Tiêu đề: “Thành phần loài thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu”.
Tác giả: Võ Thành Toàn, Khóa 2011 đợt 2.
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản, Mã ngành: 62620301; Nhóm ngành – Lâm – Ngư nghiệp.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Đắc Định, Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn phụ: TS. Hà Phước Hùng, Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 14 giờ 00, Chủ nhật ngày 31 tháng 7 năm 2016.
Địa điểm bảo vệ: Hội trường I Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
1. Tóm tắt nội dung luận án
Các loài cá bống họ Eleotridae phân bố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long khá đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng; trong đó, một số loài có giá trị kinh tế cao. Do đó, đề tài nghiên cứu thành phần loài thuộc họ Eleotridae và đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) trên sông Hậu đã được thực hiện từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014. Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, định hướng nghiên cứu sản xuất giống và phát triển thành đối tượng nuôi. Đề tài nghiên cứu gồm 4 nội dung: i) xác định một số yếu tố sinh thái: nhiệt độ, pH, độ mặn, dòng chảy, độ sâu, động và thực vật phù du và động vật đáy trên tuyến sông Hậu; ii) xác định thành phần loài và mức độ phong phú của cá bống họ Eleotridae trên tuyến sông Hậu; iii) nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống dừa (O. urophthalmus); iv) nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống dừa (O. urophthalmus).
Các yếu tố sinh thái được khảo sát ở đầu nguồn (An Giang), giữa nguồn (Cần Thơ) và cuối nguồn (Sóc Trăng) trên tuyến sông Hậu, mỗi khu vực thu 5 điểm đại diện. Kết quả cho thấy pH ở giữa nguồn (mùa mưa: 7,6; mùa khô: 7,8) thấp hơn đầu nguồn (mùa mưa: 7,9; mùa khô: 8,0) và cuối nguồn (mùa mưa: 7,7; mùa khô: 8,1). Nhiệt độ ít biến động ở ba khu vực (mùa mưa: 29,1-29,6oC; mùa khô: 29,4-30,9oC). Độ mặn chỉ ghi nhận được ở cuối nguồn, mùa mưa (0-7,6‰) thấp hơn mùa khô (2-10,8‰). Tốc độ dòng chảy vào mùa mưa (0,5-1,1 km/giờ) cao hơn vào mùa khô (0,4-0,6 km/giờ). Độ sâu ở đầu nguồn từ 4,3 đến 10,7 m; ở giữa nguồn từ 6,2 đến 14,4 m và cuối nguồn từ 5,5 đến 10,0 m. Thực vật phù du ở đầu nguồn có 31 loài, giữa nguồn có 22 loài, cuối nguồn là 15 loài. Động vật phù du ở đầu nguồn có 33 loài, giữa nguồn là 35 loài, cuối nguồn có 68 loài. Động vật đáy ở đầu nguồn có 17 loài, giữa nguồn 23 loài, cuối nguồn 17 loài.
Có 5 loài cá bống thuộc họ Eleotridae được xác định trên tuyến sông Hậu gồm: cá bống trứng (Eleotris melanosoma Bleeker, 1853), cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus Bleeker, 1853), cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852), cá bống trân (Butis butis Hamilton, 1822) và cá bống trân (Butis humeralis Valenciennes, 1837). Cá bống trứng, bống tượng và bống dừa phát hiện ở đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn. Cá bống trân (B. butis) thì ở giữa nguồn và cuối nguồn, trong khi loài B. humeralis chỉ phát hiện ở cuối nguồn. Mức độ phong phú (CPUE) của cá bống trứng vào mùa khô (5-173 cá thể/ha; 2,5-200,1 g/ha) thấp hơn mùa mưa (2-343 cá thể/ha; 2,3-450,5 g/ha); trong khi đó, cá bống trân (B. butis) vào mùa khô (1-21 cá thể/ha; 2,6-89,9 g/ha) cao hơn mùa mưa (3-6 cá thể/ha; 8,8-13,9 g/ha).
Cá bống trứng và bống dừa có cấu tạo ống tiêu hoá tương tự nhau: miệng to, răng hàm mịn và nhọn, thực quản ngắn, ruột ngắn có nhiều nếp gấp, có tính ăn động vật (RLG<1). Phổ thức ăn của cá bống trứng gồm: giáp xác (78,5%), thân mềm (15,0%), cá con (6,3%), thức ăn khác (0,2%); trong khi đó phổ thức ăn của cá bống dừa là: thân mềm (47,7%), giáp xác (37,5%), cá con (14,1%), thức ăn khác (0,7%). Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ các loại thức ăn này thay đổi theo kích cỡ của cả 2 loài cá.
