Tên đề tài: “Một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của gà Nhạn Chân Xanh”.

Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Chăn nuôi; Mã số: 62620105. Nhóm ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa, Trường Đại học Thái Nguyên.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của gà Nhạn Chân Xanh, hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen gà bản địa mà ở đó (i) đặc điểm ngoại hình và tập tính được thu thập bằng phương pháp quan sát, ghi hình và đo lường trực tiếp hoặc sử dụng camera hồng ngoại; (ii) tính đa dạng di truyền của quần thể gà Nhạn Chân Xanh được xác định thông qua 14 chỉ thị microsatellite và phân tích trình tự nucleotide D-loop của ty thể; (iii) đặc điểm cDNA và protein của gen MC1R được suy diễn từ kết quả giải trình tự nucleotide vùng exon, trong khi đột biến tại locus c.69TàC/BsrDI (exon) được xác định bằng phương pháp PCR-RFLP.

Kết quả nghiên cứu về ngoại hình, khối lượng và hình thái cho thấy (i) kiểu hình đặc trưng của gà Nhạn Chân Xanh là bộ lông toàn thân màu trắng và chân màu xanh; mắt có màu vàng hoặc màu cam; mỏ có màu vàng hoặc trắng, mào có mào dâu hoặc mào lá; (ii) khối lượng và kích thước các chiều đo cơ thể gà tăng theo độ tuổi; (iii) khối lượng cơ thể tỷ lệ thuận với hầu hết các chiều đo của gà (p<0,05). Tuy nhiên, mức độ tương quan là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và các chiều đo cơ thể của chúng.

Kết quả ghi nhận về tập tính của gà Nhạn Chân Xanh cho thấy (i) lượng thức ăn ăn vào trung bình là 73,5-74,3 g/ngày và không có sự khác biệt đáng kể giữa gà trống và gà mái. Lượng chất khô, protein thô, chất béo thô và chất xơ thô ăn vào trung bình lần lượt là 64,82 g/ngày, 9,24 g/ngày, 1,80 g/ngày và 3,05 g/ngày; (ii) lượng thức ăn ăn vào thay đổi theo kích cỡ hạt thức ăn (p<0,05) và gà trống có xu hướng ưa thích nhóm thức ăn ≥ gạo hơn gà mái; (iii) tỉ lệ trung bình gà tắm cát là  68,33% và có sự khác nhau đáng kể về thời gian tắm, số lượt tắm cát (p<0,05) giữa gà trống và gà mái; (iv) tỷ lệ đậu sào của gà mái cao hơn con trống ở các tuần tuổi, gà lớn cao hơn gà nhỏ và ban đêm cao hơn ban ngày (p<0,05).

Kết quả phân tích đa dạng di truyền chỉ ra rằng (i) Số alen trung bình mỗi locus là 3,14 và tần số dị hợp tử quan sát và dị hợp tử mong đợi lần lượt là 0,58 và 0,55. Hầu hết giá trị dị hợp tử quan sát (Ho) đều cao hơn dị hợp tử mong đợi (He) ở mỗi locus. Hệ số cận huyết trung bình (Fis) của quần thể được tìm thấy là rất thấp (-0,09). Bên cạnh đó, giá trị thông tin đa hình (PIC) của quần thể khảo sát dao động từ 0,28 đến 0,67 và giá trị PIC trung bình tính trên 14 locus là 0,45. Sự phân nhóm của quần thể phù hợp với phân bố địa lý ở 3 tỉnh khác nhau; (ii) Đánh giá đa dạng sinh học di truyền thông qua các chuỗi nucleotide D-loop của ty thể đã phát hiện 4 vị trí đa hình nucleotide và 5 haplotypes. Đa dạng haplotype trung bình và đa dạng nucleotide lần lượt là 0,824 và 0,001. Giá trị của test D’Tajima là 0,153 (không ý nghĩa). Ở cây phát sinh di truyền, gà Nhạn Chân Xanh nằm ở một nhánh riêng biệt. Ngoài ra, có 6 vị trí chèn nucleotide đã được quan sát trong quần thể Nhạn Chân Xanh so với các giống Tre và Ác; (iii) Phân tử cDNA của gen MC1R gồm 945 nucleotide mã hóa 314 amino acid. Đa hình di truyền được tìm thấy tại locus c.69TàC/BsrDI (exon) với tần số ale gen CC cao ở quần thể gà Nhạn Chân Xanh (83,33%), kế đến là gà Tre (53,33%) và gà Nòi ô (46,67%). Điều thú vị là cả 3 quần thể đều không có kiểu gen TT. Thêm vào đó, sự liên kết đa hình di truyền tại locus này với tính trạng màu lông được tìm thấy có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

  1. 2. Những kết quả mới của luận án

- Mô tả được đặc điểm ngoại hình và một số tập tính của gà Nhạn Chân Xanh.

