Tên đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng DVTN đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long”.
Tác giả: Đinh Công Thành, Khóa: 2014
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: TS. Lê Tấn Nghiêm - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Hồng Gấm - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ
Đề tài nghiên cứu tác động của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nội dung chính của luận án tập trung vào bốn mục tiêu: (1) Phân tích tình hình sử dụng dịch vụ thuê ngoài của các DNNVV ở ĐBSCL; (2) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài của doanh nghiệp; (3) Xây dựng và kiểm định mô hình tác động của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (4) Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực thuê ngoài cho các DNNVV ở ĐBSCL.
Dữ liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV ở ĐBSCL được thu thập từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê 2017 - 2018; Dữ liệu về số lượng DNNVV ở ĐBSCL được thu thập đến 2018 từ Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh đó, luận án còn thu thập dữ liệu từ 427 DNNVV có sử dụng dịch vụ thuê ngoài ở 6 địa phương gồm: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ. Để phân tích dữ liệu, các phương pháp phân tích được sử dụng, bao gồm: (1) công cụ kiểm định Cronbach’s alpha; (2) nhân tố khám phá EFA; (3) nhân tố khẳng định CFA; (4) mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, và (5) phân tích cấu trúc đa nhóm. Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện qua các điểm chính như sau:
Các dịch vụ được các DNNVV ở ĐBSCL thuê ngoài khá đa dạng, theo đó có 4 nhóm dịch vụ chính, bao gồm: (1) thuê ngoài lao động, (2) thuê ngoài công nghệ thông tin, (3) thuê tài sản, và (4) nhóm dịch vụ khác như logistics, dịch vụ pháp lý và một số dịch vụ khác. Trong đó, thuê ngoài lao động là nhóm dịch vụ được các DNNVV tại BĐBSCL sử dụng khá phổ biến, nhất là thuê ngoài dịch vụ kế toán, khai báo thuế, dịch vụ vệ sĩ/bảo vệ chuyên nghiệp, nhân sự bán thời gian và dịch vụ vệ sinh công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ thuê ngoài dịch vụ ở các DNNVV ở ĐBSCL phụ thuộc vào năm nhóm nhân tố, bao gồm: (1) khả năng kiểm soát rủi ro thuê ngoài; (2) đặc điểm chức năng của tổ chức; (3) thái độ của nhà quản trị đối với hoạt động thuê ngoài; (4) mối quan hệ giữa các bên liên quan; và (5) nhân tố lợi ích cảm nhận tác động đến mức độ doanh nghiệp thuê ngoài thông qua thái độ của các nhà quản trị khi thuê ngoài dịch vụ. Trong đó, nhân tố thái độ tác động tích cực và tác động mạnh nhất đến mức độ thuê ngoài tại các DNNVV ở ĐBSCL. Luận án còn chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của yếu tố mối quan hệ giữa các bên liên quan đến mức độ thuê ngoài trên nền tảng lý thuyết mối quan hệ RT và lý thuyết vốn xã hội SCT.
Luận án cũng đã chứng minh sự tác động của việc sử dụng nguồn lực thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL. Theo đó, thuê ngoài tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, cụ thể tác động đến các chỉ tiêu tỷ suất ROS, ROE, ROA. Mặc dù vậy, sự tác động của việc thuê ngoài đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp rất khiêm tốn (mức độ giải thích R2 = 1,30%). Ngoài ra, nhờ vào sử dụng nguồn lực đã góp phần tích cực vào hiệu quả phi tài chính doanh nghiệp, bao gồm: (1) hiệu quả về thu hút, giữ chân khách hàng và hiệu quả làm việc của nhân viên, mức độ giải thích R2 = 24,9%; (2) hiệu quả xử lý các công việc trong nội bộ và hiệu quả về phát triển tổ chức, với mức độ giải thích R2 = 14,5%.
Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy mức độ thuê ngoài có tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có qui mô, lĩnh vực kinh doanh và thời gian hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy sự tác động của mức độ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có tình hình sử dụng dịch vụ thuê ngoài như thời gian thuê ngoài, lĩnh vực thuê ngoài, thuê ngoài hoạt động cốt lỗi và thuê ngoài hoạt động phụ trợ, tỷ lệ thuê ngoài hoạt động cốt lỗi và tỷ lệ thuê ngoài hoạt động phụ trợ cũng có sự khác nhau. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất 3 nhóm hàm ý quản trị, bao gồm: (1) Tăng cường quản trị rủi ro thuê ngoài, (2) Đề xuất việc thuê ngoài theo đặc điểm của doanh nghiệp, và (3) Quản trị mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực bên ngoài cho các DNNVV ở ĐBSCL.
