determine the factors affecting cocoa production efficiency. In addition, SWOT matrix analysis and expert consulting methodology were used in the study in order to formulate the scientific basis  for proposed strategies and solutions to upgrade the chain that have been contributing to improve stakeholders’ income in the chain.

2. The new findings of the dissertation:

- The demand for cocoa in the world is large and it would like to tend to shortage in future, but output prices did not stabilize and market requirements on the growing quality of the cocoa.

- There are 5 distribution channels in the value chain of the cocoa industry in Ben Tre province including 3 channels for export and 2 channels for domestic market. Export channels mainly exported beans (accounting for 89.28% of total cocoa production of the province). For domestic consumption channels, the cocoa was almost used to produce cocoa butter, powdered cocoa, glutinous chocolate and chocolate which are raw materials for the confectionery industry.

- The domestic channels brought the value-added  and net value-added which were more than double compared with the export channels. Distribution of the benefits among the stakeholders in the chain has been in favor of exporters, processors and exports.

- Cocoa farmers who are stakeholders generated the highest value-added in the chain, followed by the processing and exporting companies, export companies, retailers, collectors - preliminary processing and cocoa bean purchasing companies. In the market channels, farmers who are almost stakeholders received the highest distribution of  net value-added(profits). However, there was the percentage of the most profitable that was in favor of farmers, but the profit of farmers was received which was very low because of a very few yields.

- The linkage of the horizontal and vertical  among the stakeholders in the chain was not close together. Risks due to weather, climate that greatly influenced on cocoa farmers, collectors - preliminary processing, processing and exporting companies. These risks have belonged to the laws of nature, so the ability to manage and reduce risks was very low.

- There are four strategies that proposed to upgrade the value chain of cocoa industry including (i) strategy for cost-cutting; (ii) strategy for improving the quality; (iii) strategy for investment in technology; (iv) strategy for reorganization of the distribution system. Besides, there are nine solutions that proposed from these strategies (i) maintaining, expanding area and scale of the cocoa growing to achieve economies of scale; (ii) Changing farming practices to reduce input use, (iii) strengthening the application of new production techniques to increase productivity and reducing production costs; (iv) promoting collaboration among farmers to reduce input costs; (v) enhancing the quality of cocoa by growing following standards (UTZ, organic ...); (vi) constructing the horizontal linkages between collectors and preliminary processing; the vertical linkages between companies and collectors-preliminary processing aiming to control the quality; (vii) taking full advantage of the support of the local and companies in order to invest in technology that have aimed to improve primary processing capacity; (viii) crossbreeding which adapted to saline intrusion and tolerance management of  pests and diseases; (ix) reorganizing of the distribution systems.

- From nine solutions, there are eighteen activities which were suggested to upgrade the value chain of the cocoa industry in Ben Tre province as (i) reviewing and reconstructing the development program for cocoa in the province, (ii) enhancing the role of farmer association and cocoa club, (iii) organizing the training courses, (iv) implementing field trips (v) selecting the farming locations (vi) reducing inputs in production, (vii) training new production techniques (viii) making use of cocoa skin to produce organic fertilizers; (ix) cutting the input costs; (x) encouraging farmers to cultivate cocoa according to UTZ or organic standards, (xi) making distinetion between cocoa of applying standards and cocoa product which did not apply standards (xii) linking the collector- preliminary processing together; (xiii) inspecting towards the quality of cocoa, (xiv) improving technology to increase crop yields and ensure the quality of cocoa, (xv) improving technology in preliminary-processing of cocoa, (xvi) upgrading the processing technology to diversify and develop new products, (xvii) Crossbreeding; (xviii) reorganizing of the distribution systems.

 3. Applications in reality, issues need further study:

3.1. Ability to apply in practices

The strategies, solutions and activities to upgrade the value chain in the cocoa industry in Ben Tre Province are an important scientific basis for leaders of the agricultural sector in Ben Tre province.

- The dissertation is useful references that can serve the specialized training of Agricultural Economics and Rural Development at undergraduate and postgraduate level.

3.2. The issues needs further study

Within the scope of the study, the dissertation could not avoid certain restrictions. Therefore, the issue suggested for further study from the limitations and the research results of the dissertation as follows: the value chain analysis in this title yet analyzed the competitive advantage because it was incomplete information about the competition, so this would like to an issue that needs further study.

 

            Supervisor                                                                              PhD student

 

 

Assoc.Prof. Luu Thanh Duc Hai, PhD                               Nguyen Huu Tam

 

>> Xem chi tiết nội dung luận án. 

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15761526
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
2130
37491
309870
15761526
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x