Các công việc phải làm để mở ngành mới Sau đại học

(Theo Thông tư 09/2017/TT-BGDĐT có giá trị thi hành từ 19/5/2017)

 

  1. Đề xuất đưa danh mục ngành mới vào kế hoạch chiến lược phát triển của Trường (nếu chưa có trong kế hoạch chiến lược phát triển của Trường).
  2. Xin chủ trương của Hội đồng Trường – có quyết nghị của Hội đồng trường về chủ trương mở ngành mà đơn vị đào tạo đề xuất.

            Đơn vị đào tạo cần hoàn thành một số mục của Phụ lục II – Tự đánh giá điều kiện mở ngành; hoàn thành Phụ lục IV – Điều kiện thực tế, để có cơ sở thuyết minh với HĐ Trường.

            Khi hoàn thành đề án Đơn vị và Khoa SĐH sẽ bổ sung các phần còn lại của Phụ lục II và điều chỉnh Phụ lục IV (nếu có).

  1. Thực hiện các bước theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT

Bước 1 (Sau khi có quyết nghị của Hội đồng Trường): ĐVĐT phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Nếu qua báo cáo khảo sát thấy có nhu cầu đào tạo, ĐVĐT trình Hiệu trưởng thành lập Tổ soạn thảo CTĐT và Tổ biên soạn đề án mở ngành, để xây dựng CTĐT và viết đề án mở ngành mới (Quy trình xây dựng CTĐT theo TT 07/2015/TT-BGDĐT; mẫu đề án quy định tại Phụ lục I của TT 09/2017/TT-BGDĐT đối với mở ngành sau đại học).

Sản phẩm: Báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo (có ký tên của TT ĐBCL&KT và đóng dấu); các quyết định của Trường thành lập các tổ liên quan.

Bước 2: Viết đề án mở ngành/xây dựng CTĐT

  • 1: Tổ soạn thảo xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của CTĐT (theo mẫu chung của Bộ tại Phụ lục V và bám theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam quy định tại QĐ số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016).
  • 2: Tổ soạn thảo xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của CTĐT, xây dựng CTĐT đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.
  • 3: Tổ soạn thảo đối chiếu, so sánh với CTĐT cùng trình độ, cùng ngành/chuyên ngành của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện CTĐT.
  • 4: Tổ soạn thảo và giảng viên thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo CTĐT đã xác định (theo mẫu chung).
  • 5: ĐVĐT và Tổ soạn thảo tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người đã tốt nghiệp (nếu có) về CTĐT.
  • 6: Tổ soạn thảo hoàn thiện dự thảo CTĐT trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan.

Bước 3: Thông qua CTĐT đã hiệu chỉnh sau hội thảo và danh sách Hội đồng thẩm định CTĐT

ĐVĐT trình HĐ KH&ĐT Trường thông qua CTĐT đã được hiệu chỉnh sau khi hội thảo lấy ý kiến và danh sách các thành viên Hội đồng thẩm định CTĐT.

Bước 4: Thẩm định CTĐT và ban hành CTĐT

* Thẩm định CTĐT và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế (TT07/2015/TT-BGDĐT và Điều 6, TT09/2017/TT-BGDĐT)

  • SĐH trình Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định CTĐT và các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế.
  • Tổ soạn thảo chuẩn bị 05 quyển dự thảo Đề án CTĐT, Phụ lục IV, mẫu phiếu thẩm định CTĐT gửi cho các thành viên trong Hội đồng thẩm định (lưu ý các phiếu đánh giá của PB 1 và 2 phải hết sức chi tiết, cụ thể).
  • Tiến hành họp Hội đồng, thư ký sẽ ghi biên bản và chi tiết các ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng, thu lại phiếu đánh giá của các thành viên, phiếu đánh giá và BB kiểm phiếu đánh giá. Biên bản cuộc họp được làm thành 3 bản chính.
  • Tổ soạn thảo chỉnh sửa CTĐT theo góp ý của Hội đồng (nếu có chỉnh sửa thì phải có tờ trình đã chỉnh sửa CTĐT theo góp ý của Hội đồng, có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng, thư ký và của Trường).
  • Thư ký gửi hồ sơ thẩm định cho ĐVĐT gồm: CTĐT đã chỉnh sửa, biên bản họp Hội đồng TĐ, 05 phiếu thẩm định CTĐT của 02 phản biện và 03 thành viên còn lại, 5 phiếu đánh giá CTĐT, tờ trình giải trình đã chỉnh sửa (tối thiểu 2 bản chính).

* Quyết định ban hành CTĐT

  • ĐVĐT trình HĐ KH&ĐT Trường thông qua CTĐT đã được thẩm định và thông qua đề án mở ngành.
  • SĐH trình Quyết định ban hành CTĐT và phối hợp với ĐVĐT hoàn chỉnh đề án.

Bước 5  Hoàn chỉnh đề án đưa lên Website Trường và gửi Bộ GD-ĐT

  • Tổ soạn thảo hoàn thành đề án (Công văn, đề án, các Phụ lục, các minh chứng theo Khoản 2, Điều 5 TT09) đóng thành quyển bìa cứng.
  • Số lượng: ĐVĐT chuẩn bị 05 quyển đề án (trong đó 02 quyển gốc gửi Bộ, 01 quyển gửi chuyên viên Bộ, 01 quyển lưu tại đơn vị và 01 quyển lưu tại K.SĐH).
  • SĐH đưa toàn văn Đề án lên Website của Trường (trước khi gửi Bộ 20 ngày);
  • SĐH thực hiện việc gửi đề án đến Bộ GD-ĐT.

Bước 6  Chờ Quyết định cho phép mở ngành của Bộ GD-ĐT

  • Hiệu chỉnh, bổ sung, phản hồi theo ý kiến từ Bộ (nếu có)

Các cơ sở pháp lý tham khảo để mở ngành mới

Các mẫu cho hội đồng thẩm định CTĐT

Mẫu đề cương chi tiết học phần 

Phụ lục I - Đề án

Phụ lục II - Tự đánh giá

Phụ lục III - Lý lịch khoa học

Phụ lục IV - Điều kiện thực tế

Phụ lục V - Chương trình đào tạo

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

18813907
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10681
128248
111798
18813907
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x