Luận án hoàn thành đã đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, luận án đã xây dựng thang đo cho các khái niệm lý thuyết về tác động của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của DNNVV ở ĐBSCL. Qua đó luận án đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ cho các lý thuyết với nhau. Đây là nền tảng để các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa. Về mặt thực tiễn, luận án đã đề xuất các hàm ý quản trị cung cấp cho các nhà quản lý có định hướng về việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài, và khẳng định vai trò của hoạt động thuê ngoài đối với hiệu quả hoạt động của các DNNVV tại ĐBSCL.
Từ khoá: Dịch vụ thuê ngoài; Hiệu quả hoạt động; Hiệu quả tài chính; Hiệu quả phi tài chính.
Thứ nhất, luận án dựa trên nền tảng lý thuyết tích hợp (Integrated model) giữa các lý thuyết như chi phí giao dịch TCE, lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực RBV, lý thuyết năng lực cốt lõi CCT, lý thuyết mối quan hệ RT, lý thuyết vốn xã hội SCT và lý thuyết thẻ điểm cân bằng BSC để xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động và hoàn cảnh của các DNNVV ở ĐBSCL.
Thứ hai, dựa vào cơ sở lý thuyết tích hợp, luận án đã xây dựng một mô hình nghiên cứu bao quát các nhân tố tác động đến mức độ thuê ngoài và các tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ mà các tác giả trước đây chưa trình bày một cách đầy đủ so với cơ sở lý thuyết nền.
Thứ ba, luận án còn dựa trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ RT và lý thuyết vốn xã hội SCT đã phát hiện thêm sự tác động của nhân tố mối quan hệ giữa các bên liên quan đến việc thuê ngoài và hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở ĐBSCL.
Luận án hoàn thành có những đóng góp về khía cạnh lý thuyết và giá trị thực tiễn, cụ thể như sau:
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
- Các nghiên cứu tiếp theo có thể phân tích một loại/một nhóm dịch vụ kết hợp với mở rộng phạm vi nghiên cứu tác động của thuê ngoài đến hiệu quả hoạt động của cả những doanh nghiệp có qui mô lớn hơn, qua đó có thể so sánh được hiệu quả thuê ngoài theo qui mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố khủng hoảng dịch bênh COVID-19 đến việc thuê ngoài. Bởi theo Mazzucato và Kattel (2020) cho rằng cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nguồn lực bên ngoài ở doanh nghiệp nhằm tăng khả năng linh hoạt cho các trường hợp khẩn cấp.
This study examines the impact of using outsourced services on the performance of small and medium enterprises (SMEs) in the Mekong River Delta. The study aims to: (1) analyze the outsourcing situation of SMEs in the Mekong River Delta; (2) investigate factors affecting the degree of outsourcing of SMEs in the Mekong River Delta; (3) conceptualize and validate a theoretical model of the impact of outsourcing degree on enterprise’s performance; (4) propose managerial implications to improve the efficiency of outsourcing for SMEs in the Mekong River Delta.
The study analyzes SMEs’ business performance in the Mekong River Delta by using secondary data from the General Statistics Office of Vietnam, Statistical Yearbook of Vietnam 2017 – 2018, and data on the number of SMEs was collected in 2018 from the White Book on Vietnamese Businesses 2020 of the Ministry of Planning and Investment. The primary data used to analyze this study's four main objectives were collected by the survey with the structured questionnaire and the expert interview with semi-structured interview guidelines. 20 experts who have experiences and responsibilities in outsourcing decisions in the enterprises participated in the semi-structured interview. The survey was conducted in 6 provinces of the Mekong River Delta: Bac Lieu, Soc Trang, Dong Thap, Vinh Long, Tra Vinh, and Can Tho City. A total of 427 SMEs using outsourced services in the study area participated in the survey. The study employs Cronbach’s alpha test, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), structural equation modeling (SEM), and multiple-group analysis for variables measurements and model testing.
The findings indicate that there are four main types of outsourcing in the SMEs in the Mekong River Delta, including labor outsourcing, IT outsourcing, asset outsourcing, and others (logistics outsourcing, legal services). Most SMEs in the area use labor outsourcing for accounting, tax declaration, security, part-time staff, and cleaning.
