Tiêu đề: “Phát triển thị trường mía đường Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tác giả:  Huỳnh Văn Tùng, Khóa 2012 đợt 1.

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã ngành: 62620115; Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải, Trường Đại học Cần Thơ.

 Thời gian bảo vệ: 08 giờ 00, Thứ bảy ngày 07 tháng 01 năm 2017.

 Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II - Trường Đại học Cần Thơ.

1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án này được thực hiện nhằm phân tích cấu trúc, sự vận hành và đánh giá kết quả thực hiện kinh doanh của ngành hàng mía đường khu vực ĐBSCL, từ đó đề xuất các khuyến nghị góp phần phát triển thị trường mía đường khu vực ĐBSCL. Số liệu của luận án được thu thập từ các tác nhân tham gia trong cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL, với tổng cộng 365 quan sát, bao gồm: nhóm tác nhân sản xuất (308 nông hộ trồng mía), nhóm tác nhân thương mại (20 thương lái, 16 bán buôn, 18 bán lẻ), nhóm tác nhân chế biến (3 nhà máy đường) và các tác nhân hỗ trợ trong cấu trúc thị trường (ngành nông nghiệp, cán bộ khuyến nông,…).

Luận án dựa trên cách tiếp cận mô hình SCP. Luận án đã kế thừa được thành quả của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về cách tiếp cận, về phương pháp phân tích, nội dung phân tích để xây dựng được khung nghiên cứu của luận án. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía đường tại khu vực ĐBSCL trong thời gian qua. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích cấu trúc thị trường SCP, phân tích hồi quy theo mô hình Probit, phân tích hồi quy đa biến các biến cấu trúc thị trường, các biến thực hiện thị trường có tác động lên biến kết quả thực hiện thị trường. Đồng thời xây dựng và lựa chọn kênh phân phối hiệu quả. Phương pháp phân tích ma trận SWOT, kết hợp phương pháp cây vấn đề, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp, các khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm phát triển ngành hàng mía đường khu vực ĐBSCL.

2. Những kết quả mới của luận án:

- Nguồn gốc mía giống được các hộ chọn khá đa dạng, chủ yếu được mua từ hàng xóm, mua ở địa phương khác, từ thương lái bán giống, doanh nghiệp cung cấp giống, cơ sở sản xuất giống địa phương, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mía đường. Đồng thời, có thể thấy rằng nông hộ đa số không được tập huấn kỹ thuật, nông hộ trồng mía vẫn dựa trên kinh nghiệm sản xuất lâu đời và thói quen từ xưa, việc này đã và sẽ gây ra những trở ngại cho việc tăng năng suất và chữ đường trong sản xuất mía.

- Phần lớn nông hộ trồng mía có nhiều năm kinh nghiệm và gắn bó lâu đời với cây mía. Nông hộ sử dụng diện tích đất thuê khá cao do không có nhiều đất canh tác, và do thiếu lao động, thiếu vốn, và sản xuất không có hiệu quả, nên nông dân tự ý cho thuê hoặc sang nhượng ruộng đất cho các hộ trồng mía khác.

- Nông hộ gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, giá vật tư đầu vào, kèm theo các biến động về thời tiết làm ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả sản xuất mía của nông hộ. Bên cạnh đó, trong quá trình tiêu thụ mía nông hộ gặp khó khăn chủ yếu là về giá. Nông hộ trồng mía cho rằng trở ngại lớn nhất mà các hộ trồng mía gặp phải là giá cả mía bấp bênh và thường phụ thuộc vào chữ đường, mặt khác còn bị tác động bởi giá đường trong nước và thế giới.

- Kênh phân phối trong cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL (từ nông hộ đến người tiêu dùng cuối cùng) khá đơn giản. Có 08 kênh marketing chính cho ngành mía đường, và cho thấy thương lái chuyển tải lưu lượng lớn sản phẩm của toàn kênh. Đồng thời, nhà máy đường chuyển tải lưu lượng lớn đường cho nhà bán buôn/đại lý.

