Tên đề tài: “Tín dụng thương mại: Trường hợp các hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Trương Diễm Kiều, Khóa: 2015
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng; Mã số: 9340201; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Khương Ninh - Trường Đại học Cần Thơ
Luận án “Tín dụng thương mại: Trường hợp các hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long” thực hiện với nôi dụng như sau: (1) Đánh giá thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của các hộ nuôi tôm ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL); (2) Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL; (3) Đánh giá ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL; (4) Đề xuất các giải pháp, các hàm ý chính sách giúp tăng nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, hợp lý hóa việc sử dụng tín dụng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL.
Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tín dụng thương mại một cách có hệ thống, kiểm định một cách toàn diên các lý thuyết liên quan tín dụng thương mại.
Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu cho thấy có 11 yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, gồm thời gian quen biết, mối quan hệ thân thuộc, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi, diện tích đất sở hữu, khả năng tiết kiệm, chi phí, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, lịch sử thanh toán trễ và lãi suất tín dụng thương mại. Trong đó, mối quan hệ thân thuộc, lịch sử thanh toán trễ và lãi suất tín dụng thương mại là những yếu tố mới được phát hiện ở nghiên cứu này.
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ cho thấy lượng tiền mua chịu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. Kết quả này có đóng góp nhất định cho lĩnh vực tài chính nông thôn.
Nghiên cứu này tập trung vào tín dụng thương mại – một nguồn tài trợ còn tương đối mới ở thị trường tín dụng nông thôn. Kết quả phân tích thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự phổ biến của tín dụng thương mại trong hoạt động nuôi tôm của nông hộ ở ĐBSCL. Hơn nữa, kết quả ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL là cơ sở khoa học có giá trị thực tiễn giúp nhà khoa học và các nhà lập chính sách tham khảo hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thông qua sử dụng hợp lý nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cùa nghề nuôi tôm ở ĐBSCL.
Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu là thực hiện trên cỡ mẫu lớn hơn, trong nhiều vụ nuôi hơn. Khi đó có thể so sánh ảnh hưởng của tín dụng thương mại đối với hiệu quả kỹ thuật giữa những hộ có hình thức nuôi khác nhau hoặc ở những địa phương khác nhau, cũng như kiểm định có hay không sự ảnh hưởng ngược trở lại của hiệu quả kỹ thuật đến nhu cầu tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm trong dài hạn.
Title: Trade credit: A case study on shrimp farmers in the Mekong Delta
Major: Finance - Banking Major code: 62340201
Full name of Doctoral student: Truong Diem Kieu Course: 2015 (2)
Supervisor: Assoc. Dr. Le Khuong Ninh
University: Can Tho University
The thesis “Trade credit: A case study on shrimp farmers in the Mekong Delta” consisted of 4 contents, such as (1) Assessing the actual use of trade credit by shrimp farming households in the Mekong Delta; (2) Estimating factors affecting the amount of credit purchases of shrimp farmers in the Mekong Delta; (3) Evaluation of the effect of trade credit on the technical efficiency of shrimp farming households in the Mekong Delta; (4) Propose solutions and policy implications to help increase funding from trade credit, rationalize the use of trade credit to improve the technical efficiency of shrimp farming households in the Mekong Delta.
This study contributes to clarifying the theoretical base of trade credit in a systematic way. A comprehensive empirical test of theories of trade credit.
The results of the estimation of factors affecting the amount of credit money show that there were 11 factors that influenced the amount of credit money purchased of shrimp farmers, included time of acquaintance, familiarity, age, education level, farming experience, land area owned, savings ability, cost, access to bank credit, late payment history and trade credit interest rates. In which, familiarity, late payment history and trade credit interest rates are new factors discovered in this study.
In addition, the results of estimating the effect of trade credit on the technical efficiency of farmers showed that the amount of credit money has a positive effect on the technical efficiency of shrimp farming households. These results showed a certain contribution to the field of rural finance.
This study focused on trade credit, a relatively new source of funding in the rural credit market. The analytical results of trade credit use by shrimp farmers provide empirical evidence of the prevalence of trade credit in shrimp farming activities in the Mekong Delta. Moreover, the results of the estimation of the effect of trade credit on the technical efficiency of shrimp farmers in the Mekong Delta are a scientific base with practical values to help scientists and policy administrators refer to the planning to improve the technical efficiency of shrimp farming households through the rational use of trade credit. Which contributes to promoting the sustainable development of shrimp farming in the Mekong Delta.
The issue addressed in further study is to do with a larger sample size and in more crops. On that basis, the study can compare the effect of trade credit on technical efficiency among households with different farming operations or in different localities, as well as evaluate whether technical efficiency poses a reverse effect on the trade credit needed by shrimp farmers in the long term.