Tên đề tài: “Nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp cây sen”

Tác giả: Võ Thị Bé Thơ,  Khóa: 2016

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115.

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm - Trường Đại học Nam Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án nhằm giúp các nhà quản lý cũng như các tác nhân tham gia chuỗi tổng quan hơn về thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cũng như cấu trúc thị trường sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL. Từ đó có những chiến lược và giải pháp nâng cấp phù hợp góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm gương sen lụa nói riêng, ngành hàng dược liệu sen vùng ĐBSCL.

Với mục tiêu trên, 176 quan sát được phỏng vấn bao gồm các tác nhân: Nông hộ trồng sen, thương lái, cơ sở thu gom - sơ chế, cơ sở/công ty chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ, nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi. Các phương pháp phân tích chính được ứng dụng trong nghiên cứu bao gồm: phân tích và nâng cấp chuỗi giá trị bằng bộ công cụ của GTZ (2007) kết hợp khung phân tích SCP mở rộng của Figueirêdo Junior và ctv. (2014), phân tích rủi ro chuỗi, phân tích các chính sách có liên quan, phân tích SWOT và phân tích hồi quy. Luận án đã đạt được một số kết quả chính như sau:

CGT gương sen lụa có 6 tác nhân chính tham gia: Nông hộ trồng sen lấy gương lụa, thương lái, cơ sở thu gom - sơ chế, cơ sở/công ty chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ. Nông hộ bán gương sen lụa cho thương lái hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở sơ chế. Kết quả phân tích cho thấy nông dân bán trực tiếp cho cơ sở sơ chế, không qua thương lái trung gian sẽ bán giá cao hơn 2,5 triệu đồng/tấn gương sen lụa. Nông dân là tác nhân chiếm tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao, tương đương 28,84 % trong toàn chuỗi, nhưng sản lượng trung bình/chủ thể/năm thấp nhất, chỉ khoảng 6,93 tấn/hộ/năm nên lợi nhuận/hộ/năm đạt được thấp nhất khoảng 80,8 triệu đồng. Trong khi đó lợi nhuận cao thuộc về các doanh nghiệp chế biến, trong đó, DNCB trà tim sen thu được lợi nhuận khoảng 424 triệu đồng/năm.

Phân tích mô hình cấu trúc – vận hành – kết quả thị trường gương sen lụa cho thấy cây sen có nhiều điểm khác biệt, giá trị của cây sen không chỉ dừng lại ở ý nghĩa vật chất, kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa về mặt văn hóa, môi trường; Thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn cung ứng sen, khó khăn về đầu ra sản phẩm, khó đăng ký kinh doanh, thuế cao và sự cạnh tranh cao là các yếu tố rào cản gia nhập ngành; Số nguồn thông tin tiếp cận, giá bán và việc chủ động tìm người mua là 03 yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân; Đặc biệt, sự hình thành giá bán sản phẩm chế biến được hình thành chủ yếu là do người bán quyết định, trái lại giá bán nguyên liệu thì được quyết định bởi người mua, còn cơ sở hình thành giá của thương lái và thu gom-sơ chế thì do thị trường quyết định. Mối liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác nhân còn khá lỏng lẻo. Kết quả hồi quy cho thấy, nếu nông hộ có thể chủ động các nguồn tiếp cận thông tin như truyền hình, truyền thanh, báo tạp chí, cán bộ khuyến nông, người thân hàng xóm, thương lái thu gom, công ty chế biến cũng như các nguồn thông tin khác thì mức độ lợi nhuận đạt được tăng cao hơn.

Để nâng cấp, phát triển CGT sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL, nghiên cứu đề xuất 05 chiến lược, bao gồm: i) Phát triển ổn định vùng sen nguyên liệu đảm bảo năng suất và chất lượng tốt, (ii) Đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, (iii) Xây dựng CGT theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, (iv) Nâng cấp công nghệ trong trồng trọt, sơ chế và chế biến, và (v) Thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

Từ khóa: Chuỗi giá trị sen, mô hình SCP, cây dược liệu.

 

  1. Những kết quả mới của luận án

Thứ nhất, có nhiều nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị nhưng rất ít nghiên cứu về chuỗi giá trị cây dược liệu sen có kết hợp cả phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, khung phân tích cấu trúc – vận hành – kết quả thị trường (SCP) và phân tích hồi quy. Vì vậy, đây là một trong những công trình có những đóng góp nhất định vào cách tiếp cận mới liên quan đến phân tích chuỗi giá trị.

Thứ hai, luận án giúp các nhà quản lý cũng như các tác nhân tham gia chuỗi hiểu rõ hơn về thực trạng, cấu trúc thị trường sản phẩm gương sen lụa vùng ĐBSCL cũng như các các hàm ý chính sách phát triển ổn định chuỗi ngành hàng này gồm các chiến lược: i) Phát triển ổn định vùng sen nguyên liệu đảm bảo năng suất và chất lượng tốt, (ii) Đa dạng hóa sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, (iii) Xây dựng CGT theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, (iv) Nâng cấp công nghệ trong trồng trọt, sơ chế và chế biến, và (v) Thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương xây dựng các quy hoạch, chương trình hành động, hỗ trợ và phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu sen vùng ĐBSCL phát triển ổn định.

Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo: (i) Phân tích kinh tế chuỗi các các sản phẩm chế biến có liên quan đến ngành dược liệu sen nói riêng, ngành hàng sen nói chung; (ii) Phân tích hiệu quả kinh tế của các sản phẩm thứ cấp từ sen trong CGT ngành dược liệu sen; (iii) Nghiên cứu sức mạnh thị trường của các tác nhân tham gia CGT dược liệu sen vùng ĐBSCL.

 

Thesis title: “Upgrading the value chain of medicinal plants in the Mekong Delta: the case of lotus plant”.

- Major: Agricultural Economics                                            Code: 62620115

- Full name of PhD student: Vo Thi Be Tho                          Training period: 2016 - 2020

- Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Tri Khiem – Nam Can Tho University

- Training institution: Can Tho University

  1. Dissertation summary

This research was conducted in order to assist policymakers and stakeholders involved in the chain in better understanding the current situation of production, processing, and consumption as well as market requirements for silk lotus mirror products. Based on this information, several appropriate upgrading strategies and solutions contribute to the sustainable development of silk lotus mirror products chain in particular, lotus medicinal products industry in the Mekong River Delta.With such goals, 176 sample observations were surveyed including lotus farmers, traders, collectors - preliminary processors, lotus processing facilities, businesses, retailers, chain supporters, and promoters. The research is carried out based on the value chain analysis approach of GTZ (2007), the expanded SCP analysis framework of Figueirêdo Junior et. al. (2014), chain risk analysis, analyze relevant policies, SWOT analysis and regression model analysis. The research has achieved some critical results as follows:

VC lotus silk mirror has 6 main stakeholders involved: Lotus farmers grow silk mirrors, traders, collectors - preliminary processing, processing facilities/companies, wholesalers and retailers. Farmers sell silk lotus mirror to traders or directly to primary processing establishments. The analysis results show that farmers selling directly to primary processing establishments, without going through middlemen, will sell at a higher price of 2.5 million dong/ton of silk lotus mirror. Farmers are the agents with a relatively high profit rate, equivalent to 28.84% in the whole chain, but the average output/subject/year is the lowest, only about 6.93 tons/household/year, so profits /household/year achieved the lowest about 80.8 million Dong. Meanwhile, high profit belongs to processing enterprises, in which, lotus heart tea processing companies earns a profit of about 424 million VND/year.

Analysis of the structure - conduct – market performace of the lotus silk mirror shows that the lotus has many differences in terms of culture and environment; Lack of investment capital, lack of lotus supply, difficulties in product output, difficulty in business registration, high taxes and high competition are barriers to entry into the industry; The number of information sources accessing, selling price and actively looking for buyers are the three main stakeholders affecting farmers' profits; In particular, the formation of the selling price of processed products is mainly determined by the seller, whereas the selling price of raw materials is decided by the buyer, and the basis for forming the price of the trader and collector preliminary processing is determined by the market. The horizontal and vertical linkages between stakeholders are still quite loose. Regression results show that, if farmers can actively access information sources such as television, radio, newspapers, magazines, extension staff, neighbors, collectors, processing companies as well as other sources of information, the level of profit achieved is higher.

In order to upgrade and develop VC products of  lotus silk mirror products in the Mekong Delta, the study proposes 05 strategies, including i) Stable development of lotus material areas to ensure good productivity and quality, (ii) Diversity chemical processing products with high added value, (iii) Building VC in the direction of promoting horizontal and vertical linkages among stakeholders in the chain, (iv) Upgrading technology in cultivation and primary processing and processing, and (v) Promote branding, market research and trade promotion.

Keywords: Lotus value chain, Structure-conduct-performance paradigm, medicinal plants.

 

  1. New findings of the thesis

Firstly, there are many studies related to the value chain, but lacking of research on the lous medicinal plant value chain that combines both the value chain approach, the expanded SCP framework, and regression model analysis. Therefore, this is one of the research with certain contributions to the new approach related to value chain analysis.

Secondly, the research was conducted in order to help policymakers as well as chain actors to better understand the situation and structure of VC products of  lotus silk mirror products in the Mekong Delta. Besides, the policy implications for the stable development of this chain, including some strategies: i) Stable development of lotus material areas to ensure good productivity and quality, (ii) Diversity chemical processing products with high added value, (iii) Building VC in the direction of promoting horizontal and vertical linkages among stakeholders in the chain, (iv) Upgrading technology in cultivation and primary processing and processing, and (v) Promote branding, market research and trade promotion.

  1. Practical applications/applicability, issues that need further research

The findings of the research are expecting a reference for policymakers and actors participating in the chain who will make plans to stabilize develop of the lotus value chain in the Mekong Delta.

Issues for further research: Besides the obtained results, this thesis still had some limitations. Therefore, the proposed future research including (i) Economic analysis of the chain of processed products related to the lotus medicinal industry in particular, and the lotus industry in general; (ii) Analysis of economic efficiency of secondary products from a lotus in VC in lotus medicinal industry; (iii) Research on market power of agents participating in VC of lotus medicinal herbs in the Mekong Delta.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20039858
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
11528
99078
326469
20039858
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x