Tên đề tài: “Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn và khả năng thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long” .
Tác giả: Lê Thị Phương Mai, Khóa 2010 đợt 2.
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản; Mã số: 62620301. Nhóm ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn phụ: TS. Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ.
Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn và khả năng thích ứng trong nuôi trồng thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện tại Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Hậu Giang. Mục tiêu của nghiên cứu giúp góp phần đánh giá nhận thức của người nuôi về xâm nhập mặn, một số yếu tố thời tiết có liên quan đến xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu, tác động và giải pháp ứng phó của người dân trong thời gian qua; khả năng nuôi một số loài thủy sản kinh tế quan trọng trong điều kiện xâm nhập mặn; qua đó đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu rủi ro và thích ứng với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu, thời tiết cho nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.
Nghiên cứu gồm các nội dung (i) khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả tài chính một số mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng có khả năng chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn; (ii) tìm hiểu nhận thức của người nuôi thủy sản về xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và thời tiết, tác động và giải pháp trong sản xuất thời gian qua; (iii) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên một số loài thủy sản kinh tế quan trọng và (iv) Đánh giá khả năng nuôi một số loài thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn thông xác định mùa vụ nuôi và vùng nuôi.
Nội dung (i) và (ii) được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp 286 hộ nuôi thủy sản nước lợ với các mô hình nuôi tôm sú thâm canh, tôm quảng canh cải tiến, tôm-lúa luân canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, và 123 hộ nuôi thủy sản nước ngọt với các mô hình nuôi cá rô đồng, thát lát còm, sặc rằn, và cá –lúa kết hợp ở Hậu Giang và Bạc Liêu (vùng có khả năng bị xâm nhập mặn). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình nuôi thủy sản vùng nước lợ và nước ngọt hiện nay đa dạng về kỹ thuật và có hiệu quả khá tốt. Vùng nước lợ thì mô hình nuôi tôm sú thâm canh cho năng suất và lợi nhuận trung bình cao hơn so với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm-lúa. Vùng nước ngọt thì mô hình nuôi cá rô đồng có năng suất và lợi nhuận cao hơn mô hình nuôi cá sặc rằn, cá thát lát còm và cá – lúa kết hợp.
.Nhận thức của nông hộ về xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu và thời tiết cũng như tác động của các yếu tố trên và giải pháp ứng phó của nông hộ có khác nhau giữa các vùng và các mô hình nuôi. Vùng nước lợ người nuôi nhận thấy thời tiết và đô mặn thay đổi nhiều hơn so với người nuôi thủy sản nước ngọt. Người nuôi trong mô hình thâm canh nhận thấy thời tiết thay đổi tác động lớn đến mô hình và vật nuôi nhiều hơn so với người nuôi trong mô hình quảng canh. Giải pháp được người nuôi lựa chọn chủ yếu để giảm rủi ro là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cải tiến kỹ thuật (sử dụng thuốc, hóa chất, quản lý môi trường, điều chỉnh mực nước, quạt nước). Tuy nhiên, đa số nông hộ trong mô hình nuôi thủy sản nước ngọt chưa có nhiều giải pháp ứng phó, đặt biệt là khi bị xâm nhập mặn.
Đối với nội dung (iii) nghiên cứu này đã xác định được ngưỡng chịu mặn và ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) và cá thát lát còm (Chitala ornata). Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cá cá sặc rằn ở độ mặn 0, 3 và 6 ‰ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 9 ‰. Tốc độ tăng trưởng của cá ở độ mặn 9 ‰ là cao nhất. Cá thát lát còm có tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi nuôi ở các độ mặn 0 và 3 ‰. Do vậy hai loài cá này có tiềm năng nuôi được nuôi ở những vùng nước lợ có độ mặn thấp.
