Tiêu đề: “Nghiên cứu xác định mức dưỡng chất phù hợp trong khẩu phần của thỏ lai (Newzealand x địa phương) nuôi thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tác giả:  Nguyễn Thị Vĩnh Châu, Khóa 2011 đợt 1.

 Chuyên ngành: Chăn nuôi, Mã ngành: 62620105; Nhóm ngành: Nông - lâm nghiệp - thủy sản.

 Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Văn Thu, Trường Đại học Cần Thơ.

 Thời gian bảo vệ: 08 giờ 00, Thứ bảy ngày 29 tháng 10 năm 2016.

 Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II - Trường Đại học Cần Thơ.

1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN

Nghiên cứu này được thực hiện trên 9 tỉnh/thành của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tại trường Đại học Cần Thơ nhằm mục đích đánh giá hiện trạng chăn nuôi, xác định nhu cầu dưỡng chất để khuyến cáo cho sự nghiên cứu và sản xuất chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL. Đề tài gồm có 1 điều tra về hiện trạng chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL, 4 thí nghiệm xác định mức hợp lý của xơ trung tính (NDF), năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) và bổ sung axít amin thiết yếu trong khẩu phần thỏ thịt lai (New Zealand x địa phương) và 1 thí nghiệm đánh giá kỹ thuật tỉ lệ tiêu hoá (TLTH) ở in vitro và thành phần hóa học của thức ăn thô xanh cho thỏ để ước lượng năng lượng trao đổi (ME).

Các kết quả đã cho thấy chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL có quy mô từ 10 – 20 thỏ cái sinh sản có 35 trại (chiếm 66,0%), trại nuôi từ 20 – 50 nái có 15 trại (chiếm 28,3%) và chỉ có 3 trại nuôi trên 50 nái (chiếm 5,70%). Sử dụng giống lai (New Zealand x địa phương) là phổ biến và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân nên năng suất thấp vì dinh dưỡng kém. Do vậy chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL cần được nghiên cứu xác định nhu cầu dưỡng chất làm cơ sở phối hợp khẩu phần và ứng dụng để cải thiện hiệu quả chăn nuôi.

Hàm lượng NDF trong khẩu phần tăng từ 36,0 đến 48,0% hoặc giảm từ 36,0 xuống 33,0% đều làm giảm sự tiêu thụ dưỡng chất, tích lũy nitơ (N) và tăng khối lượng của thỏ. Hàm lượng NDF tốt trong khẩu phần thỏ lai (New Zealand x địa phương) ở ĐBSCL là từ 36,0 đến 39,0%, mức này là cao hơn khuyến cáo cho thỏ nuôi ở vùng ôn đới là từ 30,0% đến 35,0%.

Mức ME tăng dần trong khẩu phần từ 2.100 đến 2.700 kcal/kg DM đã cải thiện được sự tận dụng dưỡng chất, tăng khối lượng, tích lũy N, quầy thịt và các chỉ tiêu dịch manh tràng của thỏ. Mức ME tốt trong khẩu phần thỏ lai (New Zealand địa phương x) ở ĐBSCL là từ 2.500 đến 2.700 kcal/kg DM với hạt bắp là nguồn thức ăn bổ sung năng lượng chính. Tuy nhiên lượng ME thỏ lai ở ĐBSCL thu nhận được hàng ngày từ 124 đến 158 kcal/kg W0,75 thấp hơn thỏ ôn đới là từ 204 đến 227 kcal/kg W0,75.

Khi tăng dần hàm lượng CP trong khẩu phần từ 15,0 đến 23,0% đã cải thiện được mức tăng khối lượng, quầy thịt, tỉ lệ tiêu hóa xơ và chỉ tiêu dịch manh tràng của thỏ, nhưng giảm hiệu suất tích lũy N. Mức CP thích hợp trong khẩu phần thỏ lai (New Zealand x địa phương) ở ĐBSCL là từ 17,0 đến 19,0% với nguồn thức ăn bổ sung protein chính trong khẩu phần là đậu nành hạt, mức này là hơi cao hơn các khuyến cáo cho thỏ ôn đới là từ 15,4 đến 17,8%, nhưng lượng CP thu nhận được hàng ngày là từ 11,3 đến 12,3 g/kg W0,75 thấp hơn thỏ ôn đới là từ 12,4 đến 14,1 g/kg W0,75.

Bổ sung hàm lượng lysine và methionine + cystine trong khẩu phần ở mức 0,76 và 0,60%, có thể giảm CP từ 17,0% xuống 14,0% vẫn không ảnh hưởng đến tăng khối lượng của thỏ lai (New Zealand x địa phương) ở ĐBSCL.  Tuy nhiên giảm được sự bài thải N và tăng hiệu suất tận dụng protein (P < 0,05) cũng như hiệu quả kinh tế.

