Tên đề tài: “Thành phần loài luân trùng (rotifera) ở đồng bằng sông cửu long và tiềm năng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống thủy sản”.

Tác giả: Lê Hoàng Vũ, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản; Mã số: 62620110. Nhóm ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp

Người hướng dẫn chính: GS.TS. Vũ Ngọc Út - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

            Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định thành phần loài, mức độ đa dạng, phân bố của nhóm luân trùng (Rotifera) ở các thủy vực tự nhiên và các ao ương nuôi thủy sản, từ đó tuyển chọn, phân lập các giống loài tiềm năng làm thức ăn tươi sống để phát triển nuôi sinh khối phục vụ cho nhu cầu sản xuất giống các loài thủy sản theo hướng đa dạng hóa loài nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2019 qua việc thu mẫu tại 30 điểm trên tuyến sông chính và 19 điểm trong các ao ương nuôi thủy sản dọc theo tuyến sông Hậu bao gồm khu vực thượng nguồn (An Giang), giữa nguồn (Cần Thơ, Hậu Giang) và cuối nguồn (Sóc Trăng). Mẫu thu bao gồm các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn, lưu tốc nước, DO, BOD5, COD, TAN, N-NO-, N-NO-, P-PO43-, TDS, TSS, Chlorophyll-a) và động vật phù du (ĐVPD) trong đó có luân trùng (Rotifera). ĐVPD được thu bằng lưới phiêu sinh động vật có kích thước mắt lưới 60 µm. Mẫu định tính được thu bằng cách kéo lưới dọc theo thủy vực, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5 m/s. Mẫu định lượng được thu bằng cách thu nước ở nhiều điểm xung quanh vị trí thu mẫu và lọc qua lưới với thể tích 200 L. Mẫu thu được bảo quản trong chai nhựa 110 mL và được cố định bằng formaline với nồng độ 4-6%. Từ kết quả định tính, định lượng và đo đạc kích thước, loài luân trùng Brachionus rubens được chọn là loài tiềm năng. Brachionus rubens được thu và bảo quản sống từ mẫu ĐVPD thu ngoài tự nhiên, sau đó được phân lập và nhân giống trong phòng thí nghiệm để thực hiện một số nghiên cứu bao gồm (1) Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự sinh trưởng và sinh sản của luân trùng B. rubens; (2) Nghiên cứu thử nghiệm nuôi sinh khối B. rubens; (3) Xác định hàm lượng dinh dưỡng của luân trùng B. rubens.

            Kết quả nghiên cứu ghi nhận được tổng số loài luân trùng trên địa bàn nghiên cứu là 70 loài, trong đó có 66 loài thuộc 31 giống trên sông Hậu và 40 loài thuộc 19 giống trong các ao nuôi thủy sản. Số loài luân trùng trong các ao nuôi thủy sản ít hơn rất nhiều (31 loài) so với trên sông Hậu. Hầu hết các loài trong ao nuôi thủy sản nằm trong thành phần loài ghi nhận trên sông Hậu, tuy nhiên có 4 loài trong ao nuôi không tìm thấy trên sông Hậu. Các loài luân trùng thường gặp với tần suất xuất hiện cao trên sông Hậu là Polyarthra vulgaris, Brachionus rubens, B. calyciflorus, Filinia terminalis, Keratella cochlearis, K. valga B. Caudatus và trong các ao nuôi thủy sản là B. rubens, B. falcatus, B. calyciflorus, B. angularis, Polyarthra sp. và Filinia terminalis. Trên sông Hậu, số lượng loài luân trùng ghi nhận được trong mùa mưa là 57 loài và mùa khô là 51 loài. Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt về thành phần loài giữa vùng đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn dọc tuyến sông Hậu. Ở giữa nguồn, thành phần loài luân trùng cao nhất với 47 loài trong mùa mưa và 42 loài vào mùa khô. Vùng đầu nguồn có 39 loài vào mùa mưa và 27 loài vào mùa khô, thành phần các loài luân trùng ít nhất là vùng cuối nguồn. Trong các ao ương nuôi thủy sản, thành phần loài luân trùng trong ao cá điêu hồng đa dạng nhất với 23 loài thuộc 12 giống. Mật độ trung bình của ĐVPD trên sông Hậu là 15.895±13.901 ct/m³; trong đó mật độ trung bình của luân trùng là 8.815±10.743 ct/m³ (chiếm 55,45%). Mật độ luân trùng tại các khu vực thu mẫu khác biệt không ý nghĩa giữa mùa mưa và mùa khô. Mật độ luân trùng trong các ao nuôi thủy sản dao động từ 340.615-1.952.440 ct/m³. Kích thước trung bình của luân trùng được đo ngẫu nhiên trong các ao nuôi thủy sản được ghi nhận từ 98±13 µm đến 196±31 µm về chiều dài và từ 55±6 µm đến 150±21 µm về chiều rộng. Brachionus rubens được chọn là loài tiềm năng do có chỉ số phong phú (d= 2,2984), đa dạng (H’= 3,0066), mật độ (4.895±10.235 cá thể/m3) khá cao và kích thước cơ thể khá nhỏ (139±31 µm dài; 110±7 µm rộng). Kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh học của B. rubens ở 28oC và pH=8 cho thấy thời gian thành thục là 14,1±0,7 giờ, tốc độ sinh sản nhanh, nhịp sinh sản trung bình là 3,3±2,2 giờ với sức sinh sản trung bình là 6,1±0,3 trứng/con cái. Vòng đời trung bình là 4,1±0,2 ngày, với thời gian dài nhất là 6,1±1,6 ngày và thấp nhất là 1,3±0,1 ngày. B. rubens có thể được nuôi sinh khối bằng men bánh mì kết hợp với tảo Chlorella sp. ở tỉ lệ 25:75%. Giá trị dinh dưỡng (tính trên vật chất khô) của Brachionus rubens được cho ăn với tỉ lệ thức ăn này có hàm lượng đạm (protein) là 58,3%, chất béo (lipid) 6,2% và bột đường (carbonhydrate) là 17,1%.

