Tên đề tài: “Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh”.

Tác giả:  Võ Minh Hải, Khóa: 2017

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng; Mã số: 62620110. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Bảo Toàn - Hội Sinh vật cảnh TP Cần Thơ.

Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. 1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN:

Các phương pháp nghiên cứu in-vitro trong nhân giống cây trồng là một xu thế phát triển cho ngành nông nghiệp của nước nhà. Áp dụng để nhân giống những giống cây dừa sáp, loại cây không thể tự tạo giống trong môi trường tự nhiên; kỹ thuật bón phân trên cây cho cây dừa sáp cấy phôi; đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình dừa sáp cấy phôi và dừa sáp thường được nghiên cứu.

Trong luận án này, các phương pháp được thực hiện:

(1) Luận án nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp in-vitro và vườm ươm gồm 10 thí nghiệm từ giai đoạn tạo mầm, ra rễ và cây con;

(2) Luận án triển khai thí nghiệm ngoài đồng gồm có thí nghiệm phân bón với 5 nghiệm thức được bố trí liên tiếp trong ba năm trên vườn dừa sáp cấy phôi 5 năm tuổi;

(3) Luận án thực hiện nghiên cứu phun acid boric kết hợp với bao phát hoa trên trên cây dừa sáp được tiến hành trên 3 thí nghiệm trên cây dừa sáp phôi 7 năm tuổi;

(4) Luận án đã tiến hành điều tra trên mô hình dừa sáp thường, dừa sáp cấy phôi về hiệu quả kinh tế và các vấn đề tác động đến tỷ lệ trái sáp và cỡ mẫu được xác định dựa vào phương pháp số lớn là 60 hộ và mô hình dừa sáp phôi điều tra 100% hộ trồng là 7 hộ.           

  1. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:
  • Nghiên cứu đã nâng cao tỷ lệ thành công của quy trình từ 45% lên > 55% (>55 cây xuất vườn/100 phôi đưa vào môi trường tạo chồi) với thời gian sản xuất cây giống từ trên 24 tháng xuống còn dưới 14 tháng.
  • Chọn được kỹ thuật bón phân trên cây dừa sáp cấy phôi trên 5 năm tuổi với liều lượng (1,6 kg Urê + 1,6 kg Supper Lân + 1,6 kg Kali Clorua)/cây/năm với chu kỳ bón mỗi tháng 1 lần cho hiệu quả cao nhất, nâng cao tỷ lệ đậu trái và trái sáp trên mô hình trồng dừa sáp cấy phôi lên là 96 trái, trong đó có 93 trái sáp, đạt tỷ lệ 96% trái sáp, cao hơn kỳ vọng 10,1% (86%).
  • Nghiên cứu đã tìm ra các tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trái sáp/quày như mùa nắng, trồng chuyên canh và giống là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ trái sáp của cây dừa sáp. Các yếu tố quyết định đến chất lượng cơm dừa sáp gồm mùa nắng, giống, bón phân hữu cơ và tuổi trái.
  1. CÁC ỨNG DỤNG/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HAY NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
  • Áp dụng quy trình để nhân giống dừa sáp cấy phôi vào trong sản xuất thương mại, do đáp ứng được 2 tiêu chí tỷ lệ thành công cao > 55% và thời gian giảm còn dưới 14 tháng.
  • Đưa kỹ thuật bón phân vào trong thực tế sản xuất cho vườn dừa sáp cấy phôi trên 5 năm tuổi nâng cao tỷ lệ đậu trái và trái sáp trên.

- Nghiên cứu đã tìm ra các tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trái sáp/quày như mùa nắng, trồng chuyên canh và giống là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ trái sáp của cây dừa sáp.

- Cần tiếp tục nghiêm cứu rút ngắn thời gian sản xuất cây và tiếp tục nghiên cứu lượng phân bón trên cây dừa sáp cấy phôi ở nhiều loại đất, tuổi cây, mật độ trồng, chủng loại phân bón làm cơ sở khoa học đưa ra lượng phân bón phù hợp vào sản xuất.

Thesis title: Improving propagation techniques from embryos and methods to increase the percentage of sap fruit of the sap coconuts (Cocos nucifera var. Makapuno) in Tra Vinh province

Speciality: Crop Science

Code: 62620110

PhD Student: Vo Minh Hai

Academic year: 2017 second time

Supervisor: Associate Professor Nguyen Bao Toan

Sub-supervisor: Associate Professor Le Vinh Thuc

At: Can Tho University – College of Agriculture

  1. SUMMARY

In-vitro research methods in plant breeding are a growing trend for the agriculture of the country. Applied to propagate embryo cultured sap coconuts, which cannot be self-reproduced in the natural environment; techniques of fertilizing on trees for embryo applied cultured sap coconut trees; evaluated the economic efficiency of embryo cultured sap coconut model and normal sap coconut studied.

In this dissertation, researches are effectively caried out:

  • The thesis was studied in the laboratory and nursery, that was includes 10 experiments on the embryos to grow a shoot, rooting, and seedling stages;
  • The thesis was laid out field experiments including fertilizer experiments with 5 treatments arranged consecutively for three years on a five-year-old embryo cultured sap coconut garden;
  • The thesis was carried out research on spraying acid boric and combination with inflorescence cover by glass plastic bags on sap coconut trees, which was conducted on 3 experiments on 7-year-old embryo cultured sap coconut trees;
  • And then, The thesis also was conducted a survey on a normal sap coconut and embryo cultured sap coconut model about income, reasons effection on ratio sap fruits, the sample size was determined based on a large number method of 60 households of normal sap coconut and 100% embryo cultured sap coconut garden that was 7 households.
  1. NOVELTY OF THE THESIS:
  • Successful rate of the process from 45% to > 55% ( >55 plants out of the garden/100 embryos put into the budding medium). Result of a seedling production time reduced from over 24 months to less than 14 months).
  • Techniques of fertilizing on embryo cultured sap coconut trees over 5 years old with doses (1.6 kg Urea + 1.6 kg Supper Phosphorus + 1.6 kg Potassium Chloride)/plant/year with a applying cycle once a month for maximum efficiency with 96 fruits/tree, including 93 sap fruits, reaching the rate of 96% sap fruits, higher than the expectation of 10.1% (86%).
  • There were many factors affecting the ratio of sap fruit/bunch such as dry season, specialized cultivation and varieties were important factors determining the ratio of sap fruit/sap coconut trees. The factors determining the quality of sap copra include dry season, variety, organic fertilizer application and fruit age.
  1. APPLICATIONS/ APPLICABILITY/ PERSPECTIVES
  • Applying the process to propagate embryo cultured sap coconut into commercial production, due to meeting 2 criteria, the success rate was > 55% and the reduction time was less than 14 months.
  • Applying fertilizing techniques into production practice for embryo cultured sap coconut gardens with over 5 years old to improve the rate of fruit set and sap fruit.
  • The study found that the factors affecting the ratio of sap fruit/bunch such as dry season, specialized cultivation and varieties were important factors determining the sap fruit ratio.
  • It is necessary to continue to study to shorten the time of tree production and continue to study the amount of fertilizer on the embryo cultured sap coconut in many types of soil, tree age, planting density, and type of fertilizer as a scientific basis for making recommendations appropriate amount of fertilizer to production.

 

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15821003
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9512
96968
369347
15821003
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x