Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tác giả: Nguyễn Thanh Tú, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đặng - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Trần Thanh Liêm - Trường Cao đẳng Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long có nội dung chính tập trung vào ba mục tiêu: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, và (3) Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên, và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn dữ liệu thứ cấp nhằm hệ thống hóa lý luận về các vấn đề liện quan, và tổng quan tài liệu lược khảo của các nghiên cứu trong nước được tổng hợp từ các nguồn sách, tạp chí, sách trắng, báo cáo chuyên đề và nhiều luận án, công trình nghiên cứu được tả giả thu thập trực tiếp qua Trung tâm học liệu của Trường Đại học Cần Thơ, thư viện thành phố Cần Thơ. Nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp về các nghiên cứu ở nước ngoài được tác giả thu thập từ các tạp chí, sách nước ngoài, các bài viết có liên quan đến nghiên cứu từ các trang mạng Internet, Trung tâm học liệu của nhiều Trường Đại học nước ngoài. Đây là nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng và có giá trị rất lớn đối với tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.

Nguồn dữ liệu sơ cấp của luận án được thu thập qua phiếu khảo sát trực tiếp các nhân viên đang làm việc tại các phòng ban trong doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Số phiếu thu về đạt điều kiện sử dụng cho phân tích là 749 phiếu. Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu là phù hợp.

Luận án giới hạn nghiên cứu là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Để phân tích dữ liệu, các phương pháp phân tích được sử dụng, bao gồm: (1) thống kê mô tả; (2) công cụ kiểm định Cronbach’s alpha; (3) nhân tố khám phá EFA; (4) nhân tố khẳng định CFA; (5) mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, và (6) phân tích cấu trúc đa nhóm. Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện qua các điểm chính như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước về sáng tạo. Từ lược khảo tài liệu, luận án đưa ra năm nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo gồm (1) động lực nội tại, (2) tự chủ trong công việc, (3) tự chủ trong sáng tạo, (4) phong cách tư duy sáng tạo, và (5) môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được khung nghiên cứu lý thuyết với mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. 

Từ khoá: Đồng bằng sông Cửu Long, Sáng tạo, Kết quả hoạt động kinh doanh, Tự chủ trong sáng tạo.

  1. Những kết quả mới của luận án

Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu của luận án là mô hình tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo; hoặc ảnh hưởng của sáng tạo đến đổi mới; hoặc ảnh hưởng của đổi mới đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên chưa xây dựng được mô hình tổng hợp từ các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo, và ảnh hưởng của sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thứ hai, về mức độ tương quan trong mô hình. Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên có mức độ phù hợp của mô hình đạt 88,20%, so với các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây như mô hình nghiên cứu của Solmaz và Subramaniam (2013) chỉ đạt mức tương quan 60,80%; mô hình nghiên cứu của Hsu và Hsiu-Ju (2013) đạt tương quan ở mức 57,60%; mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Thanh (2014) có mức tương quan 57,80%. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hệ số tương quan trong mô hình nghiên cứu đạt 76,80%, kết quả cho thấy mô hình đạt mức tương quan cao so với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Alvaro và cộng sự (2011) có mức tương quan 75,70%; nghiên cứu của Masood và cộng sự (2013) có hệ số tương quan trong mô hình chỉ đạt mức 64%.

Thứ ba, về địa bàn nghiên cứu. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đứng trước những thách thức to lớn từ bên ngoài như biến đổi khí hậu, hạn mặn, sạc lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường gia tăng,... đến các vấn đề bên trong như chất lượng tăng trưởng giảm sút, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, cấu trúc kinh tế chưa thực sự ổn định, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế,… là những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội mà đồng bằng sông Cửu Long đang và sẽ phải đối mặt. Đối với các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù là các doanh nghiệp có thế mạnh về vốn, nhân lực, tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến, sẵn sàng đón nhận những thách thức, phá vỡ các rào cản, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những mũi công phá nhằm giúp hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia thâm nhập thành công vào thị trường thế giới, … nhưng hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến sáng tạo của nhân viên, và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp lớn khu vực này. Chính vì vậy, đây là một mô hình nghiên cứu mới đối với các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ tư, luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo của nhân viên và ảnh hưởng của sáng tạo của nhân viên đến kết quả hoạt động kinh doanh, để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên, và nâng cao vị thế cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. 