The degree of outsourcing is impacted by five factors: enterprises’ ability to control outsourcing risks, organizational characteristics of enterprises, manager’s attitude towards outsourcing, relationships between stakeholders and enterprise, and perceived benefits. There are direct positive influences of ability to control outsourcing risks, organizational characteristics, attitude towards outsourcing, and relationships between stakeholders and enterprise on the degree of outsourcing. Perceived benefits have a positive impact on the degree of outsourcing through manager’s attitudes towards outsourcing. The most important factor affecting the degree of outsourcing is the manager’s attitude towards outsourcing. By employing Relationship Theory – RT and Social Capital Theory – SCT, the study investigated the direct positive impact of relationships between stakeholders and enterprise on the degree of outsourcing.
The study also investigates the influences of the degree of outsourcing on the enterprise’s performance. The results show that the degree of outsourcing has a low impact on financial performance, particularly ROS, ROE, and ROA (R2 = 0.013). Also, the degree of outsourcing has impacts on non-financial performance. The degree of outsourcing strongly influences enterprises attracting and retaining customers and employees’ work performance (R2 = 0.249). The degree of outsourcing directly impacts the enterprise’s internal job handling efficiency and organizational development efficiency (R2 = 0.145).
The multiple-group analysis results indicate the different influences of the outsourcing degree on the different types of enterprises’ performance. The degree of outsourcing has a stronger impact on micro-enterprises performance than the small and medium-sized enterprises. Commercial and service enterprises have higher performance when outsourcing than others. The outsourcing degree has a stronger impact on the performance of the enterprises that operated for more than nine years than others. The results show that there are different influences of the outsourcing degree on the performance of the enterprises that have different outsourcing situations. According to the findings, this study proposes the three main managerial implications to improve outsourcing effectively, such as strengthen: strengthen engagement, deciding on outsourcing depend on the enterprises’ characteristics, and managing the relationship between stakeholders.
This study has significant theoretical contributions and practical contributions. Theoretically, the study provides the theoretical model of the impact of outsourcing degree on enterprise’s performance. Practically, the study provides insights into the outsourcing performance of SMEs in the Mekong River Delta.
Keywords: Outsourcing; Performance; Financial performance; Non-financial performance.
Firstly, the thesis is based on the integrated theory of Transaction Cost Economicsction theory, Resource-Based Views, Core Competency Theory, Relationship Theory, Social Capital Theory, and Balanced Scorecard theory to build modeling suitable for SMEs' context in the Mekong Delta.
Secondly, based on the theory of integration, the thesis has made a general research model of factors affecting the level of outsourcing and the criteria to measure enterprises' performance. This is what previous studies have not fully presented compared to the theory.
Thirdly, the thesis is also based on the Relationship Theory of Klepper (1995), and the Social Capital Theory of Bourdieu (1986) has discovered the impact of the relationship between stakeholders in outsourcing on the performance of SMEs in the Mekong River Delta.
The completed thesis has the following contributions to the theoretical aspects and practical values:
- Contribution to research methodology: Measurement scales for concepts are designed, adapted, and achieved research reliability in SMEs' Mekong Delta. The thesis also adds a scale to measure the concept of perceived benefits and supplement the concept of the relationship between stakeholders in outsourcing.
- Theoretical contributions: The research has built a theoretical model of outsourcing impact on the performance of SMEs in the Mekong Delta based on the theory of integration between Transaction Cost Economics - TCE, Resource-Based Views - RBV, Core Competency Theory - CCT, Relationship Theory - RT, Social Capital Theory - SCT and Balanced Scorecard - BSC. The test results show the suitability of the theoretical model with market data. Thereby, the research has added to the relevant theoretical system about the performance of enterprises when outsourcing.
- Practical contributions: This study contributes significantly to providing practical value to businesses to improve enterprises' performance. In addition, the study also provides practical value for organizations/individuals specialized in providing services to have information and meet the needs of businesses.
Issues that need to be further studied:
- The next studies can analyze a service type/group combined with expanding the research scope of outsourcing on the larger enterprises' performance. Thereby, it is possible to compare the efficiency of outsourcing by firm size.
- Further studies can examine the impact of epidemic crisis factor COVID-19 on outsourcing. Because according to Mazzucato and Kattel (2020), this crisis affects the need to use external resources in businesses to increase flexibility for emergencies.