Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long”

Tác giả: Phạm Thị Gấm Nhung, Khóa: 2017

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115.

Người hướng dẫn: PGS.TS Võ Thành Danh - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

          Mục tiêu của luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 115 nông hộ sản xuất nấm rơm ngoài trời theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp và quận Ô Môn, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tài chính, phương pháp ước lượng tham số, phương pháp phân tích ngân sách biên và mô hình hồi quy Probit để thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án. Với những kết quả phân tích, luận án đã đề xuất một số giải pháp và hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL.

Từ khóa: hiệu quả kinh tế, nông hộ sản xuất nấm rơm, nấm rơm, phương pháp phân tích ngân sách biên, phương pháp tham số, mức sẵn lòng áp dụng.

  1. 2. Những kết quả mới của luận án

          Thứ nhất, luận án đã sử dụng phương pháp ước lượng tham số thông qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ sản xuất nấm rơm đạt được là 91,46%. Nghiên cứu còn sử dụng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả để ước lượng hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm rơm của nông hộ ở ĐBSCL. Kết quả ước lượng cho thấy, mức hiệu quả kinh tế trung bình của nông hộ đạt được là 78,39%.

          Thứ hai, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách biên để phân tích và lựa chọn kỹ thuật sản xuất nấm rơm đạt hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với kỹ thuật sử dụng rơm (kỹ thuật 1) chọn nghiệm thức 1B trong khoảng từ 20,0 kg/m2 đến 25,0 kg/m2; Nghiệm thức 1B có tỷ suất lợi nhuận biên đạt được là 38,99%.  Kỹ thuật sử dụng meo (kỹ thuật 2) chọn nghiệm thức 2B trong khoảng từ 1,1 bịch/m2 đến 2 bịch/m2; Nghiệm thức 2B có tỷ suất lợi nhuận biên đạt được là 33,76%.

          Thứ ba, nghiên cứu còn sử dụng mô hình hồi quy Probit để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các mô hình sản xuất nấm rơm mới, triển vọng của các nông hộ ở ĐBSCL. Kết quả ước lượng cho thấy giới tính của chủ hộ và số vụ sản xuất nấm rơm trong năm của nông hộ có quan hệ nghịch chiều với sự sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới, triển vọng của nông hộ. Sự tham gia tập huấn có tác động tích cực đến quyết định sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới, triển vọng của nông hộ.

          Thứ tư, nghiên cứu đánh giá tiềm năng hiệu quả tài chính của nông hộ trồng nấm rơm áp dụng kỹ thuật mới, triển vọng. Kết quả phân tích cho thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận của kỹ thuật kết hợp cả hai nghiệm thức 1B và 2B đạt được cao nhất 0,32 lần, nghĩa là một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được 0,32 đồng lợi nhuận. Vì vậy nông hộ có thể lựa chọn sử dụng kỹ thuật kết hợp cả hai nghiệm thức cho việc sản xuất nấm rơm sẽ mang lại năng suất và lợi nhuận cao. Nghiên cứu còn đánh giá tiềm năng của ngành hàng nấm rơm ở ĐBSCL. Kết quả phân tích cho thấy, tỷ trọng trong giá trị sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL so với giá trị sản xuất lúa ở ĐBSCL theo giả định lượng rơm sử dụng là 10%, 15%, 18% và 20% đạt được là 0,33 %, 0,50%, 0,60% và 0,66%. Từ kết quả phân tích cho thấy, ngành hàng nấm rơm tạo ra giá trị gia tăng cho ngành hàng lúa ở ĐBSCL.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học: Luận án cung cấp các cơ sở khoa học để phân tích ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL. Ngoài ra luận án là sự kết hợp giữa phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích ngân sách biên (lựa chọn các kỹ thuật sản xuất nấm rơm) để biện luận thêm kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL.

Về mặt thực tiễn: Luận án đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất nấm rơm theo phương pháp phân tích tham số. Luận án ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật, hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả kinh tế theo phương pháp ước lượng một bước (one-stage estimation). Bên cạnh đó luận án còn sử dụng phương pháp phân tích ngân sách biên để đưa ra sự lựa chọn phương pháp sản xuất tối ưu bao gồm cả việc sử dụng các yếu tố đầu vào, yếu tố năng suất và lợi nhuận sản xuất nấm rơm. Ngoài ra luận án còn xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng áp dụng kỹ thuật sản xuất nấm rơm triển vọng cho các nông hộ sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL.

            Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế và giới hạn về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo: (i) nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất nấm rơm ngoài trời với cỡ mẫu lớn và thời điểm khảo sát sẽ vào các tháng trong năm tại các tỉnh sản xuất nấm rơm ở ĐBSCL; (ii) nghiên cứu cũng thực hiện phân tích hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất nấm rơm trong nhà, so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng nấm rơm trong nhà và nấm rơm ngoài trời ở các tỉnh thuộc ĐBSCL.

