Tên đề tài: “Nghiên cứu động thái xâm nhập mặn ảnh hưởng đến một số mô hình nông lâm nghiệp phổ biến tỉnh Sóc Trăng”.

Tác giả: Phan Thị Ngọc Thuận, Khóa: 2017

Chuyên ngành: Môi trường đất và nước ; Mã số: 62440303. Nhóm ngành: Khoa học tự nhiên.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Xâm nhập mặn đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế nông hộ và hiệu quả các mô hình canh tác vùng ven biển. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các nguồn vốn sinh kế của các mô hình nông lâm nghiệp chính vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở đề xuất giải pháp thích ứng sinh kế của người dân. Luận án đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mô phỏng động thái và đánh giá tác động của xâm nhập mặn. Mô hình toán MIKE 11 được sử dụng để mô phỏng thủy lực và lan truyền mặn trên hệ thống sông của tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp nội suy Cubic Spline được ứng dụng để trình bày sự lan truyền mặn dựa trên các số liệu thực đo từ các trạm quan trắc độ mặn trên hệ thống sông chính và sông nội đồng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn người dân canh tác các mô hình nông lâm nghiệp chính để đánh giá mức độ tổn thương về các nguồn vốn theo khung của DFID. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác dưới tác động xâm nhập mặn. Qua kết quả phân tích thống kê lịch sử mặn cho thấy, năm 2016 và năm 2020 là thời gian xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Mô hình toán MIKE 11 đã cho kết quả mô phỏng tốt về thủy lực và mức độ lan truyền mặn có kết hợp vận hành công trình trên hệ thống sông chính và hệ thống sông nội đồng cấp 1; tuy nhiên, mô hình cần được bổ sung thêm các thông số về nhu cầu dùng nước trong canh tác nông lâm nghiệp và liên vùng để cho kết quả tốt hơn ở các hệ thống sông nội đồng cấp 2. Bên cạnh đó, kết quả nội suy mức độ xâm nhập mặn từ phương pháp Cubic Spline sử dụng số liệu thực đo cho thấy xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng hơn trong năm 2020. Kết quả dự báo xâm nhập mặn dựa trên các kịch bản tương lai cũng cho thấy xâm nhập mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng hơn dưới tác động của nước biển dâng và giảm lưu lượng nước thượng nguồn. Khả năng thích ứng trong hoạt động sản xuất của nông hộ ở vùng ven biển được đánh giá ở mức thích ứng trung bình dưới tác động của xâm nhập mặn; cụ thể, chi phí sản xuất tăng cao để thích ứng với xâm nhập mặn dẫn đến lợi nhuận canh tác của người nông dân không cao, hiệu quả kinh tế một số mô hình canh tác nông nghiệp năm 2020 giảm so với năm 2018; do đó, chính quyền địa phương và nông dân cần phối hợp trong công tác dự báo xâm nhập mặn và có lịch thời vụ hợp lý để tránh mặn, giảm thiểu thiệt hại cho kinh tế hộ gia đình

  1. Những kết quả mới của luận án

Nghiên cứu này góp phần nâng cao hiểu biết về các sự thay đổi của diễn biến xâm nhập mặn dưới ảnh hưởng của khí hậu thay đổi và các ảnh hưởng này tác động như thế nào đến hoạt động nông lâm nghiệp và sinh kế của người dân, phục vụ cho quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của thay đổi khí hậu như hiện nay.

Để đánh giá thích ứng của nông lâm nghiệp và sinh kế của người dân dưới ảnh hưởng của BĐKH và xâm nhập mặn, nghiên cứu thiết lập mô hình MIKE 11 cho toàn vùng bán đảo Cà Mau với hệ thống sông ngòi phức tạp dự báo sự thay đổi mặn theo thời gian dưới tác động của BĐKH tại tỉnh Sóc Trăng.

Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tập trung tại các huyện vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông lâm nghiệp chính làm đại diện cho vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài được chọn là động thái xâm nhập mặn và nông hộ canh tác các mô hình nông lâm nghiệp và có đời sống chủ yếu phụ thuộc vào quá trình sản xuất nông lâm nghiệp. Đề tài đánh giá diễn biến xâm nhập mặn và tác động của xâm nhập mặn đến các nguồn vốn sinh kế của nông hộ, đánh giá mức độ tổn thương qua đó khảo sát về khả năng thích ứng với sự thay đổi về điều kiện xâm nhập mặn theo thời gian từ quá khứ đến năm 2020, sự thay đổi trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Luận án đã cung cấp được hiệu quả của mô hình toán trong mô phỏng động thái tài nguyên nước đối với khu vực có hệ thống sông phức tạp bị ảnh hưởng bởi triều biển Đông và biển Tây và vận hành công trình phức tạp, cở sở dữ liệu đảm báo tính khoa học, khả thi áp dụng tại khu vực nghiên cứu và các vùng ven biển khác; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu dùng nước trong khu vực và liên vùng đối với các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp khác nhau, về mô phỏng và dự báo chất lượng nước của các hoạt động canh tác nông lâm nghiệp nhằm hỗ trợ địa phương trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự thay đổi các kiểu sử dụng đất theo thời gian và khả năng thích ứng sinh kế của người dân dưới tác động của mặn; trước những vấn đề trên cần nghiên cứu thêm để xác định được tính bền vững của các kiểu sử dụng đất canh tác dựa theo điều kiện tự nhiên đất nước hay vùng sinh thái cụ thể trong điều kiện tương lai.

