Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh An Giang” .

 Tác giả: La Nguyễn Thùy Dung, Khóa 2011 đợt 2.

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp;  Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Văn Nam, Trường Đại học Cần Thơ.

1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm gạo, phân tích giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng lúa của nông hộ, đồng thời tìm ra những tồn tại cần khắc phục làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang. Luận án được thực hiện với tổng số quan sát là 291 bao gồm các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cùng các nhà hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ. Trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết về cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị – ValueLinks” (2007) của Eschborn GTZ, ‘’Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo: sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị’’M4P (2007) của dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, Ngân hàng Phát triển Châu Á kết hợp kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án tập trung nghiên cứu vào đối tượng nông hộ trồng lúa, đặc biệt là các hộ nghèo (theo tiêu chuẩn hộ nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015). Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ nghèo. Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị được sử dụng nhằm phát hoạ sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gạo. Phương pháp hồi quy tuyến tính giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu nhập từ trồng lúa của hộ nghèo. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang.

2. Những kết quả mới của luận án:

- Các nông hộ nghèo tại An Giang có diện tích đất trồng lúa khá nhỏ, manh mún nên đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất riêng lẻ cũng như khả năng tham gia mô hình sản xuất liên kết với các doanh nghiệp là rất thấp. Họ canh tác giống lúa IR50404 chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có chi phí sản xuất cao hơn trong khi khả năng tiếp cận thông tin thị trường thấp hơn so với nhóm nông hộ không nghèo. Thương lái là thị trường tiêu thụ lúa tươi duy nhất của nông hộ nghèo.

- Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ nghèo đều ở mức tương đối tốt. Tuy nhiên, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí của nhóm nông hộ này chỉ đạt mức trung bình (trong trường hợp không thay đổi theo quy mô) và mức tương đối khá (khi thay đổi theo quy mô). Kết quả tính toán cho thấy nhóm nông hộ nghèo vẫn còn khả năng tăng quy mô để có thể đạt hiệu quả sản xuất tối ưu trong thời gian sắp tới.

- Khi giá bán giảm, trong điều kiện các khoản chi phí không đổi làm cho giá trị gia tăng và lợi nhuận/kg của các nhóm nông hộ bị giảm. Khi giá giảm từ 20% so với giá ban đầu, nông dân trồng lúa nghèo sẽ bị lỗ. Ngoài ra, khi chi phí trung gian giảm mặc dù giá bán không thay đổi làm cho giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của nông dân được tăng lên, đồng thời khoảng cách chênh lệch về lợi nhuận/kg của các nhóm được thu hẹp lại.

- Giá trị gia tăng được tạo ra ở mỗi kênh thị trường có giá trị khác nhau và có sự chênh lệch trong phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân. Nhìn chung, nông hộ trồng lúa tại An Giang đạt được giá trị gia tăng thuần cao nhất trong các tác nhân về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Tuy nhiên, nông hộ nghèo chưa đạt được mục tiêu ‘’có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất’’ của Nghị quyết 63 đã đề ra.

- Nhóm nông hộ không nghèo đóng góp 94% tổng sản lượng của chuỗi giá trị gạo tỉnh An Giang trong năm 2014. Điều này có nghĩa là nhóm nông hộ nghèo có tham gia vào chuỗi giá trị gạo nhưng với tỷ trọng rất ít. Số lượng kênh thị trường mà nông hộ nghèo tham gia ít hơn so với nhóm nông hộ không nghèo trồng lúa, vì nông hộ nghèo chỉ tham gia vào những kênh thị trường mà đối tác tiêu thụ lúa là thương lái.

- Phần lớn mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi đều không mang tính chính thống và chặt chẽ với nhau. Các tác nhân cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết, vì thực tế họ phải cạnh tranh với nhau nên sự liên kết ngang gần như là không tồn tại. Trong quá trình tham gia chuỗi, các tác nhân chịu mức độ ảnh hưởng cao từ rủi ro do thị trường.

- Nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa tại An Giang, luận án đề xuất một số giải pháp đối với nông hộ nghèo như: nếu nông hộ vẫn muốn duy trì hình thức sản xuất riêng lẻ, nông hộ nghèo nên lựa chọn hoặc sản xuất 2 vụ lúa/năm hoặc luân canh cây trồng; có thể tiếp tục trồng lúa giống IR50404 nhưng về lâu dài nên chuyển sang giống lúa chất lượng cao; chủ động nâng cao chất lượng lúa giống bằng cách chọn mua lúa giống xác nhận tại những cơ sở có uy tín; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và khả năng tiếp cận thị trường để giảm chi phí sản xuất; chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa nông hộ với nông hộ, nông hộ với thương lái và nông hộ với hợp tác xã, tổ hợp tác. Tuy nhiên, để phù hợp với chính sách và xu hướng phát triển ngành hàng lúa gạo của tỉnh An Giang và Việt Nam trong thời gian sắp tới, nông hộ nghèo cần chuyển đổi từ hình thức sản xuất riêng lẻ sang hình thức sản xuất hợp tác. Chủ động tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã sẽ giúp nông hộ nghèo có cơ hội tham gia  mô hình sản xuất liên kết và nhận thức được nhiều lợi ích khi tham gia mô hình này.

- Bên cạnh một số giải pháp cho nông hộ nghèo, luận án đề xuất một số giải pháp đối với từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị gạo tỉnh An Giang với mong muốn sự thay đổi ở từng tác nhân sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng và lợi nhuận/kg của toàn chuỗi trong thời gian sắp tới.

3. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

3.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả phân tích chuỗi giá trị gạo có sự tham gia của nông hộ nghèo và không nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ nêu lên được những tồn tại ảnh hưởng đến mỗi tác nhân tham gia chuỗi trong thời gian qua. Và những giải pháp cần thiết được đề xuất nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gạo sẽ là tài liệu quan trọng để các ban ngành tỉnh An Giang tham khảo khi xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển liên quan đến ngành hàng lúa gạo của tỉnh, đặc biệt  là  những giải pháp cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình đào tạo các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở bậc đại học và sau đại học.

3.2. Vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án vẫn còn một số tồn tại nhất định. Do đó, luận án gợi mở một số định hướng nghiên cứu trong thời gian sắp đến như sau: (i) Phân tích chuỗi giá trị gạo của 3 vụ lúa trong năm tỉnh An Giang; (ii) Phân tích thị trường tiêu thụ của sản phẩm gạo và vai trò của các tác nhân dẫn đầu trong chuỗi giá trị lúa gạo; (iii) Phân tích chuỗi giá trị gạo đến người tiêu dùng cuối cùng.

                    Người hướng dẫn                                                                  Nghiên cứu sinh

  

PGS.TS. Mai Văn Nam                                                               La Nguyễn Thùy Dung                                 

                                 INFORMATION OF DISSERTATION

The title of dissertation: Solutions for improving rice value added and the income for poor rice farming households in An Giang Province”

 Major in: Agricultural Economy                                    Code: 62620115

PhD Candidate: La Nguyen Thuy Dung

Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Mai Van Nam

Educational Unit: Can Tho University

1. Summary of the dissertation

The dissertation was conducted to analyze the operation of stakeholders involved in the rice value chain, value – added and distribution of value – added among stakeholders in the value chain of rice products; identify the factors affecting the income of the households growing rice, and find out weaknesses being the scientific basis to propose some solutions to improve value – added of rice products and contribute to enhance the income for the poor households growing rice in An Giang province. The data of the dissertation were collected from 291 observes including the main stakeholders in the value chain, supports and service support units. It was based on the theoretical framework of the value chain approach of Kaplinsky and Morris (2001), the theory “Linking value chain – Value Links” (2007) of the GTZ Eschborn, ” For more efficient value chain for the poor: a handbook practice to analysis value chain” M4P (2007) of the project improving the efficiency of the market for the poor, the Asian Development Bank and heritage the study results from the authors at home and abroad. This dissertation focused on the households growing rice, especially the poor (poor standards of Vietnam 2011-2015). The method of data envelope analysis (DEA) was used to assess the rice production efficiency of the poor households. Toolkit analysis of value chain was used to diagram plotted value chain, analysis of value – added and the distribution of the value – added among the stakeholders in the value chain. Linear regression methods helped determine the factors affecting the production efficiency and the income of the poor households growing rice. Besides, expert consulting methodology was used to make the scientific basis to propose solutions to improve value – added for rice products that have contributed to improve the income for the poor households growing rice in An Giang province.

