Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh An Giang” .

 Tác giả: La Nguyễn Thùy Dung, Khóa 2011 đợt 2.

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp;  Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Văn Nam, Trường Đại học Cần Thơ.

1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm gạo, phân tích giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng lúa của nông hộ, đồng thời tìm ra những tồn tại cần khắc phục làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang. Luận án được thực hiện với tổng số quan sát là 291 bao gồm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cùng các nhà hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ. Trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết về cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị – ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ, ‘’Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo: sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị’’M4P (2007) của dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, Ngân hàng Phát triển Châu Á kết hợp kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án tập trung nghiên cứu vào đối tượng nông hộ trồng lúa, đặc biệt là các hộ nghèo (theo tiêu chuẩn hộ nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015). Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ nghèo. Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị được sử dụng nhằm phát hoạ sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo. Phương pháp hồi quy tuyến tính giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu nhập từ trồng lúa của hộ nghèo. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang.

Read more: Thông tin luận án tiến sĩ của NCS. La Nguyễn Thùy Dung chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp Khóa 2011

Tin mới nhất

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập bậc cao học Trường Đại học Cần Thơ

Số lượt truy cập

1053983
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
736
1078
3789
1053983

Ảnh hoạt động

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x