Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ BOTULIN CỦA VI KHUẨN Clostridium botulinum TRÊN VỊT TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”.
Tác giả: Nguyễn Thu Tâm Khóa: 2013
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 62640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Đức Hiền - Trường Đại học Cần Thơ
Luận án “Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2013 đến 2017, tại các tỉnh, thành phố gồm An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ (TPCT) với mục tiêu chung là đánh giá tần suất lưu hành bệnh botulism trên đàn vịt chạy đồng của Đồng bằng sông Cửu Long; xác định sự hiện diện vi khuẩn C. botulinum cũng như type độc lực của botulin trên vịt bệnh và môi trường chăn nuôi; đồng thời đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng C. botulinum phân lập được tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Điều tra 187.505 vịt chạy đồng (VCĐ) được nuôi dưỡng tại tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ (TPCT), trong đó có 108.505 con vịt đẻ và 79.000 con vịt thịt. Kết quả cho thấy, 2.253 con VCĐ được nuôi dưỡng tại ĐBSCL mắc bệnh botulism chiếm 1,19 %. Tỷ lệ vịt đẻ mắc bệnh 1,52% cao hơn vịt thịt (0.91%) và khác nhau có ý nghĩa thống kê. Triệu chứng lâm sàng của bệnh botulism trên VCĐ là liệt cổ, liệt mí mắt, đồng tử dãn và liệt chân xuất hiện ở tần suất khá cao lần lượt là 87,92%, 90,07%, 79,78%, triệu chứng vịt giảm ăn ủ rũ, xù lông, kém vận động với tỷ lệ 68,55; tiêu chảy phân trắng- xanh 70,96% và tiêu chảy máu là 34,30%. Bệnh tích gan, phổi xuất huyết chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 95,48%, 86,19%, bệnh tích ruột trống thức ăn và sinh hơi cũng chiếm tỷ lệ khá cao 92,14%.
Phân lập vi khuẩn C. botulinum trên bệnh phẩm của vịt bệnh theo Lindstrom and Korkeala (2006) và qui trình có cải tiến, kết quả cho thấy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn C. botulinum trên mẫu phân vịt bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn trên mẫu gan với tỷ lệ lần lượt là 50,72% và 43,13%. Xác định độc tố trong 200 mẫu huyết thanh của vịt bệnh botulism bằng thừ nghiệm trên chuột bạch theo tiêu chuẩn CDC - Hoa Kỳ (1998) với kết quả Lô I- không xử lý nhiệt xuất hiện 63% chuột chết và 37% chuột có triệu chứng bất thường. Định type độc tố botulin bằng phản ứng trung hòa với huyết thanh chuẩn, kết quả thể hiện tỷ lệ mẫu huyết thanh chứa độc tố botulin type C là khá cao, chiếm 40,48%; kế đến là mẫu huyết thanh chứa độc tố botulin type E với tỷ lệ 28,57%, thấp nhất là mẫu huyết thanh chứa độc tố botulin type D với 25,40%; Đặc biệt, kết quả thí nghiệm còn có sự hiện diện kết hợp giữa type C + type D là 3,97% và giữa type C+ type E là 1,59%.
Xác định các các yếu tố nguy cơ gây bệnh botulism trên VCĐ ở ĐBSCL bằng cách phân lập vi khuẩn C. Botulinum trên đất ruộng, nước trên mặt ruộng, cua và ốc trên ruộng nuôi có vịt bệnh theo qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum của Lindstrom and Korkeala (2006) và qui trình có cải tiến. Kết quả cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn C. botulinum trên đất 17,5%, nước trên mặt ruộng 19,67%; trên cua (8,33%) cao hơn trên ốc (3,00%) và sự sai khác của hai tỷ lệ này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P<0,01.
Đánh giá tính gây bệnh của vi khuẩn C. botulinum phân lập được bằng cách xác định LD50 trên vịt được tiêm truyền độc tố botulin vào tĩnh mạch và đường uống. Sau 7 ngày theo dõi, kết quả cho thấy 23/32 mẫu làm vịt chết, chiếm 71,88% và vịt có biểu hiện triệu chứng bất thường 28,12%. Vịt xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như ủ rủ, ít đi lại, xù lông, giảm ăn, giảm đẻ chiếm tỷ lệ 100%; triệu chứng liệt cổ chiếm 92,19%; liệt mí mắt, dãn đồng tử với tỷ lệ 76,19%; liệt chân chiếm 60,94%; tiêu chảy phân trắng - xanh chiếm 35,94%. Mổ khám bệnh tích cho thấy gan xuất huyết chiếm 92,19%, bệnh tích ruột trống thức ăn, sinh hơi chiếm 89,06%, phổi tụ huyết với tỷ lệ 81,25%.