Cá bống trứng có hệ số thành thục sinh dục (GSI) cao từ tháng 5 đến tháng 10, hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) thấp nhất vào tháng 7 và hệ số điều kiện (CF) cao nhất vào tháng 4 và tháng 11. Tương tự, cá bống dừa có GSI cao từ tháng 4 đến tháng 10, HSI thấp nhất tháng 6. Các giai đoạn thành thục sinh dục của chúng đều đạt đến giai đoạn IV và có tỉ lệ cao nhất từ tháng 4 đến tháng 6 (bống trứng) và từ tháng 5 đến tháng 6 (bống dừa). Kết quả trên cho thấy mùa vụ sinh sản của 2 loài bống trứng và bống dừa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng 5 đến tháng7. Sức sinh sản tuyệt đối của cá khá cao; ở cá bống trứng là 2.981-19.520 trứng/cá cái và bống dừa là 1.290-9.999 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối ở cá bống trứng là 49-930 trứng/g cá cái và bống dừa là 44-477 trứng/g cá cái. Chiều dài thành thục của cá bống trứng đực là 8,62 cm, cá cái là 7,79 cm và ở cá bống dừa đực là 11,36 cm, cá cái là 7,96 cm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố trên tuyến sông Hậu không nhiều, tuy nhiên hầu hết chúng có kích cỡ tương đối lớn và có giá trị kinh tế cao. Trong số các loài được khảo sát, sự phân bố của chúng trên tuyến sông Hậu cũng khác nhau do ảnh hưởng của độ mặn. Cá bống trứng và cá bống dừa là hai loài có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi vì mùa vụ sinh sản của chúng khá dài và sức sinh sản cũng tương đối cao.
Từ khoá: Eleotridae, Cá bống trứng, Cá bống dừa, Sinh thái, Đặc điểm sinh học.
2. Những kết quả mới của luận án
Luận án nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu, trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus). Các điểm nổi bật từ kết quả nghiên cứu này là:
(i) Kết quả khảo sát một số yếu tố sinh thái cho thấy độ mặn có liên quan đến sự phân bố của các loài cá bống họ Eleotridae, đặc biệt là cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống trân (B. butis). Mức độ phong phú tương đối (CPUE) của hai loài cá này biến động theo mùa và phụ thuộc vào sự đa dạng các loài thuỷ sinh vật, tốc độ dòng chảy và độ sâu của nước.
(ii) Có 5 loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu, trong đó cá bống trứng (E. melanosoma), cá bống dừa (O. urophthalmus) và cá bống tượng (O. marmorata) xuất hiện nhiều ở đầu nguồn và giữa nguồn, trong khi đó cá bống trân (Butis butis) có ở giữa nguồn và cuối nguồn, đặc biệt là loài Butis humeralis chỉ có ở cuối nguồn. Đối với nghề khai thác bằng lưới kéo, kết quả cho thấy cá bống trứng (E. melanosoma) khai thác được ở cả đầu nguồn và giữa nguồn, cá bống trân (B. butis) chỉ có ở cuối nguồn; mức độ phong phú tương đối (CPUE) của cá bống trứng cao hơn cá bống trân, và vào mùa mưa thì phong phú hơn so với mùa khô.
(iii) Cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống dừa (O. urophthalmus) có cấu tạo ống tiêu hóa phù hợp với loài cá ăn động vật; phổ thức ăn của cá bống trứng và cá bống dừa được xác định có 4 loại thức ăn gồm: giáp xác, thân mềm, cá con và thức ăn khác (thực vật phù du và động vật phù du), trong đó giáp xác, thân mềm và cá con chiếm tỉ lệ cao, trong khi đó nhóm thức ăn khác có tỉ lệ rất ít. Tỉ lệ các thành phần thức ăn của chúng cũng thay đổi theo chiều dài thân và độ rộng miệng của cá.
