Tên đề tài: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Tỉnh Kiên Giang”

Tác giả: Nguyễn Thanh Nhàn, Khóa: 2016

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115.

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Thanh Đức Hải - Trường Đại học Cần Thơ

 

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Về nội dung nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi các yếu tố thể hiện công tác quản lý các hoạt động bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Thứ nhất, tổng hợp thông tin thứ cấp để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tôm của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2011-2020. Thứ hai, phân tích năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi xuất khẩu tỉnh Kiên Giang dựa trên Mô hình 5 áp lực cạnh tranh và chỉ tiêu Chi phí nguồn lực trong nước DRC. Thứ ba, phân tích các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tỉnh Kiên Giang. Thứ tư, đề xuất một số hàm ý cho các DNXK tôm tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và một số hàm ý chính sách cho lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để hỗ trợ DNXK nâng cao hiệu quả kinh doanh tôm xuất khẩu nói riêng và thủy sản nói chung trong tương lai

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu tôm, dác nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, Kiên Giang

  1. Những kết quả mới của luận án

Thứ nhất, qua kết quả nghiên cứu, tác giả xác định được 9 Nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNXK tôm tỉnh Kiên Giang. 2 Nhân tố bị loại là Văn hóa doanh nghiệp và Thu mua nguyên liệu. Trong đó, yếu tố DUKH ảnh hưởng mạnh nhất với β=0,295, yếu tố UDCN ảnh hưởng mạnh thứ hai với β=0,226, yếu tố TNCL ảnh hưởng mạnh thứ ba với β=0,157, yếu tố ảnh hưởng thứ tư là NLSX với β=0,127, yếu tố ảnh hưởng thứ năm là NCTT với β=0,106, yếu tố ảnh hưởng thứ sáu là NLSP với β=0,089, yếu tố ảnh hưởng thứ bảy là NLTC với β=0,085, yếu tố ảnh hưởng thứ tám là XDTH với β=0,80, yếu tố ảnh hưởng thứ chín là QLNL với β=0,065.

Thứ hai, qua các kiểm định thống kê Levene, ANOVA cho thấy các nhóm loại hình doanh nghiệp, nhóm thời gian hoạt động, hình thức xuất khẩu nhận không có sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm này. Tuy nhiên, đối với nhóm chức vụ, qua kiểm định Levene và ROBUST cho thấy có sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê.

Thứ ba, qua phân tích giá trị trung bình của 11 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNXK tôm tỉnh Kiên Giang thì cho thấy các đáp viên đánh giá năng lực quản lý nhân lực, năng lực duy trì, phát triển văn hóa DN và năng lực thu mua nguyên liệu của DNXK tôm ở mức độ trung bình. 8 Nhân tố thể hiện 8 năng lực còn lại các đáp viên đánh giá là tốt. DNXK tôm cần có những giải pháp cụ thể để duy trì, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh hiện nay.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học:

Thứ nhất, luận án tiến sĩ đã hệ thống được một số lý thuyết về cạnh tranh như lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh của một số nhà khoa học nổi tiến trên thế giới như Michae E.Porter, Thompson Strickland qua đó luận án đã phân tích, chỉ rõ sự ảnh hưởng của yếu tố lợi thế thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh vào chuỗi giá trị của DN.

Thứ hai, luận án cũng đã lấp được một số khoảng trống của các nghiên cứu trong và ngoài nước trước kia có liến quan đến năng lực cạnh tranh.

Vì vậy, luận án có thể được xem là một tài liệu khoa học dành cho các DNXK tỉnh Kiên Giang tham khảo, là một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy sinh viên đại học, học viên sau đại học ngành Kinh tế nông nghiệp và là một tài liệu tham khảo mang tính chất nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu khoa học sau này.

            Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, luận án phác họa được bức tranh tổng thể  của hoạt động xuất khẩu tôm của tỉnh Kiên Giang từ 2011-2020.

Thứ hai, là đánh giá được năng lực cạnh trang của các DNXK tôm tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu

Thứ ba, đề xuất được các hàm ý quản trị cho các DNXK tôm đồng thời kiến nghị với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang một số hàm ý về mặt chính sách để lãnh đạo tỉnh xem xét, đưa ra các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho các DNXK nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tôm trên thị trường quốc tế.