Đối với nội dung (iv), từ thông tin khả năng thích nghi độ mặn của một số loài thủy sản kinh kế quan trọng, dẫn liệu về biến đổi độ mặn hàng tháng trong suốt năm của 186 hộ tham gia quan trắc ở các tỉnh ven biển ĐBSCL thông qua ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, dẫn liệu về hiện trạng xâm nhập mặn của Viện khoa học thủy lợi miền Nam (2016), đã xác định được mùa vụ nuôi thích hợp của một số loài thủy sản rộng muối, trung bình hay hẹp muối ở các vùng quan trắc hiện nay, và xác định được vùng nuôi thích hợp cho các đối tượng thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn. Kết quả này làm cơ sở cho việc qui hoạch, và quản lý phát triển nghề nuôi.
i/. Luận án xác định được cá sặc rằn có thể sống và phát triển đến độ mặn 9 ‰ và cá thát lát còm là loài hẹp muối, chỉ có thể sống và phát triển tốt ở độ mặn từ 0 – 3 ‰.
ii/. Người nuôi thủy sản đã nhận thức và có những giải pháp thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố thời tiết như mùa mưa, lượng mưa, nhiệt độ, mực nước triều và sự gia tăng của độ mặn ở hiện tại và thời gian tới
iii/. Luận án đánh giá được khả năng phát triển nuôi tôm sú, cá sặc rằn và cá thát lát còm ở một số vùng quan trắc trong điều kiện nhiễm lợ hiện tại, cũng như dự đoán được vùng nuôi cho một số loài quan trọng theo hiện trạng xâm nhập mặn.
iv/. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất một số giải pháp như tuyên truyền tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH và xâm nhập mặn. Áp dụng công nghệ thông tin giúp quan trắc hiện trường, dự báo những biến đổi về độ mặn. Phát triển các giải pháp công nghệ tạo giống thích nghi tốt với độ mặn, phát triển đa dạng giống các loài thủy sản nước lợ và giải pháp kỹ thuật chăm sóc, quản lý phù hợp cho từng vùng. Tâp huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng mô hình nuôi các loài thủy sản tiềm năng cho chuyển đổi đối tượng và cơ cấu sản xuất
Kết quả của luận án giúp bổ sung cơ sở dữ liệu và những kết luận khoa học về khả năng thích nghi, tăng trưởng của 2 loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao (cá sặc rằn và cá thát lát còm); giúp hiểu biết rõ hơn về nhận thức và các giải pháp ứng phó của người dân đối với tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn lên nuôi thủy sản trong điều kiện hiện tại và tương lai; giúp dự đoán được khả năng nuôi một số loài thủy sản ở một số vùng có khả năng nhiễm lợ. Luận án cung cấp nhiều thông tin, phương pháp nghiên cứu và kết quả mới, tin cậy phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở cho việc qui hoạch và phát triển nghề nuôi thủy sản dưới những tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL.
Nghiên cứu này còn giới hạn ở một số mô hình nuôi thủy sản, vùng nuôi và thời gian nhất định, vì thế, rất cần thiết có những nghiên cứu tiếp theo liên tục và rộng hơn về các vấn đề này để tiếp tục đánh giá toàn diện và thấy được sự chuyển biến của nghề nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết và xâm nhập mặn trong thời gian tới.
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh
PGS. TS. Trần Ngọc Hải TS. Dương Văn Ni Lê Thị Phương Mai
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
The research title: Study on the impact of saline water intrusion and adaptation to aquaculture in the Mekong Delta
Major: Aquaculture Code: 62620301
PhD student: Le Thi Phuong Mai
Instructor 1: Assoc. Prof. Dr. Tran Ngoc Hai
Instructor 2: Dr. Duong Van Ni
Training Facility: Can Tho University
This study on the impact of water saline intrusion and adaptation to aquaculture in the Mekong Delta was conducted at the College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University, and Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau, Hau Giang provinces. The objectives are (i) to understand farmer's perception on saline water instrusion and climate changes, and to understand their adaptation solutions during farming; (ii) to evaluate the feasibility of culture of different species under saline water instrusion conditions; (iii) and to come up with reccomendations for mitigation of the impacts and adaptation to climate change and saline water intrusion for sustainable aquaculture in the coming time.
