Tiêu đề: “Kỹ thuật sản xuất và xử lý sau thu hoạch nhựa buồng hoa dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tại một số vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tác giả:  Lê Thị Thanh Thủy, Khóa 2011, đợt 1.

 Chuyên ngành: Khoa học cây trồng, Mã ngành: 62620110; Nhóm ngành – Lâm – Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Hâu, Trường Đại học Cần Thơ.

 Thời gian bảo vệ: 08 giờ 30, Thứ bảy ngày 9 tháng 4 năm 2016.

 Địa điểm bảo vệ: P.B007 Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

1. Tóm tắt nội dung luận án

a) Điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả kinh tế của cây dừa nước.

b) Khảo sát sự ra hoa, mùa vụ ra hoa và sự phát triển trái ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

c) Kỹ thuật kích thích cho buồng hoa tiết nhựa ở ba vùng nước trên:

- Xác định thời điểm tác động

- Xác định chu kỳ và thời gian tác động.

d) Kỹ thuật xử lý khi thu hoạch nhựa buồng hoa:

- Khảo sát sự biến đổi của nhựa sau khi tiết ra khỏi cuống.

- Xác định nồng độ CaO và Na2S2O5 với tác dụng kéo dài thời gian bảo quản nhựa buồng hoa.

2. Những Kết quả mới của luận án:

a) Lá là sản phẩm duy nhất được thu hoạch từ cây dừa nước với hiệu quả kinh tế rất thấp 800.000 đồng (lá đứng) và 1.800.000 đồng (lá chầm)/ 1.000 m2/ năm.

b) Cây dừa nước ra hoa tập trung vào hai đợt: tháng 1 đến tháng 3 và tháng 11 đến tháng 12. Buồng hoa phát triển đạt kích thước tối đa là sáu tháng từ khi hoa nở. Trọng lượng buồng hoa, chu vi buồng hoa (chiều cao và chiều rộng), chiều dài và kích thước cuống buồng hoa ở vùng nước mặn luôn nhỏ hơn vùng nước ngọt và nước lợ. Tổng số trái/ buồng và tỉ lệ trái có cơm không có sự khác biệt ở ba vùng.

c) Có thể tác động cho cuống buồng hoa tiết nhựa bằng cách: làm sạch hết lớp mo bao bên ngoài của cuống, dùng tay uốn cong cuống theo cùng một hướng 12 lần, tiếp tục dùng chày gỗ vỗ nhẹ dọc theo chiều dài cuống ở cả hai mặt cuống (32 lần/ mặt) và dùng mặt bên của chày gỗ để đánh bốn lần vào gốc cuống ở cùng một vị trí với chu kỳ tác động 3 ngày/ lần, thực hiện liên tục 5 tuần ở vùng nước mặn và nước ngọt; 5 tuần hoặc 7 tuần đối với vùng nước lợ khi buồng hoa đạt từ 4,5-6,0 tháng tuổi (70-100 cm, chu vi theo chiều rộng và chiều cao). Năng suất nhựa buồng hoa/ buồng/ ngày ở vùng nước ngọt (880ml), nước lợ (1.190 ml) và nước mặn (800 ml), tổng thời gian thu nhựa là 46 ngày (nước lợ) và 57 ngày (nước mặn). Độ Brix, đường sucrose, đường tổng ở vùng nước mặn luôn lớn hơn vùng nước ngọt và lợ.

d) Nhựa buồng hoa đã bị hư hỏng và mất giá trị cảm quan về hình thái, mùi vị và màu sắc tại thời điểm 7 giờ từ khi chảy ra khỏi cuống. Để duy trì được chất lượng nhựa buồng hoa khi chảy ra khỏi cuống đến 9 giờ dùng CaO (nồng độ 1,0 g/ L) hoặc đến 15 giờ dùng Na2S2O5 (nồng độ 1,6 hoặc 1,8 g/ L).

3. Các ứng dụng trong thực tiển.

Đề xuất được quy trình tác động cho cây dừa nước tiết nhựa (Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ cấp cho sáng chế “Quy trình sản xuất mật từ cuống buồng hoa dừa nước”, số: 77672/QĐ-SHTT ngày 23/12/2014) và xác định được chất bảo quản nhựa buồng hoa trong quá trình thu hoạch. Từ đó mở ra hướng khai thác tiềm năng của cây dừa nước, tạo ra nguồn nguyên liệu mới cho các ngành công nghệ chế biến thực phẩm như đường, rượu, giấm…

>> Xem chi tiết nội dung luận án.

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20586875
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
6761
45789
375860
20586875
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x