- Kết quả phân tích cấu trúc thị trường chỉ ra rằng thị trường mía đường trong nghiên cứu có sự cạnh tranh cao. Mức độ tập trung của thị trường đối với doanh nghiệp mía đường khá cao, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là có tồn tại nhưng không quá khốc liệt và gay gắt. Tuy nhiên, đối với thương lái mía và nhà bán buôn ĐBSCL thì hoạt động trong một thị trường cạnh tranh. Thị phần của họ thấp và mức độ canh tranh cao. Đối với các đối thủ cạnh tranh: (1) Tập trung thị phần không nằm trong một doanh nghiệp mía đường nào; (2) Thương nhân dễ dàng tiếp cận thông tin. Đồng thời, rào cản lớn nhất của thương lái khi tham gia vào thị trường mua bán mía nguyên liệu là nguồn vốn. Nguồn vốn lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để thương lái có thể thu mua mía dễ dàng.

- Với kết quả phân tích sự vận hành thị trường mía đường ĐBSCL, cho thấy những nhà kinh doanh mía đường thể hiện chức năng marketing khác nhau bao gồm: mua vào, bán ra, vận chuyển, tồn trữ, thương lượng và ký hợp đồng trong mua bán, tiếp cận thông tin thị trường, quan hệ tài chính của các tác nhân trong kinh doanh. Hoạt động vận chuyển của thương lái mía chủ yếu bằng ghe là phổ biến, hoặc một số thương lái không có đủ vốn để đầu tư cho phương tiện vận tải thì lựa chọn phương án thuê dịch vụ vận chuyển từ các đối tượng khác. Bên cạnh đó, công tác bảo quản vẫn chưa có sự đột phá nào, thương lái chủ yếu là để sản phẩm chịu thất thoát tự nhiên và xem đây là một chi phí tổn thất phải chịu trong quá trình hoạt động của mình.

- Đối với phân tích kết quả thực hiện thị trường chỉ ra rằng, các kênh phân phối mía đường được tổ chức khá hiệu quả và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người tiêu dùng cuối cùng: Đáp ứng về chủng loại và chất lượng, đáp ứng về bao bì, đóng gói, đáp ứng về phân loại sản phẩm,… Phân đoạn mua bán mía, có ba tác nhân chính tham gia vào hoạt động này là nông hộ, thương lái và nhà máy, trong khi đó phân đoạn bán đường, có hai tác nhân chính tham gia vào hoạt động này là bán buôn và bán lẻ.

- Nhà bán lẻ là đối tượng tạo ra giá trị gia tăng thấp so với nông hộ và nhà máy, nhưng có tỷ số NPr/VA cao nhất. Trong khi đó, thương lái và nhà bán buôn tạo ra giá trị gia tăng không nhiều nhưng lại có tỷ số NPr/VA tương đối cao hơn nhà máy và nông hộ trồng mía.

- Trong tất cả các tác nhân thì nông dân là người sản xuất có hiệu quả cao nhất, với 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra họ thu được 0,65 đồng lợi nhuận, kế đến là người bán lẻ (với 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra họ thu về 0,1 đồng lợi nhuận).

- Kết quả tổng hợp chi phí marketing và lợi nhuận, cho thấy hộ nông dân có tỷ suất lợi nhuận trên giá bán cao nhất, kế tiếp là bán lẻ, và thấp nhất là thương lái. Điều này cho thấy, sự phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi là chưa hiệu quả, cần phải có sự điều chỉnh hợp lý nhằm phát huy hiệu quả và duy trì sự bền vững của ngành mía đường.

- Năm nhóm giải pháp được đề xuất nhằm phát triển cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL gồm: Tái cấu trúc hệ thống phân phối mía đường; xây dựng mô hình liên kết, tổ chức hợp tác sản xuất nhằm phát triển vùng mía nguyên liệu ổn định; giải pháp phát triển thị trường và hoạt động của doanh nghiệp mía đường (chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược hội nhập về phía sau, chiến lược cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất, chiến lược liên doanh, liên kết); giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng mía tại ĐBSCL; giải pháp rà soát, bổ sung và định hướng các chính sách để phát triển sản xuất mía đường tại ĐBSCL.

3. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

3.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án có ý nghĩa thiết thực có thể ứng dụng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất và kinh doanh mía đường tại ĐBSCL. Các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển cấu trúc thị trường mía đường ĐBSCL là cơ sở khoa học đối với lãnh đạo ngành nông nghiệp trong việc quy hoạch ngành mía đường.

Những phát hiện của nghiên cứu này cũng rất hữu dụng cho những nông hộ trồng mía, những nhà máy, thương nhân và những đại lý tiếp thị để đưa ra những quyết định. Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu để bắt tay vào các nghiên cứu giống mía hoặc những nghiên cứu có liên quan đến phát triển ngành hàng mía đường trong thời kỳ hội nhập.

