Tên đề tài: Cải thiện giống cá sặc rằn Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) bằng phương pháp chọn lọc”.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Thanh, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản; Mã số: 62620110. Nhóm ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Dương Nhựt Long - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Dương Thúy Yên - Trường Đại học Cần Thơ

1.   Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu chọn lọc giống cá sặc rằn được thực hiện từ tháng 06/2015 đến tháng 06/2020 tại tỉnh Kiên Giang (KG), Đồng Tháp (ĐT), Cà Mau (CM) và khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ với các nội dung sau: (1) Đánh giá thực trạng sản xuất giống cá sặc rằn năm 2016 và 2020 ở ba tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp; (2) Thu thập và đánh giá sự đa dạng di truyền (ĐDĐT) của các nguồn cá bản địa (G); (3) Tạo đàn cá G0 và đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn G0 từ các nguồn cá bố mẹ khác nhau; (4) Chọn lọc đàn cá G0 và đánh giá hiệu quả chọn lọc đến sinh trưởng đàn con thế hệ G1. Kết quả nghiên cứu ở nội dung (1) cho thấy, ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế như nguồn giống không ổn định, nhận thức của người dân về chất lượng con giống kém ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả nuôi, nhu cầu con giống chất lượng cao tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao được người dân quan tâm. Kết quả nội   dung

(2) cho thấy, Phân tích với chỉ thị ISSR, cả ba quần thể cá sặc rằn Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp thể hiện sự đa dạng di truyền ở mức độ trung bình và tương đương nhau, trong đó, quần thể cá sặc rằn Cà Mau thể hiện sự đa dạng di truyền cao hơn thể hiện qua các thông số tỉ lệ gene đa hình P=78,21%, số allele trung bình Na=1,740±0,059, tỉ lệ dị hợp He=0,238±0,021 và chỉ số Shannon I=0,389±0,021. Ở nội dung (3) cho thấy, sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nguồn cá ĐT trong quá trình nuôi vỗ. Kết quả sinh sản ở các tổ hợp ghép phối cho thấy, các chỉ tiêu sinh sản gồm tỉ lệ cá sinh sản, sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở đều cao và khác biệt giữa các nguồn cá bố mẹ, chủ yếu là ảnh hưởng của cá cái. Ở giai đoạn ương giống, cá ĐT tăng trưởng nhanh nhất và đồng đều nhất (9,26±1,18 g), khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với hai nguồn cá KG (6,43±1,07

  1. g) và CM (4,13±1,2 g). Tuy nhiên, tỉ lệ sống của cá ĐT (22,3±1,3%) so với cá KG (27,6±1,7%) (P=0,06) và CM (26,2±1,1%) (P=0,13). FCR tương đương (P>0,05) ở ba nguồn cá (từ 1,16 đến 1,20). Năng suất cá giống cá sặc rằn khác biệt không có ý nghĩa giữa ba nguồn cá, trung bình từ 4.654 đến 5.214 kg/ha. Tương tự, ở giai đoạn nuôi thương phẩm, cá nguồn ĐT cho tăng trưởng nhanh

 

hơn so với nguồn KG và CM. Sau 7 tháng nuôi, khối lượng cá nguồn ĐT đạt cao nhất (117,2±34,9 g), khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với cá nguồn CM (95,7±17,7 g) và KG (104,6±30,3 g). Nguồn cá ĐT có tỉ lệ sống (89,8±3,5%) cao hơn (P<0,05) so với nguồn CM (80,9%) nhưng không khác biệt so với nguồn KG (85,5%). FCR của ba nguồn cá tương đương nhau (P>0,05), dao động 2,08-2,26. Năng suất cá sặc rằn nuôi từ nguồn ĐT (21.034±479 kg/ha) cao hơn có ý nghĩa so với nguồn CM (14.335±400 kg/ha) và KG (15.957±2.318 kg/ha) (P<0,05). Như vậy, từ kết quả của 9 tổ hợp ghép phối và sự đa dạng di truyền của ba nguồn cá cho thấy chúng có khả năng đóng góp về chất liệu di truyền như nhau khi tiến hành chọn lọc G0 tạo ra quần đàn cá bố mẹ tổng hợp từ ba nguồn nêu trên. Kết quả nội dung (4) cho thấy, đàn cá G0 được nuôi vỗ gồm thức ăn viên 35% đạm + 1% premix vitamin (chứa vitamin E) mang lại hiệu quả tốt. Kết quả sinh sản cho thấy, nguồn cá G0 có SSS tương đối (284.476±89.618 trứng/kg), tỉ lệ thụ tinh (90,1±5,4%) và tỉ lệ nở (91,1±3,4%) cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với nguồn cá đối chứng, (lần lượt là 221.080±73.569 trứng/kg, 86,7±5,9% và 84,3±7,0%). Sau 2,5 tháng ương đàn cá G0 có khối lượng (9,19±1,77 g/con), tỉ lệ sống (29,7±2,1%), FCR (1,22±0,01) và năng suất cá ương (13.663 ± 1.453 kg/ha) tốt hơn (P<0,05) so với đàn cá đối chứng (các chỉ tiêu lần lượt là 7,47±1,49 g/con, 21,3±3,1%, 1,33±0,01 và 7.980±1.326 kg/ha). Ở giai đoạn nuôi (7 tháng) đàn cá G0 tiếp tục thể hiện tăng trưởng (143,1±17,7 g/con), tỉ lệ sống (88,7±1,53%), FCR (2,12±0,05) và năng suất (38.051±668 kg/ha) khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với đàn cá đối chứng (132,4±15,3 g/con, 82,7±3,06%, 2,29±0,02 và 31.632±563 kg/ha). Hệ số di truyền thực tế về khối lượng của cá sặc rằn lúc chon lọc h21 đạt 0,31, lúc cá bố mẹ sinh sản h22 đạt 0,75 (±0,21), cá sinh trưởng tốt, xếp vào nhóm cá sặc rằn chọn lọc G0 có chất lượng di truyền tốt, mức độ cải thiện cao. Như vậy, đàn cá sặc rằn chọn lọc tập hợp nhiều yếu tố tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao góp phần tạo ra con giống chất lượng, cung cấp hiệu quả cho các mô hình nuôi tốt hơn so với đàn cá đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu luận án đã đề xuất được qui trình chọn lọc cá sặc đạt chất lượng cao.