Năng lượng trao đổi ME của thức ăn thô xanh được tính từ các giá trị thực nghiệm của tỉ lệ tiêu hóa ở in vitro có mối liên hệ rất gần với in vivo (R2 = 0,935), dù vậy sự tính ME từ các thành phần hóa học thức ăn cũng có mối liên hệ tốt với in vivo (R2 = 0,827).

Kết luận của nghiên cứu cho thấy chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL có quy mô nhỏ, sử dụng giống lai (New Zealand x địa phương) là phổ biến và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân nên năng suất thấp vì dinh dưỡng kém; độ hợp lý của  mức NDF, ME, CP, lysine và methionine + cystine đã cải thiện được năng suất và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi thỏ thịt lai ở ĐBSCL;  và ước tính giá trị ME của các loại thức ăn thô xanh từ TLTH ở in vitro cho kết quả tốt để phối hợp khẩu phần cho thỏ lai ở ĐBSCL.

Từ khóa: loài gặm nhấm, năng suất, tận dụng, dưỡng chất, nhu cầu, ước lượng

2. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL và có các đề xuất thích hợp về dinh dưỡng, thức ăn và năng suất trong các nghiên cứu cần thiết.

Xác định được mức xơ trung tính (NDF), năng lượng trao đổi, protein thô, lysine và methionine + cystine tối ưu trong khẩu phần của thỏ lai (New Zealand x địa phương) nuôi lấy thịt ở ĐBSCL.

Đánh giá được các giá trị của TLTH ở in vitro và thành phần hóa học của thức ăn thô xanh để ước tính các giá trị năng lượng trao đổi cho thỏ lai ở ĐBSCL.

Kết quả và kết luận của nghiên cứu về mức NDF, ME và CP hợp lý trong khẩu phần của thỏ lai (New Zealand x địa phương) cao hơn khuyến cáo cho thỏ nuôi ở vùng ôn đới, tuy nhiên lượng ME và CP thu nhận hằng ngày của thỏ lai của luận án thì thấp hơn.

3. CÁC ỨNG DỤNG/KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Kết quả luận án xác định được mức dưỡng chất NDF từ 36,0 đến 39,0%; ME từ 2500 đến 2700 kcal/kg DM; CP từ 15,0 đến 17,0%; lysine 0,76% và methionine + cystine 0,60% là tốt để ứng dụng phối trộn khẩu phần thực tế cho thỏ thịt lai (New Zealand x địa phương) ở ĐBSCL.

Kết quả luận án là tư liệu khoa học tốt để các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy tham khảo về mức NDF, ME, CP, lysine và methionine + cystine hợp lý trong khẩu phần dùng để nuôi thỏ lai và ước tính giá trị ME các loại thức ăn cho thỏ từ các giá trị TLTH ở in vitro để phối hợp khẩu phần cho thỏ lai ở ĐBSCL.

Đề tài là cơ sở tốt giúp cho người chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL lựa chọn mức dưỡng chất và thức ăn phù hợp với địa phương để phối hợp khẩu phần nuôi thỏ mau lớn và có hiệu quả kinh tế tốt hơn. Nhưng cần tiếp tục nghiên cứu thêm ảnh hưởng của các dưỡng chất khác như threonine, các loại khoáng và các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần thỏ lai (New Zealand x địa phương) lấy thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Ni hướng dẫn

 

  

 

 

 

GS.TS. Nguyễn Văn Thu

Nghiên cứu sinh

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Vĩnh Châu

 

 

INFORMATION OF THESIS

Thesis title: A study on recommended nutrient concentration in practical diets for crossbred meat rabbits (New Zealand x local) in Mekong Delta of Vietnam.

Field of study:                           Animal Science

Code:                                             62 62 01 05

Full name of student:           Nguyen Thi Vinh Chau

Scientific supervisor:           Prof. Dr. Nguyen Van Thu

Educational institution:                         Cantho University

1. SUMMARY

This study was conducted in nine provinces/cities and at Cantho university in Mekong delta (MD) of Vietnam to investigate the current production, determine nutrient requirements and produce recommendations of rabbit production production in the MD. It consisted of one survey on rabbit production, four experiments on dietary levels of neutral detergent fiber (NDF), metabolizable energy (ME), crude protein (CP), lysine and methionine and cystine supplementation in crossbred rabbit (New Zealand x local) for meat and one experiment on evaluation of  techniques of in vitro digestibility and chemical composition for estimating ME of green forages.