Thesis title: Study on the effects of saline intrusion on some popular agro-forestry farming systems in Soc Trang province.

- Major: Land and Water Environment                                                        Code: 62440303

- Full name of PhD student: Phan Thi Ngoc Thuan                                Year: 2017

- Scientific supervisor: Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri

- Educational institution: Can Tho University.

  1. Content of thesis summary

Saline intrusion is a critical issue that has significantly impacted coastal farming systems and household livelihoods. The study's objective is to evaluate how saline intrusion has affected the primary agroforestry models in the coastal region of Soc Trang Province's livelihood capital sources to develop solutions for livelihood adaptation. The study has applied several methodologies to model and assess the effects of saline intrusion. Hydraulics and salinity propagation in the province of Soc Trang river system were simulated using the MIKE 11 mathematical model. The Cubic spline interpolation method was used to depict salinity propagation based on actual data collected from salinity monitoring stations on the major river system and interior rivers in Soc Trang province. Furthermore, according to the DFID framework, interviewing people cultivating the main agroforestry models was to assess vulnerability to capital sources. The multi-criteria evaluation method is applied to evaluate the adaptation of farming models under saline intrusion. According to the salinity history's statistical study, Soc Trang province's most serious saline intrusion occurred in 2016 and 2020. On the main river system, the MIKE 11 model produced good simulation results for hydraulics and salinity distribution; however, for the inland river systems, the model needs to be expanded with parameters for the operation of the sluice system to produce better results. Additionally, the results of saline intrusion interpolation using observed data and the Cubic Spline approach reveal that the saline intrusion is more severe in 2020. According to the predictions of saline intrusion based on future scenarios, saline intrusion will move further into the inland field due to sea level rise. The levels of adaptation of coastal household production activities to the effects of saline intrusion is rated as medium. Because of the saline intrusion, production costs have specifically gone up. Because of this, farmers benefit less from their operations, and some agricultural farming models are less economically economically in 2020 than in 2018. Local authorities and farmers should work together to foresee saline intrusion and establish a realistic seasonal timetable to prevent salinity and limit harm to the farmer's economy.

  1. The novel aspects from the thesis

This study contributes to an understanding of the changes in saline intrusion under the influence of climate change and how these impacts affect agro-forestry activities and people's livelihoods, helping the plans and orientation of socio-economic development in the context of current climate change.

To assess the adaptation of agro-forestry and people's livelihoods under the influence of climate change and saline intrusion, the study sets up a model MIKE 11 for the entire Ca Mau peninsula with a complex river system to forecast changes in saline intrusion over the impact of climate change in Soc Trang province.

The study was conducted mainly in the coastal districts of Soc Trang province that are most severely affected by saline intrusion to the main agroforestry farming systems representing the coastal area of the Mekong Delta. The study's object of study is selected as saline intrusion and farmers cultivate agro-forestry models whose livelihood mainly depends on agro-forestry production. The topic assesses the evolution of saline intrusion and its impact on farmers' livelihoods. It assesses the level of vulnerability, thereby investigating the ability to adapt to changes of saline intrusion over time from the past to the year 2020, and changes in the future under the impact of climate change.

  1. Application prospect and suggestions for further study

The thesis has provided the efficiency of the model MIKE 11 in simulating the dynamics of water resources for the area with complex river systems affected by the East and West sea tides and complex construction operations; data to ensure scientific validity and applicability in the study area and other coastal areas; However, there is a need for further studies on regional and inter-regional water demand for different agro-forestry farming activities, on simulation and forecasting of water quality of farming activities as agroforestry to support local authorities in the management and use of water resources.

The research results show the change of land use types over time and the ability to adapt to people's livelihoods under the impact of saline intrusion; Due to these problems, it is necessary to do more researches to determine the sustainability of the types of arable land use based on the natural conditions of the country or specific ecological regions in the future.

 

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15791333
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
5153
67298
339677
15791333
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x