Từ khóa: Sinh sản, ương giống, nuôi thương phẩm, tăng trưởng, tỉ lệ sống, tổ hợp ghép phối.

2.  Những kết quả mới của luận án

Luận án cải thiện chất lượng giống cá sặc rằn Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) bằng phương pháp chọn lọc đã đạt được một số kết quả nổi trội như sau:

 

  1. Đánh giá được sự đa dạng di truyền (ĐDDT) của cá sặc sằn ở 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng chỉ thị ISSR (inter-simple sequence repeat).
  2. Đánh giá và so sánh được một số đặc điểm sinh sản của cá sặc rằn ở 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp bằng phương pháp phối hỗn hợp.
  • Đánh giá được khả năng sinh sản và hiệu quả ương, nuôi từ các tổ hợp ghép phối ba nguồn cá sặc rằn ở tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Đồng Tháp
  1. Chọn lọc được nguồn cá bố mẹ sặc rằn có chất lượng để tạo ra con giống tốt phục vụ sản xuất nâng cao hiệu quả cho nguời nuôi.
  2. Đề xuất được quy trình chọn giống cá sặc rằn có chất lượng cao tương đối hoàn chỉnh.

3.   Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả hiện trạng sản xuất giống và nuôi, chất lượng con giống và nhu cầu con giống chất lượng của người sản xuất có thể sử dụng cho công tác quản lý; kỹ thuật ứng dụng chỉ thị phân tử ISSR để đánh giá đa dạng và khác biệt di truyền cá sặc rằn có thể áp dụng cho công tác nghiên cứu và giảng dạy; quần thể chọn giống G0 và G1 có thể sử dụng cho chọn giống tiếp theo, từ đó phục vụ sản xuất.

Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu:

Chọn lọc gia đình nếu có điều kiện để giải quyết hạn chế cận huyết và thêm vào các tính trạng như kháng bệnh, tỉ lệ sống,…; chọn lọc nhiều tính trạng đồng thời trên cá sặc rằn.

Thesis title:  Improvement growth of  snakeskin gourami Trichogaster    pectoralis

(Regan, 1910) by selection method

  • Major: Aquaculture Code: 62620301
  • PhD student: Nguyen Hoang Thanh
  • Supervisor: Assoc.Prof. Duong Nhut Long
  • Co-supervisor: Assoc.Prof. Duong Thuy Yen
  • Training Facility: Can Tho University

1.  Research Abstract

A research on selective breeding of snakeskin gourami was carried out from June 2015 to June 2020 in Kien Giang province (KG), Dong Thap (DT), Ca Mau (CM), and Collegde of Aquaculture and Fisheries, Cantho University with the following contents: (1) Evaluation on current situation of snakeskin gourami in 2016 and 2020 in three provinces of Ca Mau, Kien Giang and Dong Thap; (2) Assessment of genetic diversity of wild snakeskin gourami populations (G); (3) Establishing G0 crossbreeds and evaluate the growth of G0 fish from different broodstock sources; (4) Selection of G0 fish and assessment of quality (genetics, growth) of selected fish. Results fiom the servey showed that there were several limitations/disadvantages in snakeskin gourami such as unstable seed sources, people's awareness of poor seed quality affecting productivity and farming efficiency, the demand for high-quality seed with rapid growth and high survival rate is of concern to the people. The results of content (2) showed that, analyzed with the ISSR indicator, all three sources of the snakeskin gourami in Ca Mau, Kien Giang and Dong Thap showed moderate and similar genetic diversity. Meanwhile, the population of Ca Mau snakeskin gourami showed a higher genetic diversity as shown by the parameters of the polymorphic ratio P=78.21%, the average number of alleles Na=1.740±0.059, expecgted heterozygosity He=0.238±0.021 and Shannon index I=0.389±0.021. Content (3) shows that, absolute fertility is highest of snakeskin gourami from the DT source. The spawning results in the mating combinations showed that the reproductive parameters including spawning rate, fertility, fertilization rate and hatching rate were all high and differed between broodstock and host fish sources weakness is the influence of female. At the juvenile stage, the DT fish grew fastest with the most uniform sizes (9.26±1.18 g) compared with the two sources of KG (6.43±1.07 g) and CM (4.13±1.2 g). However, the survival rate of DT fish (22.3±1.3%) was lower than that of KG (27.6±1.7%) (P=0.06) and CM (26.2±1.1%) (P=0.13). FCR values were equivalent (P>0.05) in three fish sources (from 1.16 to 1.20). The fish yield was not significantly different among the three sources,