Từ khóa: Brachionus rubens, ĐVPD, luân trùng, thức ăn tươi sống 

  1. Những kết quả mới của luận án

Nghiên cứu cung cấp dữ liệu khoa học về (i) thành phần loài, sự đa dạng và phân bố của luân trùng ở khu vực sông Hậu và trong các hệ thống nuôi thủy sản làm cơ sở cho nghiên cứu chọn lựa loài luân trùng tiềm năng (Brachionus rubens) để nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và gây nuôi sinh khối làm thức ăn ban đầu cho các giống loài thủy sản; (ii) sự tương quan giữa các yếu tố môi trường, thành phần giống loài và mật độ của luân trùng; (iii) đặc điểm sinh học, khả năng nuôi sinh khối, thành phần dinh dưỡng của Brachionus rubens là cơ sở tiềm năng sử dụng làm thức ăn tự nhiên trong sản xuất giống thủy sản.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của luận án cung cấp cho các nhà quản lý và cơ sở sản xuất giống thủy sản nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn qua việc phát triển các quy trình nuôi sinh khối luân trùng làm thức ăn ban đầu cho các loài thủy sản có giá trị kinh tế, góp phần đa dạng hóa loài thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu:

  • Nghiên cứu các biện pháp liên quan đến điều kiện môi trường nuôi, thức ăn… để góp phần nâng cao năng suất nuôi sinh khối luân trùng rubens.
  • Hoàn chỉnh quy trình nuôi sinh khối luân trùng rubens với các thể tích nuôi lớn hơn trong các điều kiện nuôi khác nhau.
  • Thử nghiệm sử dụng luân trùng rubens từ nguồn thu mẫu phân lập và gây nuôi sinh khối làm thức ăn ban đầu cho một số đối tượng ấu trùng cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thesis title: “The composition of rotifer species in Mekong Delta and its potential use as live feed for seed production in aquaculture”

- Major: Aquaculture               Code: 62620301

- PhD student: Le Hoang Vu

- Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Vu Ngoc Ut

- Training Facility: Can Tho University

  1. Research Abstract

The aims of study were to determine species composition, diversity and distribution of rotifers in natural waters and aquaculture ponds in order to select potential rotifer species which can be cultured for biomass to serve as live food for larviculture of economically important species toward diversifying aquaculture species in the Mekong Delta. The study was conducted from January 2018 to June 2019 by sampling at 30 sites on the main stream and 19 aquaculture ponds along the Hau River starting from the upstream (An Giang) to midstream (Can Tho, Hau Giang) and downstream (Soc Trang). Collecting samples included water quality parameters (temperature, pH, clarity, salinity, flow rate, DO, BOD5, COD, TAN, NO2-, NO-, PO43-, TDS, TSS and Chlorophyll-a) and zooplankton including rotifers (Rotifera). Zooplankton were sampled using a plankton net with a mesh size of 60 µm. Qualitative samples were collected by dragging the net along the water body with a speed of 0.5 m/s. Quantitative samples were collected by filtering 200 L of water through the net. Collected samples were stored in 110 mL plastic bottles and fixed with formalin at a concentration of 4-6%. Based on the preliminary results from qualitative and quantitative analyses, the species Brachionus rubens was selected as the potential species. The rotifer Brachionus rubens was isolated from live zooplankton samples collected from the wild and inoculated for further studies on (1) Effects of environmental factors on their growth and reproduction; (2) Study on their biomass culture; and (3) Determination of their proximates.