- Bước đầu xác lập được mối quan hệ di truyền của gà Nhạn Chân Xanh với một số giống gà khác.

- Xác định đặc điểm kiểu gen và tần số kiểu gen của gen MC1R có liên quan đến tính trạng màu lông.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Nghiên cứu đã cung cấp các thông tin đầu tiên về một số đặc điểm của gà Nhạn Chân Xanh, đồng thời làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học và đa dạng di truyền của các giống gà bản địa. Đây là nền tảng cơ bản hỗ trợ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi trong nền nông nghiệp bền vững tương lai.

  1. Thesis summary

The study was carried out to identify some characteristics of appearance, behavior and genetics of Nhan Chan Xanh chickens, supporting the conservation and development of native chicken genetic resources, in which, (i) appearance and behavior characteristics were collected by direct observation, recording and measurement or using infrared cameras; (ii) the genetic diversity of the Nhan Chan Xanh population was determined through 14 microsatellite markers and D-loop nucleotide sequence analysis of the mitochondria; (iii) the cDNA and protein characteristics of the MC1R gene are deduced from the results of nucleotide sequencing of the exon region whereas a single nucleotide polymorphism at locus c.69T>C/BsrDI (exon) was detected by using PCR-RFLP method.

Research results on appearance, body weight and morphology showed (i) the typical phenotype of the Nhan Chan Xanh chickens was the white full-body feathers and the green legs; their eyes are in yellow or in orange color; their beak is in yellow or white color; their comb is a type of pea or single; (ii) the body weight and dimensions of chickens increased with aging; (iii) body weight was positively correlated with most of the dimensions (p <0.05). However, the correlation coefficient varied depending on their age and body dimensions.

The results recorded on the behavior of the Nhan Chan Xanh chickens demonstrated that (i) average feed intake was 73.5-74.3 g/day in which there was no significant difference between males and females. The average intake of dry matter, crude protein, crude fat and crude fiber was 64.82 g/day, 9.24 g/day, 1.80 g/day and 3.05 g/day, respectively; (ii) feed intake varied with particle size (p <0.05) and males tended to prefer feed group ≥ rice over females; (iii) the average rate of chickens sand bath is 68.33% and there are significant differences in bath time, a number of sand baths (p <0.05) between males and females; (iv) perching percentage of hens was higher than males in all weeks of age; adult broilers were higher than younger ones, and at night was higher than daytime (p <0.05).

The results of genetic diversity analysis showed that (i) the average number of alleles per locus was 3.14 and the observed and expected heterozygous frequencies were 0.58 and 0.55, respectively. Most observed heterozygous values ​​(Ho) were higher than expected heterozygotes (He) for each locus. The mean inbreeding coefficient (Fis) of the current population was found to be very low (-0.09). In addition, the polymorphic information content (PIC) value of the survey population ranged from 0.28 to 0.67 and the average PIC value per 14 loci was 0.45. The population clustering was consistent with geographic distribution in 3 different provinces; (ii) evaluation on genetic biodiversity through sequencing D-loop nucleotide of mitochondria revealed 4 nucleotide polymorphic sites and 5 haplotypes. The average haplotype diversity and nucleotide diversity were 0.824 and 0.001, respectively. The value of the D’Tajima test was 0.153 (non-significant). On the phylogenetic tree, the Nhan Chan Xanh were in a separate branch. In addition, 6 nucleotide insertion sites were observed in Nhan Chan Xanh population compared with Tre and Ac chicken breeds; (iii) cDNA molecule of MC1R gene consisted of 945 nucleotides encoding 314 amino acids. Genetic polymorphism was found at locus c.69T>C / BsrDI (exon) with a high frequency of CC genotype in the Nhan Chan Xanh chicken population (83.33%), followed by Tre chickens (53.33%) and Noi black chickens (46.67%). Interestingly, all three populations did not have the TT genotype. In addition, the genetic polymorphism association at this locus with plumage color trait was found to be statistically significant (p <0.05).

  1. 2. Research creativeness

- Described the physical characteristics and some behaviors of the Nhan Chan Xanh chickens.

- Initially established the genetic relationship of the Nhan Chan Xanh chickens with some other breeds.

- Determined genotype characteristics and frequency of the MC1R related to plumage color trait.

  1. Practical implications and further research

The study provided first information on some of the characteristics of the Nhan Chan Xanh as well as enriched the biodiversity and genetic diversity of indigenous chicken breeds.  This is the basic foundation to support the conservation and development of genetic resources of livestock in future sustainable agriculture.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15765765
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
6369
41730
314109
15765765
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x