Với những đóng góp trên luận án có thể xem là một tài liệu tham khảo mang tính thực tiễn cho các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang.

Thesis title: “Study on the competitiveness of shrimp exporting enterprises in Kien Giang province”                                            Code: 9620 115

- Full name of PhD student: Nguyen Thanh Nhan                 Training period: 2016 - 2020

- Supervisor: Assoc. Prof. PhD Luu Thanh Duc Hai - Can Tho University

- Training institution: Can Tho University

  1. Dissertation summary

Regarding the research content, it is limited to the factors that show the management of internal activities of enterprises that affect the competitiveness of enterprises. Firstly, synthesize secondary information to analyze the current situation of the shrimp export business in Kien Giang province in the period 2011-2020. Second, analyze the competitiveness and competitive advantages of the farmed shrimp industry for export in Kien Giang province based on the Model 5 competitive pressures and the domestic resource cost (DRC) indicator. Third, analyze internal and external factors affecting the competitiveness of shrimp exporting enterprises in Kien Giang province. Fourth, propose some implications for shrimp export enterprises in Kien Giang province to improve competitiveness and some policy implications for leaders of Kien Giang province to support export enterprises to improve the efficiency of shrimp export business in particular and fisheries in general in the future.

Keywords: Competitiveness, Shrimp exporting enterprises, Factors affecting the competitiveness, Kien Giang

  1. New results of the thesis

Firstly, through the research results, the author identified 9 factors affecting the competitiveness of shrimp export enterprises in Kien Giang province. 2 Excluded factors are Corporate culture and Raw material procurement. In which, the CS factor has the strongest influence with β = 0.295, the TA factor has the second strongest influence with β = 0.226, the third strongest influencing factor is SV with β = 0.157, the fourth influencing factor is PrC with β =0.127, the fifth influencing factor is MR with β=0.106, the sixth influencing factor is PC with β=0.089, the seventh influencing factor is FC with β=0.085, the eighth influencing factor is BB with β=0.080, the ninth influencing factor is HRM with β=0.065.

Secondly, through the Levene statistical tests, ANOVA shows that the groups of business types, operating time, and export forms have no statistically significant mean difference between these groups. However, for the group of positions, the Levene and ROBUST tests show that there is a statistically significant mean difference.

Third, through the analysis of the mean value of 11 factors affecting the competitiveness of shrimp export enterprises in Kien Giang province, it shows that the respondents evaluate the capacity of human resource management, the capacity to maintain and develop the culture of the shrimp industry, and raw material procurement capacity of shrimp exporters are at an average level. 8 Factors show the other 8 capacities that the respondents rated as good. Shrimp exporters need to have specific solutions to maintain and further improve their current competitiveness.

  1. Practical applications/applicability, issues that need further research

In terms of the science aspect:

Firstly, the doctoral thesis has systematized a number of theories on competition, such as competitive advantage and competitiveness of some famous scientists in the world, such as Michae E.Porter, Thompson Strickland through which the thesis analyzed and pointed out the influence of factors of competitive advantage and competitiveness on the value chain of enterprises.

Secondly, the thesis has also filled in some gaps of previous domestic and foreign studies related to competitiveness.

Therefore, the thesis can be considered a scientific document for the export enterprises of Kien Giang province to refer to, as a reference for the teaching of undergraduate and graduate students in the field of Agricultural Economics, and is a research reference for future scientific researchers.

Issues for further research:

Firstly, the thesis outlines the overall picture of shrimp export activities of Kien Giang province from 2011 to 2020.

The second is to assess the competitiveness of shrimp export enterprises in Kien Giang province in the context of global economic integration.

Thirdly, propose the administrative implications for shrimp export enterprises and recommend to the leaders of Kien Giang province some policy implications for the provincial leaders to consider and come up with policies and solutions to support for export enterprises to improve their competitiveness and promote shrimp export activities in the international market.

With the above contributions, the thesis can be considered a practical reference for leaders in making economic development policy in Kien Giang province.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19544787
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10327
60726
319547
19544787
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x