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Luận án hoàn thành có những đóng góp về khía cạnh lý thuyết và giá trị thực tiễn, cụ thể như sau:

Về mặt khoa học, nghiên cứu này đã xây dựng được mô hình tổng quát các nhân tố thúc đẩy sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, và tác động của sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã ứng dụng và phát triển các thang đo lường về các nhân tố thúc đẩy sáng tạo, phát triển thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh bằng thang đo đánh giá cảm nhận của Vankatraman (1987) để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu làm nền tảng giúp các doanh nghiệp lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long tạo lập môi trường thúc đẩy sáng tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp, lựa chọn nhân sự trong tuyển dụng, bố trí nhân sự vào những bộ phận cần sự sáng tạo cao. Từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng là nền tảng cho các Trường đại học, các Viện nghiên cứu làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cũng hỗ trợ cho các nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp không tiếp cận được các dữ liệu kinh doanh.

Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nghiên cứu về sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện bằng phương pháp tự đánh giá của nhân viên. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng bằng việc nghiên cứu thêm những đối tượng đánh giá về sáng tạo, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh từ lãnh đạo doanh nghiệp, từ các chuyên gia.

- Nghiên cứu tiếp theo cần phỏng vấn nhiều thành phần doanh nghiệp như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực đòi hỏi sáng tạo cao, ... để thể hiện đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến sáng tạo.

- Trong nghiên cứu này, thang đo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là thang đo kế thừa và phát triển từ thang đo BEP của Vankatraman (1987). Hạn chế của thang đo này là các nhân viên khác nhau có cảm nhận khác nhau nên có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy các nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục các hạn chế của nghiên cứu này bằng cách sử dụng thang đo đánh giá theo chỉ số mục tiêu, hoặc đánh giá thang BEP từ lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc từ các chuyên gia.

Thesis: Research on the influence of employee’ s creativity on business performance of enterprises in the Mekong Delta.

Major: Business Administration                            Code: 62340102

PhD Candidate: Nguyen Thanh Tu                        Term: 2015 - 2019

Supervisor: Associate Prof. Dr. Nguyen Huu Dang and Dr. Tran Thanh Liem

Educational Unit: Cantho University.

  1. Summary of the thesis

The thesis Research on the influence of employees' creativity on business performance of enterprises in the Mekong Delta has the main content focusing on three objectives: (1) Determining the employee’s creativity factors affecting the business performance of big enterprises in the Mekong Delta, (2) Measuring the impact of employee’s creativity on business performance of large enterprises in the Mekong Delta, and (3) Propose some managerial implications to promote employee’s creativity, and improve business performance in large enterprises in the Mekong Delta.

Secondary data sources to systematize theories on related issues, and review of bibliographic documents of domestic studies are compiled from sources of books, journals, white papers, topical reports and dissertations, and research works are described and collected directly through the Learning Resource Center of Can Tho University, the library of Can Tho city. The source of secondary information about research abroad is collected from foreign journals and books, articles related to research from the Internet, and data centers of many Foreign universities. This is a rich, diverse and valuable source of data for this research.

The primary data source of the thesis is collected through direct surveys of employees working in departments in large enterprises in the Mekong Delta. The number of collections that are eligible for analysis is 749. Thus, the sample size for the study is appropriate.

The thesis limits the research to large enterprises in the area of the Mekong Delta. To analyze data, analytical methods are used including (1) descriptive statistics, (2) Cronbach's alpha test tool; (3) EFA discovery factor; (4) CFA confirmatory factor; (5) SEM linear structure modeling, and (6) multigroup structural analysis. The results of the study are through the main points: determine the factors affecting the creativity of employees, and the influence of the employees' creativity on the business results of the enterprise through a review of domestic and foreign documents on creativity. From the literature review, the thesis proposes five factors that affect creativity, including (1) intrinsic motivation, (2) Self-efficacy, (3) Creative self-efficacy, (4) Creative cognitive style, and (5) work environment. Research results have built a theoretical research framework with a model of factors affecting employee creativity and the influence of employee creativity on the business performance of large enterprises in the Mekong Delta.

