Tiêu đề: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản cá Dày (Channa lucius Cuvier 1831)”.
Tác giả: Tiền Hải Lý, Khóa 2010 đợt 1.
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản, Mã ngành: 62620301; Nhóm ngành – Lâm – Ngư nghiệp.
Người hướng dẫn chính: TS. Bùi Minh Tâm, Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trần Thị Thanh Hiền, Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 14 giờ 00, Thứ ba ngày 05 tháng 7 năm 2016.
Địa điểm bảo vệ: Hội trường I Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
1. Tóm tắt nội dung luận án
Luận án “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản cá dày (Channa lucius, Cuvier 1831)” được thực hiện từ 2010-2014 tại khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm sinh học và biện pháp thích hợp trong kích thích sinh sản và ương cá dày, góp phần phát triển nghề sản xuất giống và nuôi cá dày ở Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá dày được thu trong 12 tháng, mỗi tháng thu khoảng 70-100 con tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cá có chiều dài 1,5-40,5 cm, khối lượng 0,05-680g/con. Kết quả nghiên cứu đã xác định được phương trình sinh trưởng của cá W= 0,0053L3,18435, với hệ số tương quan R2 = 0,9591. Tương quan giữa chiều dài ruột với chiều dài thân (RLG) là 0,61), phổ thức ăn của cá dày gồm có cá con (56,9%), giáp xác (14,8%), giun (14,7%), nhuyễn thể (7,3%) và chất vẩn (6,3%). Kết quả xác định được chiều dài thành thục đầu tiên của cá dày đực là 21,3952 cm và cá cái là 21,3958 cm. Cá dày là loài cá đẻ nhiều đợt trong năm và mùa vụ sinh sản tập trung vào tháng 5-6. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá dày 2.065 trứng.con-1 và sức sinh sản tương đối trung bình 13.105±3.849 trứng.kg-1.
Sau 4 tháng nuôi, cá thành thục khi nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp và cá tạp. Nhưng cá nuôi bằng cá tạp có tỷ lệ thành thục cao hơn (75,0%), hệ số thành thục đạt 3,61% và sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 5.764 trứng.con-1. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã có hiệu quả cao với tỷ lệ cá đẻ 83,3%, tỷ lệ thu tinh 95,3% và tỷ lệ nở 82,6%, nếu tiêm cho cá với liều 2000 UI HCG.kg-1 kết hợp với điều chỉnh pH ở mức 5,5-6,0.
Chỉ số lựa chọn thức ăn (E) của cá dày từ khi hết noãn hoàng đến 30 ngày tuổi cũng thay đổi; từ ngày tuổi thứ 2-4Brachionus spp., Lepadella spp. (Rotifera) và ấu trùng Nauplius là thức ăn ưa thích nhất với chỉ số lựa chọn thức ăn từ 0,52-0,79. Từ sau 6 ngày tuổi, Cladocera và Copepoda được cá chọn làm thức ăn với chỉ số (E) từ 0,05-0,88, nhưng ấu trùng Nauplius thì không được cá lựa chọn làm thức ăn. Còn Copepoda là thức ăn của cá từ ngày 18 trở đi với chỉ số E 0,22-0,91. Trái ngược lại, ở thời điểm này nhóm ấu trùng Nauplius không được cá chọn với chỉ số E từ -1,0 đến -0,06. Tương tự như vậy Brachionus spp. cũng không được cá chọn làm thức ăn từ sau 18 ngày tuổi và chỉ số E của loại thức ăn này từ -0,83 đến -0,22. Kết quả nghiên cứu cũng thấy trong suốt thời gian thí nghiệm không ghi nhận được thức ăn thuộc nhóm Protozoa trong ống tiêu hóa của cá dày
Hệ tiêu hóa của cá hoàn chỉnh vào ngày thứ 20 sau khi nở. Thời điểm này ngoài việc cá bắt thức ăn tươi sống có kích cỡ lớn thì cá cũng có thể ăn thức ăn chế biến. Các nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến ương cá dày đã ghi nhận, tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào mật độ ương, ngày tuổi tập cho cá ăn thức ăn thức ăn chế biến. Khi ương với mật độ 1 con.lít-1 và tập cho cá ăn thức ăn chế biến từ ngày tuổi 16 trở đi với phương thức thay thế dần (20%.ngày-1) thức ăn chế biến đã cho tỷ lệ sống của cá (93,0%), tăng trưởng đặc biệt về khối lượng của cá (16,4%) cao nhất so với các nhiệm thức thức ăn còn lại.
Từ khóa: hình thái, dinh dưỡng, sức sinh sản, thụ tinh, nở, cá dày, Channa lucius,
2. Những kết quả mới của luận án
Các công trình về nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sinh sản cá dày lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam. Nội dung của luận án gồm những điểm mới sau đây:
- Xác định được một số đặc điểm sinh học quan trọng của cá dày như đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh học sinh sản.
- Đặc biệt, luận án đã xác định hiệu quả của yếu tố sinh thái kết hợp việc sử dụng kích thích tố trong quá trình kích thích cá dày sinh sản
- Luận án đã thành công trong việc xác định được ngày tuổi (ngày thứ 16) phù hợp thay thế thức ăn tươi sống bằng thức ăn chế biến (TACB) với phương thức thay thế 20% TACB/ngày. Thêm vào đó, luận án cũng đã giải quyết được vấn đề dùng thức ăn công nghiệp dạng viên (GB640) để ương cá dày từ cá hương lên giống.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
Kết quả của luận án là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng, là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trên cá dày và một số loài cá trong họ Channidae.
