Tên đề tài: “Nghiên cứu sử dụng lá cây Trichanthera gigantea trong khẩu phần gà Lương Phượng nuôi thịt”” .

 Tác giả: Văn Thị Ái Nguyên, Khóa 2011 đợt 1.

 Chuyên ngành: Chăn nuôi;  Mã số: 62620105. Nhóm ngành: Nông-lâm-ngư nghiệp

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Võ Văn Sơn, Công ty Vemedim.

 Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Khang, Trường Đại học Cần Thơ.

 Thời gian bảo vệ: 8 giờ 00, Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017.

 Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ

1.TÓM TẮT LUẬN ÁN

Luận án “Nghiên cứu sử dụng lá cây T.gigantea trong khẩu phần gà Lương Phương nuôi thịt” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định khả năng thay thế lá T.gigantea ở dạng tươi/bột trên gà Lương Phượng nuôi thịt, góp phần tận dụng nguồn thức ăn sẳn có tại địa phương phục vụ chăn nuôi gia cầm tại nông hộ. Các thí nghiệm được triển khai thực hiện từ tháng năm 2012 đến 2014 tại 2 địa điểm: ấp Ấp Dừa Đỏ III, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh và tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

(1) Kết quả nghiên cứu năng suất chất xanh năm đầu tiên của cây  T. gigantea trồng bằng hom thân trong điều kiện toàn nắng là 52,52 tấn/ha cao hơn so với các điều kiện trồng còn lại [nắng x hom ngọn] 50,26 tấn/ha, [râm x hom thân] 14,25 tấn/ha và [râm x hom ngọn] 14,48 tấn/ha. Thành phần hóa học trong lá cây ở các điều kiện trồng khác nhau phần lớn không khác biệt.

 (2) Thay thế 5% bột lá T.gigantea vào khẩu phần cơ sở tự phối trộn không gây ảnh hưởng đến tỉ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy trên gà Lương Phượng nuôi thịt 5-12 tuần tuổi

(3) Tìm ra mức thay thế 5% lá T.gigantea (dạng tươi hoặc bột) vào khẩu phần (là khẩu phần cơ sở tự phối trộn hoặc thức ăn hỗn hợp thương phẩm) không gây ảnh hưởng đến năng suất, thành phần hóa học và các chỉ tiêu quầy thịt của gà Lương Phượng 5-12 tuần tuổi

(4) Mức thay thế 5% bột lá T. gigantea trong KPCS đã góp phần giảm chi phí thức ăn giúp cải thiện hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Lương Phượng tại nông hộ.

2.NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đề tài đã cung cấp các giá trị về năng suất và dinh dưỡng của lá cây T. gigantea được trồng trong điều kiện trồng nắng hoặc râm và trồng bằng hom ngọn hoặc hom thân trên đất nông nghiệp sẳn có tại Trà Vinh.

- Đề tài đã xác định mức thay thế bột lá cây T. gigantea trong khẩu phần gà Lương Phượng nuôi thịt không ảnh hưởng đến tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy.

- Đề tài đã xác định mức và dạng thay thế lá cây T. gigantea trong khẩu phần (khẩu phần cơ sở hoặc thức ăn hỗn hợp) không ảnh hưởng đến năng suất năng suất và chất lượng thịt gà Lương Phượng.

-Đề tài đã chọn ra mức thay thế lá T. gigantea trong khẩu phần giúp cải thiện hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Lương Phượng tại nông hộ.

  1. CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, CÁC VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Ý nghĩa khoa học của luận án cung cấp dữ liệu về năng suất và giá trị dinh dưỡng của cây T.gigantea được trồng tận thu trên diện tích đất nông nghiệp sẳn có mà không cần phân bón để làm nguồn thức ăn cho gia cầm tại nông hộ. Tỷ lệ dưỡng chất và nitơ tích lũy của lá cây T.gigantea được khảo sát trực tiếp trên gà Lương Phượng nên có khả năng tương thích cao trong thực tế sản xuất. Kết quả luận án là tư liệu khoa học tốt phục nghiên cứu, giảng  dạy và tham khảo cho chuỗi các nghiên cứu tiếp sau.

Ý nghĩa thực tiễn của luận án là để giúp người chăn nuôi có thể tận dụng hiệu quả các diện tích đất nông nghiệp sẳn có tại nông hộ, tạo ra được nguồn thực liệu thay thế khẩu phần nuôi gà thịt, góp phần giảm chi phí thức ăn và cải thiện hiệu quả kinh tế.

1.THESIS  SUMMARY

Thesis “Research  on using  Trichanthera gigantea leaves in diet of Luong Phuong broiler” was carried out to evaluatereplacing potential of T.gigantea leaf in fresh/dried in Luong Phuong broiler diet, contributing take advantage of available feedstuff for chicken production in households. The experiments were implemented from 2012 to 2014 at 2 locations: Dua Do III  hamlet, II Nhi Long Phu commune, Cang Long district, Tra Vinh province and Research and Experimental Farm, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University.

Research findings:

- Fresh production in the first year of T. gigantea  in condition [sun x brown cutting] was 52,52 ton/ha that is higher than other conditions [sun x green cutting] 50,26 ton/ha, [shade x brown cutting] 14,25 ton/ha and [shade x green cutting] 14,48 ton/ha. The chemical composition of  T.gigantea leaves weren’t affected by sun or shade condition and green or brown stack.

- Replacing 5% T. gigantea leaf meal on basal diet of Luong Phuong chicken from 2-15 weeks of age hadn’t affected to nutrient accumulation ratio and N retention.

- Replacing 5% T. gigantea leaf (fresh or dry) and diets (basal diet or mix feed) without effects to growth performance, carcass quality and chemical composition in meat of Luong Phuong chicken 5-12 weeks of age.

- Replacing 5% T. gigantea leaf meal on  basal diet had a part in decreasing feed cost and increasing economic benefit for farmer.

  1. OUTCOME OF THE THESIS

-Providing data about production and chemical composition of T. gigantea leaf   planted in sun  condition or shade and green or brown stack in available agricultural land in household.

- Determining level for replacing T. gigantea leaf meal in basal diet of Luong Phuong chicken without effects to nutrient accumulation ratio and N retention.

- Determining level and form for replacing T. gigantea leaf in diets (basal diet or mixed feed) without effects to growth performance, carcass quality and chemical composition in meat of Luong Phuong chicken from 5-12 weeks of age

- Choosing level for replacing T. gigantea leaf decreased feed cost and increased economic benefit for farmer

  1. APPLICATIONS, RELEVANCE IN PRACTICE, ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

Scientific meaning of thesis was to supply data about production and nutrient composition of T. gigantea tree planted in available agricultural land without fertilizer as feed source fof chicken in household. The nutrient accumulation ratio and N retention  of T. gigantea leaf was experimented directly on Luong Phuong chicken had reasonability in production. Results of thesis were data for researching, teaching and further researches.

Practical objective of thesis is to help farmer should be take advantage of the efficiency of agricultural land availability in households, creating alternatives for replacing on diet of broiler in households, contributing to reduced feed costs and increase profits for farmers.  

>> Xem chi tiết nội dung luận án

 >> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19710013
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9802
98549
484773
19710013
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x