Tên đề tài: “Nghiên cứu vi bào tử trùng (Microsporidia) nhiễm trong cơ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” .

 Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng, Khóa 2012 đợt 1.

 Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản;  Mã số: 62620301. Nhóm ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát bệnh gạo trên cá tra và biện pháp phòng ngừa. Nghiên cứu được thực hiện với 24 ao nuôi cá tra từ tháng 04 năm 2013 đến tháng 12 năm 2015 ở tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long. Kết quả thu mẫu cho thấy cá tra nhiễm bào nang gạo có vùng cơ bị mất cấu trúc và hoại tử, tế bào mô bị vi bào tử trùng Microsporidia ly giải hoàn toàn, có sự xuất hiện bào nang tiên khởi trong bó cơ.

Vi bào tử trùng có cấu tạo bên ngoài hình quả lê hoặc hình trứng, kích thước rất nhỏ. Bên trong có sợi cực dạng xoắn rất khó phân biệt khi quan sát. Bên dưới sợi cực có không bào với kích thước bằng 1/3 chiều dài bào tử. Kết quả định danh bằng quan sát hình thái kết hợp giải trình tự gen xác định vi bào tử trùng là Kabatana sp.

Kết quả nuôi cấy tế bào thận và cơ trong môi trường L-15 khá tốt, sau 48 giờ nuôi cấy, tế bào thận gia tăng 16,44%. Kết quả cảm nhiễm vi bào tử trùng vào tế bào thận và cơ cho thấy sau 2 giờ cảm nhiễm, các tế bào bị vi bào tử trùng xâm nhập, lần lượt là 11,68±2,60% tổng số tế bào thận và 7,49±3,02% tổng số sợi cơ. Thời điểm 12 giờ sau cảm nhiễm, 100% các tế bào thận và sợi cơ bị vi bào tử trùng xâm nhiễm.

Các hóa chất gồm Alcohol, Formalin nồng độ từ 40-70%; Chlorine dioxide, Hydrogen peroxide, Chlorine, Iodine nồng độ từ 0,1-0,7% có tác động ảnh hưởng đến vi bào tử trùng. Thời gian tác động đến vi bào tử trùng dao động từ 1,05-39,50 phút phụ thuộc vào nồng độ hóa chất. Ba loại thuốc Albendazole, Fumagillin và TNP-470 cũng có khả năng tác động đến vi bào tử trùng. Thời gian Albendazole tác động từ 3,20-11,75 giờ, Fumagillin từ 4,03-13,67 giờ và TNP-470 từ 5,37-13,75 giờ.

Kết quả xác định khả năng ức chế của thuốc lên vi bào tử trùng nhiễm trong tế bào thận/cơ cá tra cho thấy Albendazole và Fumagillin nồng độ 5 µg/ml có thể được áp dụng điều trị bệnh do vi bào tử trùng Kabatana sp. ký sinh trong cơ của cá.

Từ khóa: giải trình tự, hóa chất, Kabatana, kháng sinh, mô bệnh học, nuôi tế bào, PCR, vi bào tử trùng

  1. Những kết quả mới của luận án

Lần đầu tiên xác định tác nhân gây bệnh gạo trên cá tra là vi bào tử trùng Kabatana sp. Đồng thời, ghi nhận được các đặc điểm hình thái, phân loại, bệnh học của vi bào tử trùng trong quá trình lây nhiễm ở cá tra.

Lần đầu tiên thử nghiệm cảm nhiễm vi bào tử trùng Kabatana sp. với tế bào thận và sợi cơ cá tra và xác định tác dụng của thuốc và hóa chất lên vi bào tử trùng trong môi trường nuôi tế bào sơ khai.

Xác định được một số loại hóa chất tiêu diệt vi bào tử trùng Kabatana sp. gây bệnh gạo ở cá tra và thuốc kháng ký sinh trùng có thể sử dụng điều trị bệnh.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về thành phần loài và đặc điểm bệnh học của loài vi bào tử trùng Kabatana sp. gây bệnh trên cá tra ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Kết quả này là nguồn tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và các nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi nói chung.