 

Dissertation Title: Solutions to improve the economic efficiency of straw mushroom households in the Mekong Delta

Major: Agricultural Economics                                 Code No: 62620115

PhD. Student: Pham Thi Gam Nhung               

Supervisors: Ascc.Prof. PhD. Vo Thanh Danh - CanTho University

Educational Unit: CanTho University

  1. Dissertation summary

          The objective of the dissertation "Solutions to improve the economic efficiency of straw mushroom households in the Mekong Delta" is to analyze and evaluate the economic efficiency of straw mushroom farmers in the Mekong Delta. Primary data was collected from 115 households producing outdoor straw mushrooms by using a stratified random sampling method in Lai Vung District at Dong Thap Province, and O Mon and Binh Thuy Districts in Can Tho City. Descriptive statistical methods, financial analysis, parametric methods, partial budget analysis methods, and a Probit regression model were used to carry out the research and achieve the objectives of this thesis. With the analysis results, the thesis has proposed a number of solutions and policy implications to improve the economic efficiency of straw mushroom households in the Mekong Delta.

          Keywords: economic efficiency, straw mushroom households, straw mushroom, marginal budget analysis method, parametric method, willingness to apply.

  1. New findings of the dissertation

          Firstly, the study used the parametric method and the stochastic frontier Cobb-Douglas production function to estimate the technical efficiency and the factors affecting it. Results showed that the average level of technical efficiency of straw mushroom farmers was 91.46%. The study also used the stochastic frontier Cobb-Douglas profit function and the inefficiency function to estimate the economic efficiency and the factors affecting it in producing straw mushrooms by farmers in the Mekong Delta. The calculated results showed that the average level of economic efficiency was 78.39%.

          Secondly, the study used the partial budget analysis method to analyze and select new straw mushroom production techniques to ensure economic efficiency for straw mushroom farmers in the Mekong Delta. Results showed that for the practice of using the straw (Technique 1), Treatment 1B was selected in the range from 20.0 kg/m2 to 25.0 kg/m2; Treatment 1B had a profit margin of 38.99%. The technique of using spore (Technique 2) selected Treatment 2B in the range from 1.1 bags/m2 to 2 bags/m2; Treatment 2B had a profit margin of 33.76%.

          Thirdly, the study also used the Probit regression model to find the factors affecting the decision to apply the new straw mushroom production model of farmers in the Mekong Delta. The estimated results showed that the coefficient of the sex variable of the household head and the number of mushroom production crops in the year of the household had a negative relationship with the willingness to apply the new technology. The coefficient of the variable participation in training had a positive relationship with the farmers’ desire to use the new techniques.         

          Fourth, the study evaluated the potential financial efficiency of straw mushroom farmers by applying new and promising techniques. The analysis results showed that the profit rate of the technique combining both treatments 1B and 2B was the highest at 0.32 times; that is, for every VND of the cost that a farmer spent on investment, they would get back 0.32 VND profit. Therefore, farmers can choose to use the technique of combining both treatments for the production of straw mushrooms, which will bring high yields and profits. The study also assessed the potential of the straw mushroom industry in the Mekong Delta. The analysis results showed that the proportion of straw mushroom production value in the Mekong Delta compared to the value of rice production in the Mekong Delta, assuming that the amount of straw used was 10%, 15%, 18%, and 20%, was achieved at 0.33%, 0.50%, 0.60%, and 0.66%, respectively. From the analysis results, it was shown that the straw mushroom industry creates added value for the rice industry in the Mekong Delta.

  1. 3. Applications/Applicability in practice and issues need to be further studied

In terms of science, the dissertation provided the scientific basis to analyze the effects on the economic efficiency of straw mushroom households in the Mekong Delta. It was a combination of economic efficiency analysis and partial budget analysis (selecting mushroom production techniques) to further argue the results of the study on the economic efficiency of straw mushroom households in the Mekong Delta.

In terms of practice, the dissertation measured technical efficiency and economic efficiency and analyzed factors affecting productivity, profit, technical efficiency, and economic efficiency of straw mushroom farmers according to the parametric analysis method. The thesis estimated the stochastic frontier production function and the technical inefficiency function, the stochastic frontier profit function, and the economic inefficiency function by the one-stage estimation method. It also used the partial budget analysis method to choose the optimal production method, including the use of inputs, productivity factors, and profits of straw mushroom production. Furthermore, the dissertation identified and analyzed the factors affecting the willingness to apply promising straw mushroom production techniques for straw mushroom households in the Mekong Delta.

Issues that require further research include the limitations in terms of knowledge as well as research time. Therefore, the study proposed the following research direction: (i) The study will continue to analyze the economic efficiency of outdoor straw mushroom farmers with large sample size, and the survey will be conducted in the following months of the year in the provinces producing straw mushrooms in the Mekong Delta; (ii) The study will analyze the economic efficiency of the households producing straw mushrooms indoors, comparing the economic efficiency between the indoor and outdoor straw mushroom growing models in the provinces of the Mekong Delta.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20033002
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4672
92222
319613
20033002
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x