3.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, một số hướng nghiên cứu tiếp theo được gợi mở như sau:

(i) Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường, sự vận hành thị trường và kết quả thực hiện thị trường mía đường ĐBSCL (nghiên cứu mở rộng cho thị trường xuất nhập khẩu)

(ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hợp đồng liên kết (contract farming – CF) giữa nông hộ trồng mía và doanh nghiệp mía đường ĐBSCL.

(iii) Tác động của thể chế (I.E) đến phát triển ngành hàng mía đường ĐBSCL.

(iv) Tác động của hội nhập quốc tế đến tình hình xuất nhập khẩu đường tại ĐBSCL.

(v) Tác động của hiệu quả thị trường đến quyết định cung sản phẩm mía của nông hộ trồng mía ĐBSCL.

(vi) Phân tích các nội dung liên quan đến hiệu quả từ phụ phẩm để giảm giá thành sản xuất của việc mở rộng chuỗi giá trị các sản phẩm sau đường (bã bùn làm ra phân vi sinh, bã mía sản xuất điện, ván dăm, bàn ghế, bột giấy, mật đường làm ra ethanol), và cạnh đường (chế biến sữa, nước giải khát).

                 Người hướng dẫn                                                                            Nghiên cứu sinh

 

            PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải                                                               Huỳnh Văn Tùng

 

INFORMATION OF THESIS

Thesis: “Development of the sugarcane industry in the Mekong Delta region”.

Major: Agricultural Economy                         Code: 62620115

PhD Candidate: Huynh Van Tung

Supervisor: Assoc. Prof. Luu Thanh Duc Hai, PhD

Educational Unit: Cantho University.

1. Summary of the thesis

The thesis aimed to explore the market structure, operation and evaluation of business performance of the sugarcane industry in the Mekong Delta to propose recommendations contributing to the development of the sugarcane industry in the Mekong Delta region.

The data was collected from the agents involved in the sugarcane market structure in the Mekong Delta with a total of 365 observers including a group of production agents (308 sugarcane farmers), a group of commercial agents (20 traders, 16 wholesalers, 18 retailers), a group of processing agents (03 sugarcane factories), and the supporting agents in the market structure (agriculture, extension officers, etc).

SCP approach was applied in the thesis. Approaching methods, data analysis and analysis contents from other domestic and international studies were inherited to build up research framework of the thesis. Descriptive statistics were used to analyze the curent situation of production, processing and consumption of sugarcane in the Mekong Delta region in recent years. In addition, the key indicators of SCP market structure analysis, Probit Regression, and Multivariate Regression analysis of market structure variables and market performance variables effecting on market performance result variables were used. Moreover, contructing and selecting effective distribution channels were conducted. SWOT analysis matrix together with the problem tree method were applied to propose solutions, recommendations and policy implications for the development of sugarcane industry in the Mekong Delta region.

2. The new findings of the thesis

- The origin of sugarcane varieties selected by households was quite diverse. These varieties were mainly bought from neighbors, other locals, traders of seeds, enterprises of seed supply, local seed producers, which can significantly affect to the quality of sugarcane. In addition, it could be seen that most of the farmers were not technically trained. Sugarcane farmers still relied on longstanding production experience and habits from the past, which has created obstacles for the increasing of yield and commercial cane sugar in sugarcane production.

- Most sugarcane farmers had many years of experience and a long stick with  sugarcane. The percentage of farmers using renting areas for production was quite high because there was not enough land for cultivation, lack of labor and capital, and inefficient production; as a result, farmers voluntarily leased or transfered land to other sugarcane farmers.

- Farmers faced many difficulties such as lack of capital for production, the price of inputs, together with the changes in the weather making a remarkable impact on the results of the sugarcane production of farmers. Furthermore, during the consumption of sugarcane, the main obstacle was about the price. It could be concluded that the biggest obstacle for sugarcane growers was the precarious market price and it often depended on commercial cane sugar. Moreover, it was also affected by national and international price.

- Marketing channel of the sugarcane market structure in the Mekong Delta (from the producers to the final consumers) was quite simple. There were 8 major marketing channels for the sugarcane industry. It shows that traders conveyed large amount of products in the whole channel. In addition, sugar factories conveyed large amount of sugar for wholesalers/agents.