Kết quả của luận án góp phần làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học, đặc điểm phát triển ống tiêu hóa và sự chọn lựa thức ăn của cá dày ở Việt Nam.
Các kết quả về kỹ thuật sản xuất giống là cơ sở khoa học ứng dụng vào thực tế ở quy mô nông hộ cụ thể: biện pháp kỹ thuật và thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ, biện pháp kích thích cá sinh sản có hiệu quả và biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá giống.
Những kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo dùng cho nghiên cứu và giảng dạy môn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt trong các trường Đại học và Cao đẳng.
Tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển tinh sào trong các điều kiện nuôi vỗ khác nhau và nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh sản và các điều kiện sinh thái lên chất lượng tinh trùng của cá dày
THESIS INFORMATION
Thesis title: Study on biological characteristics and seed production techniques of snakehead (Channa lucius Cuvier 1831).
Major: Freshwater Aquaculture, Code: 62 62 03 01
Doctoral candidate: Tien Hai Ly
Principal supervisor: Dr. Bui Minh Tam
Co-supervisor: Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Thanh Hien.
Venue: College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University
1. Summary of the thesis
The dissertation “Study on biological characteristics and seed production techniques of snakehead (Channa lucius, Cuvier 1831)” was conducted from 2010 to 2014 at College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University (CTU) . The objective of the study was to determine the biological characteristics and appropriate measures in spawning and nursing, and contribute to develop seed production and grow-out in Vietnam.
The sample of the study about biological characteristics of Channa lucius were collected in 12 months (70-100 inds/month) in U Minh District, Ca Mau Province. Fish got 1.5 to 40.5 cm in length, weight 0,05-680g/ind. The research results identified that fish growth equation W= 0.0053L3,.18435, with a correlation coefficient R2 = 0.9979. The correlations between the length of the gut with body length is 0.61, popular food fish include young fish (56.9 %), crustaceans (14.8 %), worms (14.7 %), mollusks (7.3%) and valves (6.3%). The results determined the length of the fish first maturity is 21.3952 cm for male and 21.3958 cm for female fish. Channa lucius spawned several times the year and peak breeding season throughout May and June yearly. Absolute fecundity mean was 2,065 eggs.ind-1 and its relative fecundity mean was 13,105 ± 3,849 eggs.kg-1
After conditioning 4 months, the fish matured when feeding by commercial fellet and trash fish. The one fed by trash fish had higher maturation rate (more than 75%), the matured coefficient was 3.61% and the average absolute fecundity was 5,764 eggs. ind-1. The research got the good result with the spawning rate at 83.3%, and the fertilization and hatching rate was 95.3% and 82.6% when injected the fish with 2,000UI HCG.kg-1, at pH of 5.5 to 6.0.
The selected number of fish feed from yolk completely absorpted within 30 days old also changed; Rotifera (Brachionus spp., Lepadella spp.) and Nauplius were chosen as fish food with the index E from 0.52-0.79 from the age of 2-4 days. After 6 days old, the Cladocera and Copepods were chosen as fish food with the index E from 0.05 to 0.88, but Nauplius was not the feed of the larve. Copepods also were eaten by fish from the 18th day onwards with index E from 0.22 to 0.91. By contrast, meanwhile, Nauplius was not eaten with the index E from -1.0 to -0.06 E. Similarly Brachionus spp. was not fed after 18 days of age with the index E of foods from -0.83 to -0.22. The findings also showed that the digestive tract of fish was not present with Protozoa feed during experiments.
The fish’s digestive system was completed by the 20th day after hatching with the occurrence of gastric glands. At this time, fish not only catched live foods with large size, but also the big fish could eat home made feed. The studies used home made feed to nurse fish has recorded that the survival rate depended on nursing density, and the date setting for the fish fed with artificial feed. When nursing with the density of 1 ind.liter-1 and training for artificial feed from the 16th day onwards to gradually replace artificial feed (20%.day-1), it gave the survival of the fish at 93.0%, and especially growth in volume of fish was 16.4% as compared to the others.
Keywords: Morphology, nutrition, fecundity, fertilization, hatching, snakehead, Channa lucius,
2. The new results of the thesis
The researches on biological characteristics, reproductive techniques of snakehead (Channa lucius Cuvier, 1831) were first published in Vietnam. The content of the thesis included the following new features:
- Identify some important biological characteristics of snakehead and feature characteristics, biological characteristics of growth, nutrition and reproductive biology .
- In particular, the dissertation was to determine the effectiveness of ecological factors combined with the use of hormones to stimulate snakehead’s breeding.
- The dissertation successfully identified the days of young fish (the 16th day), suitable replacement of fresh food with processed food (PF) with an alternative 20 % PF.day-1. In addition, the research also solved the problem using commercial pellets to raise the fish from fry stage to fingerlings.
3. Applications /real practices, the issues for further study :
The results of the research would be the important scientific database, useful reference source for the next study on this kind of fish and some other fish from the species of Channidae .
The results of the research would also contribute to enrich the basic research on biological characteristics, the traits of development gastrointestinal tract and the food choices of this fish in Vietnam .
The technical results of breeding would be a scientific basis to be applied to fish farming in household scale in particular: technical measures and feed for fish broodstock, measures to stimulate effective spawning fish and technical measures rearing fish from fry stage to fingerling.
The research results of the research would also be used as reference materials for research and teaching about techniques of raising and fingerling production of freshwater fish in universities and colleges.
There will be a continuing research on the development of the conditions of different ways how to raise this kind of fish and a study on the influence of reproductive stimulants and ecological conditions on the quality of sperms of this fish.
>> Xem chi tiết nội dung luận án.
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.