2. The new findings of the dissertation:

The poor households in An Giang province had the scale being quite small, fragmented, thus, they met many difficulties in the production process; the ability of individuals joined in the link model in production being very low. They cultivated IR50404 rice seed, was mainly based on experiences, did not apply technical advances, had higher production costs while they accessed to market information being lower than the non-poor households. Traders bought most of the amount of fresh rice at the poor households.

The technical efficiency of the poor households were relatively good. However, the distribution and cost effectiveness of households were only average level (in the case: the absence of changes of scale) and relatively quite (the change of scale). Calculation results showed that the poor households group still had the ability to scale up to achieve optimum production efficiency in the next time.

When the price of rice products decreased in conditions of constant expenses that made value –  added and profit per kilogram of most households were reduced. When the price fall by 20%, the poor households would loss. Nevertheless, when the intermediate costs decreased despite unchanged price that made value – added and net value – added of the households increased and the gap of profit per kilogram of this group shrinking.

Value – added was created differences in each market channel and there was a gap in the distribution of value – added and net value – added among stakeholders. In general, households growing rice in An Giang province achieved highest net value – added in among stakeholders in terms of absolute and relative value. However, poor households did not achieve ”having profit of over 30% compared to the production cost” adapting Resolution 63 of government.

The non-poor households group contributed 94% of total the amount of rice in the rice value chain in An Giang province in the year 2014. This means that the poor households group involved in the rice value chain with the proportion being very low. The number of channels which the poor households participated in market less than those of the non-poor households. Because the poor households only participated in the channel in which the main rice consumption stakeholders were traders.

The majority of the links between the stakeholders in value chain were non-official and tight together. These stakeholders provided market information, supported each other in business operations primarily based on the relationship. In the fact that they had to compete with each other, thus the crosslinking was almost nonexistent. When participating in the chain, the stakeholders were influenced of high levels of market risk.

In order to enhance the value – added of rice products to improve the income for the poor households growing rice in An Giang province, the dissertation proposed some solutions for the poor households: If the households want to maintain independent individual model in rice production, they should choose either production in two crops each year or crop rotation; they may continue to grow IR50404 rice seed but they should switch to high-quality rice seed in the long time; they should actively improve quality of rice seed by choosing to buy certified seed at the prestigious units; they should improve access to capital and market to reduce production costs; focus on building collaborative relationships, links among households, between households and traders, households and cooperatives, among cooperative groups. However, adapting to the policy and the trend of the rice sector in An Giang province and Vietnam in the coming time, the poor households should switch from individual production model to the co-production model. They need to actively participate in cooperative groups, then cooperatives will help the poor households have a chance to participate in the production linking model and realize many benefits when joining this model.

The dissertation not only proposed some solutions for the poor households but also for each stakeholders participating in rice value chain in An Giang province in order to change them that would contribute to enhance the value increase and profit per kilogram of the whole chain in the next time.

3. Applications in reality, issues that need further study

3.1. Ability to apply in practice

The study results of rice value chain with the participation of poor and non-poor households in An Giang province would find out the existences affecting each stakeholders in the chain in recent years. The significant solutions were proposed to enhance the value – added rice products. The dissertation is useful references for the authorities in An Giang province when they develop plans and strategies related to rice products, especially those solutions improve the income for the poor households growing rice in An Giang province and the Mekong Delta region in general.

The thesis is useful references that can serve for the specialized training of Agricultural Economics and Rural Development at the undergraduate and postgraduate level.

3.2. Issues left open to further research

Within the scope of research, the dissertation could not avoid certain restriction. Therefore, the dissertation proposed some research-oriented projects as the following: (i) Analysis of the rice value chain for whole three rice crops a year in An Giang Province; (ii) Analysis of rice market performance and the role of the leading stakeholders in the rice value chain; (iii) Analysis of the rice value chain reaching the final consumers.

   Supervisor                                                                                    PhD candidate

  

Assoc. Prof. PhD. Mai Van Nam                                                       La Nguyen Thuy Dung            

 >> Xem chi tiết nội dung luận án.

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19555920
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
7621
71859
330680
19555920
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x