Results of the survey on 53 farms showed that rabbit production in the MD had scales from 10 to 20 does occupying 35 farms equivalent to 66.0%, from 20 to 50 does occupying 15 farms equivalent to 28.3% and only occupying 3 farms with more than 50 does (5.7%). The crossbred rabbits (New Zealand x local) and farmers’ experiences of management and feeding were used popularly for production practice in the MD so the low productivity and profit. Therefore, it needed to be recommended to study on dietery nutrient levels for improving of meat performance and profit.

The increase of dietary NDF content from 36.0 to 48.0% or decrease from 36.0 to 33.0% reduced nutrients intake, nitrogen  retention and daily weight gain of rabbit. The appropriate dietary NDF levels for growing crossbred rabbit (New Zealand x local) in the MD were from 36.0 to 39.0%. These levels were higher than the recommendations for high productivity rabbits fed pellets in the temperate countries with values from 30.0 to 35.0% NDF.

The increase of dietary ME level from 2100 to 2700 kcal/kg DM improved nutrients utilization, daily weight gain, nitrogen retention, carcass quality and cecal parameters. The optimum dietary ME levels for growing crossbred rabbits (New Zealand x local) were from 2500 to 2700 kcal/kgDM with maize grain supplementation as the energy source.  However, daily ME intake(from 124 to 158 kcal/kg W0.75) was lower these of temperate rabbits (from 204 to 227 kcal/kg W0.75).

When the dietary CP content gradually increasing from 15.0 to 23.0% improved the daily weight gain, carcass quality, fiber digestion and cecal parameters, but reduced nitrogen retention. The optimal dietary CP levels for growing crossbred rabbits (New Zealand x local) were from 17.0 to 19.0% with primarily supplied protein source of soybean. They were slightly higher than these of the recommendations for temperate rabbits (from 15.4 to 17.8%. But the daily CP intake (from 11.3 to 12.3 g/kg W0.75) were lower than rabbits in temperate zones (from 12.4 to 14.1 g/kg W0.75).

Supplementation of lysine, and methionine and cystine at a level of to 0.76 and 0.60% (DM basis), while reducing dietary CP from 17.0% to 14.0% did not affect on growth performance, but decreased nitrogen excretion and improved protein utilization and profit.

The ME values of green forages estimated from the values of in vitro digestibility was closely related to the in vivovalues (R2 = 0.935), however the ME values estimation from values of chemical composition of forages also had a close relationship to these of the in vivo values (R2 = 0.827).

In conclusion, the rabbit production in the MD was mainly based on small sizes, crossbred rabbits (New Zealand x local) and the farmers’ experiences so low productivity because of poor nutrition. The apprapriate dietary levels of NDF, ME, CP, lysine and methionine + cystine improved performance and profit. The in vitro technique values could estimate the ME of green forages to formulate diets for crossbred rabbit in the MD.

Keywords: rodents, performance, nutrient, utilization, requirement, prediction

2. THE NOVEL ASPECTS FROM THE THESIS

Determining difficulties and advantages, and recommendations on nutrition, feeds and productivity of rabbit production in the MD for future research.

Determining optimal concentration of neutral detergent fiber, metabolizable energy, crude protein, lysine and methionine + cystine in the diets for crossbred meat rabbits (New Zealand x local) in the MD.

Evaluating values of in vitro digestibility and chemical composition of green forage to predict metabolizable energy for the crossbred rabbits in the delta.

The results and conclusions of the study on the recommended NDF, ME and CP concentration in diets for crossbred meat rabbits (New Zealand x local) in the MD that were higher than rabbit breeding in the temperate zones, but the daily ME and CP intake of these crossbred rabbits were lower.

3APPLICATION PROSPECT AND SUGGESTIONS FOR FURTHER STUDY

Thesis determined that recommended nutrient concentration of NDF from 36.0 to 39.0%; ME from 2500 to 2700 kcal/ kg DM; CP from 15.0 to 17.0%; lysine 0.76% and methionine + cystine 0.60% were better and economic in practical diets of crossbred meat rabbit (New Zealand x local) in the MD.

Thesis results were useful data for institutions to refer, research and teach on concentration of NDF, ME, CP, lysine and methionine + cystine in the diets of the crossbred rabbits and predict ME values of green forages for rabbits from in vitro digestibility to formulate diets for rabbits in the MD.

Thesis was a background to help farmers in the MD to decide nutrient concentration and feedstuffs in practical diets for rabbit quickly growth and better economic. However, it should be continue to study the effects of other nutrients such as threonine and minerals, and different fiber sources on crossbred meat rabbit (New Zealand x local) in the delta.

 

 

Scientific supervisor

 

 

 

 

        

Prof. Dr. Nguyen Van Thu

 

PhD student

 

 

 

 

 

Nguyen Thi Vinh Chau

 

>> Xem chi tiết nội dung luận án.

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20033106
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4776
92326
319717
20033106
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x