(iv) Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống trứng và cá bống dừa cao từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi đó hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) thấp ở tháng 7, hệ số điều kiện (CF) cao nhất ở tháng 4 và tháng 11, qua đó cho thấy mùa vụ sinh sản của hai loài này khá dài (từ tháng 5 đến tháng 10) và tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Kết quả cũng cho thấy sức sinh sản của cá bống trứng dao động từ 49 đến 930 trứng/g cá cái, tương đối cao hơn so với cá bống dừa (từ 44 đến 477 trứng/g cá cái), sức sinh sản tuyệt đối của cá bống trứng từ 2.981đến 19.520 trứng/cá cái và ở cá bống dừa từ 1.290 đến9.999 trứng/cá cái. Chiều dài thành thục (Lm) của cá bống trứng đực là 8,62 cm, cá bống trứng cái là 7,79 cm; ở cá bống dừa đực là 11,36 cm và của bống dừa cái là 7,96 cm.
3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
i) Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu. Kết quả này là nguồn tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm quản lý, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nhóm cá bống nói riêng.
Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) để có thể phát triển thành đối tượng nuôi. Tiếp tục nghiên cứu khả năng chịu mặn và một số đặc điểm sinh học của cá bống trân (Butis humeralis) để có thể phát triển thành đối tượng nuôi, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi ở vùng ven biển và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS.TS. Trần Đắc Định TS. Hà Phước Hùng Võ Thành Toàn
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
HIỆU TRƯỞNG
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
Research title: Study on species composition and some biological characteristics of Eleotridae living in the Bassac river.
Major: Aquaculture Code: 62 62 03 01
PhD student: Vo Thanh Toan
Instructor 1: Assoc. Prof. Dr. Tran Dac Dinh
Instructor 2: Dr. Ha Phuoc Hung
Training Facility: Can Tho University
1. Research Abstract
Gobies of Eleotridae in the Mekong Delta are diverse and abundance, of which there are several high commercal species. Therefore, a study on species composition of Eleotridae and biological characteristics of Eleotris melanosoma and Oxyeleotris urophthalmus on the Bassac river was conducted from August 2012 to December 2014. The study was carried out in order to update scientific basis for fisheries resources management, artificial breeding and aquaculture development. There are 4 contents in the study: i) to identify some ecological parameters such as temperature, pH, salinity, currents, depth, phytoplankton, zooplankton and zoobenthos; ii) to determine species composition and abundance of Eleotridae; iii) to study on the nutritional characteristics of Eleotris melanosoma and Oxyeleotris urophthalmus; iv) to study on reproductive biology of E. melanosoma and O. urophthalmus.
The ecological parameters were measured in three locations of the Bassac river such as An Giang Province (upstream), Can Tho City (midstream) and Soc Trang Province (downstream), with 5 sampling sites in each location. Results showed that pH in the midstream (rainy season: 7.6 and dry season: 7.8) is lower than the upstream (rainy season: 7.9 and dry season: 8.0) and the downstream (rainy season: 7.7 and dry season: 8.1). Temperature slightly different in the three locations (rainy season: 29.1-29.6oC and dry season: 29.4-30.9oC). In downstream, salinity fluctuated from 0 to 7.6‰ in rainy season, and from 2 to 10.8‰ in dry season. Water current in rainy season (0.5 to 1.1 km/h) was higher than that in dry season (0.4-0.6 km/h). Water depth fluctuated from 4.3 to 10.7 m in the upstream, 6.2 to 14.4 m in the midstream and from 5.5 to 10.0 m in the downstream. Phytoplankton was determined with 31 species in the upstream, 22 species in the midstream and 15 species in the downstream. Zooplankton in up-, mid- and down-stream were 33, 35 and 68 species; and zoobenthos were 17, 23 and 17 species, respectively.
Five species of Eleotridae were identified such as Eleotris melanosoma, Oxyeleotris urophthalmus, Oxyeleotris marmorata, Butis butis and Butis humeralis. E. melanosoma, O. urophthalmus and O. marmorata were distributed from up- to down-stream; B. butis was found in the mid- and down-stream; meanwhile B. humeralis was found in the downstream only. The abundance (CPUE) of E. melanosoma in dry season (5-173 individuals/ha; 2.5-200.1 g/ha) was lower than in rainy season (2-343 individuals/ha; 2.3-450.5g/ha); meanwhile, CPUE of B. butis in dry season (1-21 individuals/ha; 2.6-89.9 g/ha) was higher than in rainy season (3-6 individuals/ha; 8, 8-13.9 g/ha).