- The analysis results of market structure indicated that the sugarcane market in the study had a high level of competition. The level of market concentration to sugarcane enterprises was quite high, and there was the competition among enterprises, but not so fierce and intense. However, sugarcane traders and wholesalers in the Mekong Delta operated in a competitive market. Their market share was low, but the level of competition was high. For competitors: (1) market concentration was not in a certain sugarcane enterprise; (2) it was easy for traders to access to information. In addition, the biggest barrier for traders to participate in the buying and selling market of raw sugarcane was capital. Big capital facilitated traders in purchasing sugarcane.

- The analysis results of the sugarcane market operation in the Mekong Delta presented that sugarcane traders expressed different marketing functions including buying, selling, transporting, storing, negotiating and signing contracts, access to market information, and financial relationships of the actors in the business. Transporting activity of sugarcane traders mainly by boat was popular. Some of the traders did not have enough capital to invest in the transport means; therefore, they hired transportation services from others. Moreover, there was still not an innovation in preservation so traders mainly let products expose to natural loss and considered it as a cost during their operation process.

- The analysis results of the market operation indicated that the sugarcane distribution channels were organized quite effectively and provided useful services to final consumers such as meeting on the type and quality, meeting on the packaging, packing, meeting the classification of the product, etc. For the purchasing segment of sugarcane, there were three main factors involved in such activities including farmers, traders and factories, while there were two main factors involved in segment of selling sugarcane including wholesalers and retailers.

- Retailers created the lowest added value, but the highest NPr/VA ratio compared to factories and sugarcane farmers. Meanwhile, wholesalers and traders made not much added value, but a rather higher NPr/VA ratio compared to factories and sugarcane farmers.

- Among all the actors, farmers had the most effective production (with 01 VND of intermediate cost, they earned a profit of 0.65 VND). Next was retailers (with 01 VND of intermediate cost, they earned a profit of 0.1 VND).

- The synthesis results of marketing costs and profits illustrated that farmers had the highest profit/price ratio, followed by retailers, and traders got the lowest one. This showed that the distribution of profits between the actors in the channel was not effective. There must be a reasonable adjustment to promote the efficiency and maintain the sustainability of the sugarcane industry.

- Five groups of solutions were recommended to develop the sugarcane market structure in the Mekong Delta including restructuring the sugarcane distribution system; building co-operation models and production cooperation organizations to develop stable raw sugarcane areas; applying solutions for market development and operation of the sugarcane enterprises (strategy of market expansion, strategy for improving the quality and diversification of products, strategy for backward integration, strategy for improvement and innovation of production technology, strategy for joint ventures and network); methods to improve income for sugarcane farmers in the Mekong Delta; solutions for checking, supplementing and orienting policies to develop sugarcane production in the Mekong Delta.

3. Applications in reality, issues that need further study

3.1. Ability to apply in practice

The thesis has practical significance that can be applied in teaching, scientific research, production and sales of sugarcane in the Mekong Delta region. The proposed solutions to develop the sugarcane market structure in the Mekong Delta region is a scientific base for the leaders in agricultural sector in making a master-plan of sugarcane industry.

The findings of this study are also useful for sugarcane farmers, factories, traders and marketing agents to make decisions. This research can be used as an important reference for studies on sugarcane varieties or other studies related to the development of the sugarcane industry in the integration period.

3.2. Issues left open to further research

Within the scope of the study, there are still some restrictions in the study. Therefore, there are some suggestions for further research such as

(i) Explore the relationship among market structure, market operation and market performance of the sugarcane industry in the Mekong Delta (import-export market was also included in the research)

(ii) Identify factors related to the performance of Contract Farrming – CF between sugarcance farmers and enterprises of the sugarcance industry in the Mekong Delta.

(iii) Evaluate Institutional Effectiveness (I.E) on the development of sugarcance industry in the Mekong Delta

(iv) Research on impacts of international integration to import and export situation of sugarcane in the Mekong Delta region;

(v) Impacts of market efficiency to farmers’ decisions on supplying sugarcane in the Mekong Delta region;

(iv) Analyze contents related to the effectiveness of by-products to reduce the production cost of the expansion of the value chain of end-products (Microorganic fertilizer from sugarcane mud, sugarcane bagasse for electicity production, Particle Board, furniture, pulp, molasses for ethanol production) and co-products (dairy products processing, beverages)…

Suppervisor

Assoc.Prof. Luu Thanh Duc Hai, PhD

PhD Candidate

Huynh Van Tung                         

>> Xem chi tiết nội dung luận án.

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20655554
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
2638
114468
444539
20655554
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x