CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA SAU ĐẠI HỌC

1. Chức năng

Khoa Sau đại học có chức năng giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý và phát triển công tác đào tạo sau đại học của Trường. Các hoạt động chính của Khoa dựa trên các nhiệm vụ cụ thể sau: Công tác hành chính, học vụ, tuyển sinh; phối hợp quản lý chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; liên kết đào tạo trong và ngoài nước; phối hợp tổ chức các hoạt động khác phục vụ, hỗ trợ đào tạo.

2. Nhiệm vụ

2.1 Nhiệm vụ chiến lược

Khoa SĐH thực hiện quản lý thống nhất công tác đào tạo SĐH trong toàn trường một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Khoa SĐH phối hợp với các Khoa, Viện và các Phòng, Ban chức năng trong Trường tổ chức giảng dạy bậc SĐH và các hoạt động đào tạo SĐH để thực hiện chiến lược về phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo SĐH của Trường.

2.2 Nhiệm vụ cụ thể

2.2.1 Công tác hành chánh, học vụ, tuyển sinh

- Quản lý việc tổ chức giảng dạy sau đại học.

- Xây dựng kế hoạch, quản lý và giám sát các điều kiện nhập học của học viên, các tiêu chuẩn đào tạo, các yêu cầu tốt nghiệp và quản lý hồ sơ đào tạo, kết quả học tập theo đúng quy định hiện hành.

- Lưu trữ kết quả học tập, hồ sơ, công văn giấy tờ có liên quan đến công tác đào tạo sau đại học một cách hệ thống.

- Thực hiện cấp bảng điểm học tập, giấy chứng nhận tốt nghiệp cho học viên hoàn thành chương trình học tập đúng theo quy định; cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ cho các học viên hoàn thành ch­ương trình bồi d­ưỡng ngắn hạn SĐH.

- Kiểm tra hình thức luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

- Quản lý các thủ tục xét, công nhận tốt nghiệp để Trường cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh các loại hình đào tạo hằng năm. Lập kế hoạch và phối hợp tổ chức các kỳ thi tuyển sinh SĐH theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp soạn thảo các quy định cụ thể của Trường về giảng dạy và đào tạo SĐH. Hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác đào tạo SĐH.

- Phối hợp xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo. Chịu trách nhiệm quản lý phân hệ đào tạo sau đại học trong hệ thống quản lý tích hợp của Trường.

2.2.2 Phối hợp quản lý chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo trong Trường xây dựng mới và cải tiến các chương trình đào tạo SĐH theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường ĐHCT.

- Phối hợp giám sát việc tổ chức giảng dạy SĐH ở các đơn vị; đề xuất bổ sung phương tiện giảng dạy, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo để tổng kết, đánh giá chương trình đào tạo và cải thiện phương pháp giảng dạy.

- Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Khảo thí cùng với các đơn vị có liên quan xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo SĐH của Trường. Điều phối và tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường chất lượng để hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo SĐH như mở ngành đào tạo mới, quy mô đào tạo, đào tạo cán bộ của Trường.

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo có liên quan giám sát chất lượng và tiến độ thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

2.2.3 Liên kết đào tạo trong và ngoài nước

- Liên kết với các Viện, Trường trong nước để tổ chức đào tạo SĐH theo nhu cầu xã hội.

- Mở rộng liên kết đào tạo các chuyên ngành mà Trường chưa có thế mạnh để đào tạo cán bộ nguồn cho Trường. Làm đầu mối phối hợp tổ chức đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành không thuộc quản lý chuyên môn của các đơn vị đào tạo trong Trường khi có yêu cầu.

- Hoạch định chiến lược về đào tạo quốc tế sau đại học.

- Phối hợp với các đơn vị trong trường trong việc hợp tác quốc tế về đào tạo SĐH.

2.2.4 Phối hợp tổ chức các hoạt động khác phục vụ, hỗ trợ đào tạo

- Phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức các hoạt động như: lập kế hoạch tài chính, sử dụng kinh phí trong công tác đào tạo SĐH; sắp xếp và sử dụng thiết bị, hội trường; lớp học phục vụ đào tạo và tuyển sinh SĐH; cập nhật thông tin và khai thác có hiệu quả các nguồn t­ư liệu phục vụ đào tạo SĐH; phối hợp tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ theo đúng quy định…

2.2.5 Bồi dưỡng chuyên môn Sau đại học

Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ tùy cấp độ để đạt trình độ theo quy định cho ứng viên và học viên sau đại học.

- Bồi dưỡng kiến thức cho ứng viên nghiên cứu sinh (tiền tiến sĩ).

- Bồi dưỡng chuyên môn trình độ sau đại học để nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu người học và địa phương.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19538183
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
3723
54122
312943
19538183
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x