E. melanosoma and O. urophthalmus had similar structure of digestive system with wide mouth, smooth and sharp teeth, short stomach, short gut with folds and carnivorous feeding (RLG<1). Food spectrum of E. melanosoma included crustaceans (78.5%), molluscs (15.0%), fish juveniles (6.3%), and other (0.2%); meanwhile the food spectrum of O. urophthalmus was molluscs (47.7%), crustaceans (37.5%), fish juveniles (14.1%), and other (0.7%). The result showed that the proportion of those kinds of food were varied in different sizes of the fish.
Results of study on reproductivie biology showed that E. melanosoma reached the highest value of gonadosomatic index (GSI) from May to October, but the lowest hepatosomatic index (HSI) in July, and the highest condition factor (CF) in April and May; O. urophthalmus had the highest GSI from April to October and the lowest HSI in June. The results indicated that their breeding season occurred from May to October with spawning peak from May to July. Absolute fecundity of E. melanosoma ranged from 2,981 to 19,520 eggs/female and O. urophthalmus from 1,290 to 9,999 eggs/female. Relative fecundity of E. melanosoma and O. urophthalmus was from 49-930 and 44-77 eggs per gram of female, respectively. Length at first maturity (Lm) of male and female E. melanosoma were 8.62 cm and 7.79 cm, respectively; and those of O. urophthalmus were 11.36 cm and 7.96 cm, respectively.
The results indicated that there are five species of Eleotridae in the Bassac river, all of them are large size fish with high commercial value. The distribution of those species was different and dependent on the salinity. E. melanosoma and O. urophthalmus can be the new species for aquaculture because of their long spawning season and high fecundity.
Key words: Eleotridae, Eleotris melanosoma, Oxyeleotris urophthalmus, Ecology, Biological characteristics.
2. Research Creativeness
Study on the species composition and some biological characteristics of Eleotridae in Bassac river, which focused on the nutritional and reproductive characteristics ofEleotris melanosoma and Oxyeleotris urophthalmus. The main results of this study are as follows:
i) Distribution of some species of Eleotridae is dependent on the salinity, especially E. melanosoma and B. butis. The abundance (CPUE) of these species are seasonallity different and dependent on the diversity of natural food, water velocity and water depth.
ii) There were five species of Eleotridae distributed along the Bassac river, in whichE. melanosoma, O. urophthalmus and O. marmorata found in up- and down-stream, while Butis Butis appeared in middle- and down-stream, especially Butis humeralisappeared in downstream only. In trawl fishery, E. melanosoma was caught in up-and middle-stream,, and B. Butis only in downstream; the abundance (CPUE) of E. melanosoma was higher as compared B. Butis, and CPUE in rainy season was also higher than in the dry season.
iii) E. melanosoma and O. urophthalmus were carnivorous species. There are four groups of food appear in their food spectrum, but only three groups are considered as the preferred food for these two species (crustaceans, molluscs and small fish). The ratio of their feed composition was also changed according to their length and mouth-width.
iv) Gonadosomatic index (GSI) of E. melanosoma and O. urophthalmus was high from May to October, while the hepatosomatic index (HSI) was low in July, conditional factor (CF) was highest in April and November. The results showed that spawning season of these two species occurred from May to October with the peak spawning season from May to July. Fecundity of E. melanosoma ranged from 49 to 930 eggs/g of female, and higher O. urophthalmus (from 44 to 477 eggs/g of female). Absolute fecundity of E. melanosoma fluctuated from 2,981to19,520 eggs/female, and O. urophthalmus from 1,290 to 9,999 eggs/female. Length at first maturity (Lm) ofE. melanosoma was 8.62 cm (male) and 7.79 cm (female); while Lm of O. urophthalmus was 11.36 cm (male) and 7.96 cm female).
3. Practical implications from study
The results of this study will update the scientific knowledges on species composition and biological characteristics of Eleotridae distributed in the Bassac river. The results will be also used for teaching and scientific research in order to manage and restore fisheries resources, especially the gobies fish .
Based on the results of this study, artificial breeding of Eleotris melanosoma andOxyeleotris urophthalmus will be conducted in order to aquaculture. In addition, studies on tolerance of salinity and biological characteristics of Butis humeralisshould also carried out in order to coastal aquaculture development, and adaptation to climate change.
Scientific supervisor PhD student
Assoc. Prof. Dr. Tran Dac Dinh Dr. Ha Phuoc Hung Vo Thanh Toan
>> Xem chi tiết nội dung luận án.
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.