1.2 Ý nghĩa khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống bệnh botulism trên vịt chay đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó xây dựng được quy trình khoa học trong chẩn đoán xác định bệnh, đồng thời là cơ sở khoa học trong việc xây dựng qui trình phòng trị bệnh botulism trên vịt chay đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung
1.3 Những điểm mới của luận án
- Đã đưa ra những bằng chứng khoa học xác thực đầu tiên về sự lưu hành của bệnh liệt mềm cổ và vi khuẩn C. botulinum trên vịt ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh botulinum trên vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xác định được các type độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum gây bệnh liệt cổ trên vịt.
- Kỹ thuật mouse bioassay được áp dụng để xác định bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt ở Việt Nam.
The thesis named “Study on botulin poisoning disease of Clostridium botulinum on ducks in the Mekong Delta” was conducted from 2013 to 2017 in An Giang, Hau Giang, Kien Giang and Can Tho to clarify the frequency of the botulism disease on the free-grazing ducks of the Mekong Delta; the prevalence and botulin toxin types of C. botulinum isolated from infected ducks and the environment; the evaluation of pathogenicity of isolated C. botulinum strains in the Mekong Delta.
A total of 187,505 free-grazing ducks were examined in An Giang, Hau Giang, Kien Giang, and Can Tho including 108,505 laying ducks and 79,000 meat ducks. The results indicated that 2,253 ducks were infected with botulism disease with 1.19 % in a total of ducks. Laying ducks were infected disease (1.52%) higher than meat ducks were (0.91%) with a significant statistical difference. The clinical symptoms of botulism infected ducks were neck paralysis, eyelids paralysis – mydriasis, leg paralysis at high rates of 87.92%, 90.07%, 79.78% respectively; ducks were less eating, moody, ruffled feathers, fewer activities 68.55%; greenish diarrhea and bloody diarrheas were 70.96% and 34.30%. The lesions of liver and hemorrhage lung were also high at 95.48%, 86.19%; and gas in the intestine was 92.14%.
The isolation of C. botulinum from duck specimens has followed the method of Lindstrom and Korkeala (2006) and had a modification. The prevalence of C. botulinum was in feces (50.72%) higher than that in the liver (43.13%). The determination of botulin toxin with 200 serum samples from infected ducks was examined on mice following the standard of CDC (1998); the result in Group I (without heat treatment) showed that mice were died at 63% and abnormal at 37%. By the neutral reaction, the sera were with botulin type C at a relatively high rate (40.48%), followed by type E (28.57%), type D (25.40%); especially, there were the combination types of type C + type D (3.97%) and type C+ type E (1.59%).
The risk factors of the botulism disease in the free-grazing ducks were determined via the isolation of C. botulinum from the soil, water, crabs, and snails at the fields with infected ducks. It was also done by following the modified method of Lindstrom and Korkeala (2006). The prevalence of C. botulinum was 17.5% in soil, 19.67% in water; especially, C. botulinum was present in crabs (8.33%) higher than in snails (3.00%) (P<0,01).
The pathogenicity of isolated C. botulinum strains was examined the LD50 on ducks by injection of toxin suspension via the intravenous and oral route. Ater 7 observed days, it showed that 23/32 samples made ducks die (71.88%) and abnormal ducks were 28.12%. Ducks exhibited the clinical symptoms such as moody, less movement, ruffled feathers, less eating and laying (100%); neck paralysis (92.19%); eyelids paralysis, and mydriasis (76.19%); leg paralysis (60.94%); greenish diarrhea (35.94%). The lesions were hemorrhage liver (92.19%), the empty and gas producing in the intestine (89.06%), and hemorrhage lung (81.25%).
1.2 The scientific meaning of this study
It is the first study that systematic research about the botulism disease on the free-grazing ducks in the Mekong Delta, Vietnam. From those results, a scientific process can be formed for diagnosing this disease as well as preventing and treatments of the botulism disease on the free-grazing ducks in the Mekong Delta and Vietnam.
1.3 The new scientific distributions
- Supplying scientific evidence firstly about the prevalence of the botulism disease and C. botulinum on the free-grazing ducks in the Mekong Delta.
- Determination of risk factors causing the botulinum disease to the free-grazing ducks in the Mekong Delta.
- Determination of botulin types of C. botulinum in the infected ducks in the Mekong Delta.
- Application of the mouse bioassay to indicate the botulin infection due to Clostridium botulinum in ducks in Vietnam.