Keywords: Mekong Delta, Creativity, Business performance, Creative self-efficacy.

  1. New elements of the dissertation

First, about the research content. The research model of the thesis is a synthetic model of factors affecting employee creativity, and the influence of employee creativity on the business performance of large enterprises in the Mekong Delta. Previous studies mainly built research models of factors affecting creativity; the influence of creativity on innovation; or the effect of innovation on business results of enterprises, therefore it is not to build an integrated model from factors affecting creativity, and the influence of creativity on business results of enterprises.

Second, about the degree of correlation in the model. The research model on factors affecting employee creativity has the appropriateness of the model at 88.20%, compared to previous domestic and foreign research models such as Bui Thi Thanh (2014) research model has a correlation of 57.80%; research model of Solmaz and Subramaniam (2013) only reached 60.80% correlation; research model of Hsu and Hsiu-Ju (2013) achieves correlation at 57.60%. Research results on the influence of employee's creativity on the business performance of enterprises have the correlation coefficient in the research model reaching 76.80%, the results show that the model has a high correlation. compared to some previous studies such as Alvaro et. al. (2011) has a 75.70% correlation; Research by Masood et. al. (2013) has the correlation coefficient in the model only 64%.

 Third, about the study area. The Mekong Delta is currently facing great challenges from the outside, such as climate change, drought, salinity, landslides, flooding and increased environmental pollution,... to internal problems such as water quality. The decrease in growth volume, low competitiveness of enterprises, not really stable economic structure, limited quality of human resources, etc. are the direct impacts on socio-economic development that Dong Mekong Delta is and will have to face. For large enterprises in the Mekong Delta, although they have strengths in capital, human resources, access to advanced science and technology, they are ready to take on challenges and break barriers, improving the quality of human resources and technology, which are breakthroughs to help a country's goods and services successfully penetrate the world market, ... but currently, there is no research to build modeled the factors affecting employee creativity, and the influence of employee creativity on business performance for large enterprises in this area. Therefore, this is a new research model for enterprises in the Mekong Delta.

Fourth, the thesis has analyzed the factors affecting the creativity of employees and the influence of the employees' creativity on business performance, thereby proposing some managerial implications for businesses in the Mekong Delta, to help businesses create an environment that promotes creativity for employees, and enhances their competitive position and improves business results.

  1. Practical applications and issues that need further research

The completed thesis has contributions in terms of theory and practical value, specifically as follows:

Scientifically, this study has built a general model of the factors that promote employee creativity in large enterprises in the Mekong Delta and the impact of creativity on the business performance of the large enterprise. Research has applied and developed measurement scales on factors that promote creativity, developed a business performance measurement scale using Vankatraman's (1987) perceived rating scale to measure the business performance. 

Practically meaningful, the research results serve as a foundation to help large enterprises in the Mekong Delta create an environment that promotes creativity for employees in the enterprise, selects personnel in recruiting, place human resources in departments that need high creativity. Thereby helping to improve the business performance of enterprises. On the other hand, research results are also the foundation for universities and research institutes to make research and teaching materials. The research results also support further studies when studying the business performance of enterprises in the absence of access to business data.

Issues that need further research:

- Research on creativity and business performance is conducted using employee self-assessment. Further studies can be expanded by studying more creative and business performance evaluation subjects, which are business leaders, from experts.

- Further research needs to interview many business components such as small and medium enterprises, enterprises in the field of high creativity, ... to fully express the factors affecting creativity.

- In this study, the business performance evaluation scale is the scale inherited and developed from the BEP scale of Vankatraman (1987). The limitation of this scale is that different employees have different feelings, so they can evaluate the business performance of the business differently. Therefore, further studies need to overcome the limitations of this study by using the rating scale according to the target index or evaluating the BEP scale from business leaders, from experts.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15743622
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10586
19587
291966
15743622
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x