Kết quả của nghiên cứu thử nghiệm tác dụng của thuốc và hóa chất là nguồn tham khảo quan trọng nhằm đề ra phương pháp phòng và điều trị bệnh gạo trên cá có hiệu quả.

 

          Người hướng dẫn                                                              Nghiên cứu sinh

    

PGS.TS. Đặng Thị Hoàng Oanh                                         Nguyễn Thị Thu Hằng

                  

 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

 

Research title: The study on Microsporidia infected in muscle of catfish (Pangasianodon hypophthalmus)

Major: Aquaculture                         Code: 62 62 03 01

PhD student: Nguyen Thi Thu Hang

Instructor 1: Assoc. Prof. Dr. Dang Thi Hoang Oanh

Training Facility: Can Tho University

  1. Research Abstract

The study aimed to investigate the microsporidiosis infection in striped catfish and infection control methods. The study was carried out in 24 catfish ponds in An Giang, Can Tho, Vinh Long province from 04/2013 to 12/2015. Results showed that in fish muscle infected microsporidia, muscle tissue structure was damaged and necrosis, tissue cells began to completely lysis andthere was appearance of sporophorocysts in tissue specimen.

Spores were pear-shaped or ovoid appearance, and ultra-size. Inside the spore, there were one helical polar tubule which was very difficult to distinguish when observed under the microscope. Below polar tubule, there was the posterior vacuole occupied more than 1/3 of the spore length. Results morphological observation combined with gene sequencing show that Microsporidia  spores is Kabatana sp.

The results showed that kidney and muscle cells grew well in L-15 medium. After 48 hours of culture, numbers of kidney cells increased 16.44%. The results of spore experimental challenges showed that, after 2 hours of challenge, kidney and muscle cells were invaded by spores, accounted for 11.68±2.60% of total kidney cells and 7.49±3.02% of total muscle cell fibers. After 12 hours, 100% of kidney cells and muscle cell fibers were invaded.

Formalin and Alcohol (40-70%), Chlorine dioxide, Hydrogen peroxide, Iodine, Chlorine (0.1-0.7%) effectively killed microsporidia spores. However, the effective time for killing spores ranged from 1.05-39.50 minutes and it was highly dependent on the concentration and types of chemical. Albendazole, Fumagillin and TNP-470 can be able to destroy spores of microsporidia. The effective time for killing spores were from 3.20 to 11.75 hours for Albendazole, 4.03 to 13.67 hours for Fumagillin and 5.37 to 13.75 hours for TNP-4.

The results of chemicals inhibition on spores infected in kidney and muscle cells showed that Albendazole and Fumagillin, at concentration 5 µg/mL, can be applied to treat infection of spores caused by Kabatana sp. in fish muscle.

Keywords: sequencing, chemicals, Kabatana, antibiotics, histopathology, cell culture, PCR, Microsporidia

  1. Research Creativeness

Kabatana sp., in the first time, was determined as the causative agent of Microsporidiosis infection in fish. At the same time, morphological characteristics, classification, and pathogenic activities of Microsporidia infection in catfish were recorded.

Challenge experiments of Kabatana sp. spore on kidney cells and muscle fibers and experiment on determination the effects of drugs and chemicals on Microsporidia in primitive cells environment were firstly carried out.

Some chemicals and antiparasite drugs that can be able to destroy Kabatana sp. spores were tested and identified

  1. Practical implications from study

The results of this study will update the scientific knowledges on species composition and pathological characteristics of Kabatana sp., cause disease on catfish in Mekong Delta. The results will be also used for teaching and scientific researchs about parasitic diseases in aquaculture.

 

The results of study on effects of drugs and chemicals, is an important reference source to propose effectively prevention and treatment methods for Microsporidiosis diseases on fish.

 

                 Scientific supervisor                                           PhD student

 

  

            Assoc. Prof. Dr. Dang Thi Hoang Oanh Nguyen Thi Thu Hang

 

 >> Xem chi tiết nội .dung luận án

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15784852
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
13544
60817
333196
15784852
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x