Tiêu đề: “Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn trong dạ cỏ để ứng dụng chăn nuôi gia súc nhai lại và cung cấp cho quá trình lên men cồn từ bã mía”.
Tác giả: Võ Văn Song Toàn, Khóa 2010 đợt 2.
Chuyên ngành: Vi sinh vật học, Mã ngành: 624201074; Nhóm ngành: Sinh học.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Nhân Dũng, Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Hồ Quảng Đồ, Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 08 giờ 00, Thứ bảy ngày 27 tháng 8 năm 2016.
Địa điểm bảo vệ: Phòng 106, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
1. Tóm tắt nội dung luận án:
Luận án đã phân lập được 121 dòng vi khuẩn dạ cỏ (VKDC) trong đó có 81 dòng VKDC có hoạt tính endoglucanase và 72 dòng VKDC có hoạt tính exoglucanase. Tuyển chọn được tổ hợp 4 VKDC phân giải hiệu quả bã mía trong điều kiện in vitro cũng như hỗ trợ bò tiêu hóa thức ăn xơ trong điều kiện in vivo; và tổ hợp gồm 1 dòng nấm men và 3 VKDC bò có khả năng lên men cồn từ nguồn bã mía.
2. Những đóng góp mới của luận án
Luận án xác định được hoạt tính endoglucanase của 81 VKDC và exoglucanase của 72 VKDC là cơ sở để tuyển chọn được dòng vi khuẩn DD9 (Bacillus subtilis RC24 ở múc 94%) phối hợp với tổ hợp 3 VKDC bò BM13, BM21 và BM49 (lần lượt tương đồng với Achromobacter xylosoxidans BL6, Bacillus subtilis strain S2O, Uncultured Bacillus sp. Filt.171 ở mức 91%, 94% và 94%) theo tỷ lệ 3:1 và được sử dụng với tỷ lệ bổ sung là 6% đã cho thấy sự phân giải bã mía hiệu quả trong điều kiện in vitro cũng như hỗ trợ tích cực bò thí nghiệm tiêu hóa thực liệu giàu xơ trong điều kiệnin vivo. Bên cạnh đó, 10% dịch nấm men D11 (Candida inconspicua ở mức 96%) được sử dụng để phối hợp với tổ hợp VKDC bò (BM13, BM21, BM49) cùng lên men cồn từ bã mía.
3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiển, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Một số kết quả của đề tài có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo và bổ sung giáo trình giảng dạy. Cung cấp nguồn vật liệu ban đầu là 2 tổ hợp vi sinh vật. Tổ hợp thứ 1 bao gồm 4 dòng VKDC BM13, BM21, BM49 và DD9 có khả năng phân giải bã mía trong điều kiện in vitro; Đồng thời giúp bò tiêu hóa thực liệu giàu xơ hiệu quả trong điều kiện in vivo. Tổ hợp thứ 2 là 1 dòng nấm men DD9 và 3 dòng VKDC bò BM13, BM21 và BM49 có khả năng lên men cồn từ nguồn nguyên liệu xơ bã mía. Những tổ hợp này có thể sử dụng cho các nghiên cứu phát triển chế phẩm sinh học phục vụ cho chăn nuôi cũng như lên men cồn sinh học. Tiếp tục nghiên cứu: tạo chế phẩm vi khuẩn dạng bột để sử dụng như men tiêu hóa chất xơ ứng dụng trong chăn nuôi ở điều kiện trang trại và hộ gia đình; Bên cạnh đó, qui mô lên men cồn từ nguồn xơ bã mía có thể nâng lên ở phạm vi thử nghiệm thử nghiệm và sản xuất.
INFORMATION OF THE THESIS
Thesis title: Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn trong dạ cỏ để ứng dụng chăn nuôi gia súc nhai lại và cung cấp cho quá trình lên men cồn từ bã mía
Specialisation: Microbiology Code: 62 42 01 07
Full name of PhD. Student: Võ Văn Song Toàn Study period: 2010-2014
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Trần Nhân Dũng and Assoc. Prof. Dr. Hồ Quảng Đồ
Academic institution: Cantho University
1. Brief information of the thesis:
The study isolated 121 rumen bacteria (RB) including of 81 trains of RB had endoglucanase activity and 72 trains of RB had exoglucanase activity. The combinations of 4 RB showed effective resolution of bagasse in vitro as well as supporting cows in a process of fiber digestion in vivo conditions; and the combination between 1 yeast and 3 RB isolated from a cow rumen has capable for fermentation ethanol from bagasse.
2. New fiding of the thesis
In the study, the endoglucanase activity of 81 RB and exoglucanase activity of 72 RB were determined. It was the main content which is used to select the mixture between the bacterial strain DD9 (isomorphic with Bacillus subtilis RC24 at level 94%) and 3 RB strains BM13, BM21 and BM49 (homology with Achromobacter xylosoxidans BL6, Bacillus subtilis strain S2O and Uncultured Bacillus sp. Filt.171 at level 91%, 94% và 94% respectively) with the ratio 3:1. This mixture was used with the additional rate of 6% showed the effective degradation of bagasse in vitro conditions as well as supporting experimental cows in digestion of rich-fiber food in vivo conditions. Besides, 10% suspension of the yeast strain D11 (homology with Candida inconspicua at level 96%) was combined with the mixture of RB (BM13, BM21, BM49) strains in order to ferment ethanol from bagasse.
3. Application/potential application of the study in real situation, needs for further researches
Results in the study can be applied in further researches and curriculum. Supplying the initial source material is 2 microorganism combinations (the 1st combination is 4 RB strains, BM13, BM21, BM49 and DD9, which can hydrolyze bagasse in invitro condition, and as well as positive supporting for feed digestion of experimental cows in vivo. The 2nd one includes 1 yeast strain (DD9) and 3 RB (BM13, BM21 and BM49) strains which was capacity for ethanol fermentation by using sugarcane bagasse as a raw substrate. These microbiological mixturer are possible to develop as bio-products for application in breeding in farm, home-scale condition as well as ethanol fermentation in pilot scale.
>> Xem chi tiết nội dung luận án.
>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.