The study comprises of the following activities (i) Evaluation on the status of technical and financial aspects of important aquaculture systems in the potentially saline water intrution area; (ii) Evaluation on the perception of aquacuture farmers about saline water intrusion, climate changes, its impacts and their adaptation solutions; (iii) Study on the effects of salinity on important aquaculture species; (iv) and evaluation on feasibility for aquaculture of some important species under saline water intrusion through determining appropriate culture season and area.
The activities (i) and (ii) were conducted through a survey and interview of 286 brackishwater aquaculture households operating intensive tiger shrimp farming sytems, improved extensive shrimp farming systems and alternative rice-shrimp farming systems in Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau provinces; and 123 freshwater aquaculture households operating climbing perch pond culture systems, knife fish culture systems, snake skin culture systems, and rice-fish farming systems in Hau Giang and Bac Lieu provinces. The results shown that in the brackish water area, intensive shrimp farming gave average yield and net income more than the improved extensive shrimp farming and the alternative shrimp –rice systems. For freshwater area, climbing perch culture gave yield and net income higher than snake skin gouramy culture, knife fish culture and fish-rice systems but this culture system needs the highest investment.
Farmer's perception about saline water intrusion, climate change as well as its impacts and adaptation solution were different among the farming systems and regions. Climate change, weather change and salinity intrusion were regconized more clearly by farmers in the brackish water aquaculture region than farmers of the freshwater aquaculture region. Impact of climate change, weather change and salinity intrusion to intensive shrimp farming were recognized more seriously than those to the improved extensive shrimp farming. Major solutions for mitigating the impacts were to apply advanced technologies in production (using chemicals, aeration, water quality management, controll water level). However, farmers in the freshwater aquaculture region have not had considerable solutions for the issues, specialy salinity intrusion.
For the activity (iii) salinity tolerence and effect of salinity on growth and survival of snake skin gouramy fish (Trichogaster pectoralis) and knife fish (Chitala ornata) were examed. Results showed that survival rates of snake skin gouramy under salinity of 0, 3 and 6 ‰ were higher than those of fish in 9 ‰. The fish grew fastest in 9 ‰. For knife fish, growth and survival rates in salinity of 0 and 3 ‰ were not significantly different. Those fish are thus potential for culture in the low salinity area.
For the activity (iv), through the information on salinity tolerance of aquaculture species, data of water salinity collected from 186 participants in the coastal provinces of the Mekong Delta applying information technology and current of salinity intrusion information by Southern Institute of Water Resources Research (2016), this study has determined farming seasons for some important aquaculture species for the monitored area and appropriate culture area for different species in accordance to saline water intrusion. The results will significantly serve for planing, and management of aquaculture development.
i/. Survival rates of snake skin gouramy can survive and grow under salinity from 0 to 9 ‰ and the knife fish can growth and survive from 0 to 3 ‰. Those fish are thus potential for culture in the low salinity area.
ii/. Farmer's perception about saline water intrusion, climate change as well as its impacts and adaptation solution were different among the farming systems and regions in the current and future condition.
iii/. This study has determined farming seasons for tiger shrimp, snake skin gouramy, knife fish for in current of saline water intrusion condition, predicted farming seasons for some inportant aquaculture species in status saline water intrusion map.
iv/. This results of study help recomend some solutions like propaganda training course in order to raise awareness about climate change and salinization. Information technology application helps observation saline enviromental, prediction salinity flution. Development technology solutions adapted breeding with salinity, diversification brackish aquaculture species and technology solution. Training and transfering scientific and technical, to build models of farming potential brackish species for change culture species and production crops.
The study had a diversity of methodology, to new and approriation; especially applying information technology in environmental monitoring is new, modern and meaningful due to participation and interactive community; helping to collect environmental information is synchronized, large-scale, continuously updated and quickly, minimize expenditure.
Basic on the result of this study, impact of climate change and salinity intrusion to the other aquaculture species model will be conducted and enlarged in order to evaluate general in the next future.
Scientific supervisor PhD student
Assoc. Prof. Dr. Tran Ngoc Hai Dr. Duong Van Ni Le Thi Phuong Mai
>> Xem chi tiết nội .dung luận án
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.