 

averaging from 4,654 to 5,214 kg/ha. Similarly, at the grow-out stage, the DT fish source grew fastest compared with KG and CM sources. After 7 months of culture, the final weight of DT fish (117.2±34.9 g) was highest (p<0.05), compared to CM (95.7±17.7 g) and KG (104.6±30.3 g). The survival rate of DT fish source (89.8±3.5%) was significantly different (p<0.05) compared with the CM source but not different from KG source. The two wild fish sources CM and KG were similar in survival (80.9% and 85.5%) (P>0.05). FCR of the three fish sources were similar (p>0.05), ranging from 2.08 to 2.26. The yield of cultured snakeskin gourami in DT (21,034±479 kg/ha) was significantly higher than that of CM (14,335±400 kg/ha) and KG (15,957±2.318 kg/ha) (p<0.05). Thus, from the results of 9 mating combinations and the genetic diversity of three fish sources, it is shown that they have the ability to contribute the same genetic material when conducting G0 selection to create brood stock populations compiled from the three sources mentioned above. For the content (4), G0 fish were conditioning cultured with a diet containing 35% protein pellets

+ 1% vitamin premix (containing vitamin E). Reproduction results showed that CL group had significantly higher (P<0.05) relative fertility (284,476±89,618 eggs/kg), fertilization rate (90.1±5.4%) and hatching rate (91.1±3.4%) than those of the random group (NN), (221,080±73,569 eggs/kg, 86.7±5.9% and 84.3±7.0%, respectively). After 2.5 months of rearing, CL group G0 fish had the final weight (9.19 ± 1.77 g/fish), survival rate (29.7 ± 2.1%), FCR (1.22±0.01), and the nursery yield (13,663±1,453 kg/ha) better (P<0.05) than those of NN group (7.47±1.49 g/fish, 21.3±3, 1%, 1.33±0.01 and 7,980±1.326 kg/ha, respectively). In the grow-out stage (7 months), the CL group continued to show better growth (143.1±17.7 g/fish), survival rate (88.7±1.53%), FCR (2.12±0.05), and the yield (38,051±668 kg/ha) (P<0.05) compared with NN group (132.4±15.3 g/fish, 82.7±3 0.06%, 2.29±0.02 and 31,632±563 kg/ha respectively). The realized heritability of the weight of the snakeskin gourami at selection h21 reached 0.31, when the broodstock spawned h22 reached 0.75 (±0.21). Thus, the selected snakeskin gourami had many good triats such as rapid growth and high survival rate, contributing to the high quality seed production and improving efficiency for fish farming models. From the research results, the thesis offered of selecting high-quality snakeskin gourami has been developed.

Keywords: Spawning, nursery, grow-out stage, growth, survival rate, combination.

2.  Research Creativeness

The thesis on improving the quality of snakeskin gourami Trichogaster  pectoralis

(Regan, 1910) by selective method has achieved some outstanding results as follows:

 

  1. Evaluation of the genetic diversity of snakeskin gourami in Ca Mau, Kien Giang and Dong Thap provinces in the Mekong Delta by the ISSR (inter-simpe sequence repeat) marker.
  2. Evaluation and comparison some breeding of snakeskin gourami in Ca Mau, Kien Giang and Dong Thap provinces by dialell cross
  • Evaluation of breeding and the nursery, the grow-out stages from three sources of snakeskin gourami in Ca Mau, Kien Giang and Dong Thap provinces by dialell cross method.
  1. Select a source of quality broodstock snakeskin gourami to create good of fingerling for serving well and increasing income for
  2. Proposing a relatively complete process of selecting high quality snakeskin gourami.

3.       The    applications/potential   applications   in    barramundi    farming,    and    the perspectives of this study

The results of the current status of snakeskin gourami at the grow-out stage, the quality of fingerling and the producer's demand for quality fingerling can be used for management; techniques of applying molecular markers ISSR to evaluate genetic diversity and differences of snakeskin gourami can be applied to research and teaching; G0 and G1 breeding populations can be used for the next selection of varieties, thereby serving to farming.

Recommendations for further research:

Select families if there are conditions to solve inbreeding restrictions and add difficult traits such as disease resistance, survival rate,...; selection of multiple traits simultaneously of snakeskin gourami.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20050454
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10049
109674
337065
20050454
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x