Tên đề tài: “Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả:Nguyễn Thị Hằng NgaKhóa: 2015

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm - Trường Đại học Nam Cần Thơ

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu chính của luận án nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị ngành hàng, đồng thời phát hiện các “vấn đề” hay “khe hỏng” cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi, thông qua đó đề xuất các chiến lược, giải pháp chiến lược và các hoạt động để nâng cấp chuỗi nhằm nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu của luận án được thu thập từ 331 tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: nông hộ trồng thanh long, thương lái, vựa, người bán sỉ, người bán lẻ, hợp tác xã/tổ hợp tác và các nhà hỗ trợ chuỗi. Luận án sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007). Thông qua tổng quan tài liệu, các khe hỏng về nghiên cứu chuỗi giá trị được phát hiện. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng khung nghiên cứu cho luận án. Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để phát họa sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng cũng như phân tích kinh tế chuỗi của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chuỗi giá trị thanh long đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, phương pháp phân tích truyền dẫn giá được sử dụng để phân tích sự liên kết giá trong chuỗi giá trị thanh long, phương pháp thống kê mô tả để mô tả tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trong ngoài nước, mô tả thông tin tổng quát của các tác nhân tham gia chuỗi, các khoản chi phí, đánh giá rủi ro, diện tích sản xuất .v.v. Phương pháp phân tích ma trận SWOT và tham vấn chuyên gia được sử dụng để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi góp phần nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi.

  1. Những kết quả mới của luận án:

Có nhiều nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị nông sản nhưng rất ít nghiên cứu về chuỗi giá trị thah long có kết hợp cả phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, phân tích sự truyền dẫn giá trong chuỗi giá trị. Vì vậy, đây là một trong những công trình có những đóng góp nhất định vào cách tiếp cận mới liên quan đến phân tích chuỗi giá trị có kết hợp với các phương pháp phân tích định lượng.

Các hàm ý quản trị chính liên quan đến khâu sản xuất bao gồm thay đổi tư duy trong sản xuất thanh long theo hướng chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường tốt hơn bằng cách phát triển các liên kết kinh doanh. Trong khâu chế biến cần đầu tư công nghệ cao và tăng cường quản lý theo chuẩn chất lượng. Trong khâu tiêu thụ: các tác nhân thương mại cần tăng cường đầu tư vùng nguyên liệu thanh long, đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu, thâm nhập và phát triển thị trường mới. Ngoài ra, các nhà hỗ trợ chuỗi (chính quyền địa phương các cấp) cần thay đổi tư duy quản lý – có trách nhiệm đến cùng trong liên kết kinh doanh, hỗ trợ khâu tổ chức sản xuất cũng như xúc tiến thương mại.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà quản lý địa phương, các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cũng như yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm thanh long để thấy được cần phải thực hiện những chiến lược và giải pháp chiến lược phù hợp góp phần phát triển ổn định ngành hàng thanh long.

Thesis title: Strategy to upgrade dragon fruit value chain in the Mekong Delta

Major: Business Administration                Sector code: 62340102

Name of Student: Nguyen Thi Hang Nga

Name of supervisor:    Prof. Dr. Nguyen Tri Khiem

Name of school: Can Tho South University

  1. Thesis summary

The main objectives of the thesis is to analyze the activities of the actors participating in the dragon fruit value chain, analyze the added value and the distribution of added value among the actors participating in the value chain of the industry, at the same time detect the "problems" or "holes" that need to be improved to upgrade the economic value of the chain, thereby proposing strategies, strategic solutions, and activities to upgrade the chain in order to improve the chain's economic value and to increase income for actors participating in the value chain of dragon fruit in the Mekong Delta. The data of the thesis is collected from 331 actors participating in the dragon fruit value chain in the Mekong Delta, including dragon fruit farmers, traders, barns, wholesalers, retailers, cooperatives /clusters, and chain supporters. The thesis applies the value chain approach of Kaplinsky & Morris (2001), and the value chain linkage method of GTZ (2007). Through the literature review, gaps in value chain research are discovered. This is an important scientific basis for building a research framework for the thesis. The value chain analysis toolkit is used to draw value chain diagrams, analyze added value and the distribution of added value as well as analyze chain economics of value chain actors, the value chain of dragon fruit in the Mekong Delta. At the same time, the price transmission analysis method is used to analyze the price linkage in the dragon fruit value chain, the descriptive statistical method to describe the situation of domestic and foreign dragon fruit production and consumption, Description of general information of actors participating in the chain, costs, risk assessment, production area, etc. The SWOT matrix analysis method and expert consultation are used as a scientific basis for proposing strategies and solutions to upgrade the chain that contribute to increasing income for chain actors.

  1. New results of the thesis

There are many studies related to the value chain of agricultural products, but very few studies on the dragon fruit value chain combine both value chain approaches and analysis of price transmission in the value chain. Therefore, this is one of the works with certain contributions to the new approach related to value chain analysis combined with quantitative analysis methods.

Key management implications related to the production stage include changing the mindset in dragon fruit production towards quality in order to meet market requirements better by developing business linkages. In the processing stage, it is necessary to invest in high technology and strengthen management according to quality standards. In the consumption stage: commercial agents need to increase investment in dragon fruit material areas, register trademarks and develop brands and penetrate and develop new markets. In addition, chain supporters (local authorities at all levels) need to change their management mindset- be responsible to the end in business linkage, support in production organization as well as trade promotion.

  1. Practical applications, issues that need further research

The research results of the thesis help local managers, and chain actors to understand deeply the current situation of production, processing and consumption domestic and foreign market requirements for dragon fruit products as well as to realize that it is necessary to implement appropriate strategies and strategic solutions to contribute to the stable development of the dragon fruit industry.          

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19580460
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
12769
96399
355220
19580460
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x