The results showed that a total of 70 species of rotifers was recorded in whole study area, in which 66 species of 31 genus recorded on Hau River and 40 sepcies of 19 genus found in aquaculture ponds. The number of rotifer species in aquaculture ponds was significantly lower (31 species) than that on Hau River. Most of rotifer species in ponds was in the list of those found on Hau River, however, there were 4 species recorded in ponds but not in Hau River. The most commonly encountered speices with high occurrence frequency on Hau River were Polyarthra vulgaris, Brachionus rubens, B. calyciflorus, Filinia terminalis, Keratella cochlearis, K. valga and B. caudatus and in aquaculture ponds were B. rubens, B. falcatus, B. calyciflorus, B. angularis, Polyarthra sp. and Filinia terminalis. On Hau River, 57 species were found in the rainy season and 51 species recorded in the dry season. There was a difference in species number between sampling locations. Highest species number was found on the midstream areas in which 47 species recorded in the rainy season and 42 species in the dry season; followed by the upstream area with 39 species in the rainy season and 27 species in the dry season. Lowest species number was found on the downstream areas. In aquaculture ponds, highest species number of rotifers was recorded in red tilapia pond with 23 species of 12 genus. Mean density of zooplankton was 15,895±13,901 ct/m³ in which rotifers accounted for 55.45% (8,815±10,743 ct/m³). There was no significant difference in density of zooplankton and rotifers between sampling areas. Density of rotifers recorded in aquaculture ponds ranged 340,615 - 1,952,440 ct/m³. Sizes of rotifers collected from aquaculture ponds were randomly measured and averaged from 98±13 to 196±31 µm in length and 55±6 to 150±21 µm in width. B. rubens was chosen as a potential species as it had high dominant indices (d=2.2984 and H’=3.0066), more abundant with high density (4,895±10,235 inds./m3) and small in sizes (139±31 µm in length 110±7 µm in width). The reproductive biological characteristics study of B. rubens at 28oC and pH=8 revealed that the maturation duration was short (14.1±0.7 hours), fast spawning interval (3.3±2.2 hours) with mean fecundity of 6.1±0.3 eggs/female. The mean life span was 4.1±0.2 days in which the longest was 6.1±1.6 days and the lowest was 1.3±0.1 days. B. rubens can be mass cultured with baker's yeast combined with the algae Chlorella sp. at a ratio of 25:75%. B. rubens fed with this feed ratio contained the proximates values (by dry weight) of 58.3% protein, 6.2% lipid and 17.1% carbonhydrate.

Keywords: Brachionus rubens, live food, rotifers, zooplankton 

  1. Research Creativeness

This dissertation provides scientific data base about species composition, distribution and diversity of rotifers on Hau River downstream area and aquaculture systems in Mekong Delta. Whereby, this research selected a potential rotifer Brachionus rubens to survey its biological characteristics and biomass culture for using initial feed in aquatic animal species nursing (i). Moreover, this study investigated correlation between water environmental parameters and Rotifera species composition and its abundance (ii). Additionally, this study surveyed  biological characteristics and biomass potential raising as well as nutritional composition of Brachionus rubens species using in seed production for aquaculture (iii).

  1. The applications/potential applications in barramundi farming, and the perspectives of this study

Applicability in aquaculture: The results of dissertation are going to provide important data base to aquacultre managers and aquaculture hatcheries who study furtherly and apply their achievement in practice production through the establishing of rotifers raising processes which uses as initial live food for high value economic aquatic animal species. Whereby, this activities let a diversification of aquaculture species in Mekong Delta.

Recommendations for further research:

  • Do more experiments e.g. water environmental condition, feed and etc. to enhance the productivity and biomass of rubens species.
  • Do more study to perfecting the process of rubens culture in larger culture volumes under different culture conditions.
  • Do experiment to culture freshwater fishes larvae by using B. rubens which isolated from in Mekong Delta area and culture artificial condition.

 

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15763605
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4209
39570
311949
15763605
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x