Tên đề tài: “Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Tác giả: Lê Thị Kim Loan, Khóa: 2017

Ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115.

Người hướng dẫn chính: TS. Ngô Thị Thanh Trúc - Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Dương Đăng Khoa - Trường Đại học Võ Trường Toản

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án “Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm làm rõ tác động của xâm nhập mặn đến cả ba thành phần sinh kế của hộ nghèo trong vùng gồm nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế (thông qua thu nhập). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 344 hộ gia đình nông thôn có sinh kế nông nghiệp thuộc bốn tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng từ Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014 và 2018 của Tổng cục Thống kê và kết quả khảo sát thực địa bổ sung năm 2022 về mức độ nhận thức và các hành động thích ứng với xâm nhập mặn của hộ. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, các mô hình hồi quy tuyến tính, logit, đối sánh điểm xu hướng và khác biệt kép để tìm ra sự khác biệt trong tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo và hộ không nghèo. Ngoài ra, phương pháp định tính được sử dụng nhằm kiểm chứng cơ chế tác động của xâm nhập mặn theo kết quả khảo sát năm 2022 so với kết quả ước lượng. Với những kết quả phân tích, luận án đã đề xuất một số giải pháp giúp hộ gia đình nông thôn vùng ĐBSCL áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.

Từ khóa: Xâm nhập mặn, sinh kế nông thôn bền vững, nghèo, phân tích tác động

  1. Những kết quả mới của luận án

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ số vốn sinh kế bằng phương pháp trọng số entropy, sau đó sử dụng kiểm định ANOVA và khác biệt kép để đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế của hộ nghèo trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số vốn sinh kế của hộ gia đình trong vùng là thấp và kém bền vững (0,232). Trong đó, hộ nghèo ở vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn có vốn sinh kế (0,175) thấp hơn hộ nghèo ở vùng còn lại (0,221), cụ thể thấp hơn về vốn con người (thiếu hụt lao động nam và lao động trẻ) và vốn tài chính (thiếu hụt khả năng tiếp cận nguồn vốn vay). Trong khi đó, hộ không nghèo ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên thiệt hại về vốn tự nhiên (0,135) hơn hộ không nghèo ở vùng còn lại (0,175), chủ yếu là hạn chế về khả năng đa dạng hóa cây trồng. Đối với hộ lần đầu bị xâm nhập mặn sẽ gặp khó khăn về vốn tự nhiên để phục vụ sản xuất, tuy nhiên khi bị xâm nhập mặn thường xuyên thì kéo theo sự thiếu hụt về nguồn lực con người trong vùng bị ảnh hưởng.

Thứ hai, hộ nghèo ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên hạn chế về khả năng đa dạng các hoạt động sinh kế hơn hộ nghèo ở vùng còn lại. Đồng thời, hộ nghèo ở vùng thường xuyên bị mặn có nguồn thu từ trồng trọt (2,19 triệu đồng/năm) và làm công ăn lương (24,06 triệu đồng/năm) đều thấp hơn hộ nghèo ở vùng còn lại (7,36 triệu đồng/năm và 45,56 triệu đồng/năm), dẫn đến tổng thu nhập hàng năm cũng thấp hơn (33,63 triệu đồng/năm và 62,73 triệu đồng/năm). Trong khi đó, hộ không nghèo ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên lại tận dụng được lợi thế về thủy sản và tạo ra thu nhập cao hơn hộ không nghèo ở vùng còn lại. Các mô hình probit đa biến và tobit đa biến cho thấy xâm nhập mặn làm giảm khả năng tham gia sinh kế trồng trọt (13,6%) và nguồn thu của nó (4,8%), đồng thời làm tăng xác suất tham gia thủy sản (12,8%). Bên cạnh đó, thông qua mô hình logit nhị thức và logit đa thức cho thấy khả năng kết hợp nông nghiệp và làm công của hộ gia đình ở vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn cũng gặp nhiều hạn chế. Cuối cùng, theo thời gian, hộ không nghèo ở vùng bị xâm nhập mặn giảm tỷ lệ tiếp tục tham gia trồng trọt, còn hộ nghèo ở vùng bị xâm nhập mặn gặp hạn chế về việc tăng số lao động tham gia vào việc làm có trả lương. Thủy sản là hoạt động sinh kế duy nhất được hộ gia đình trong vùng tích cực tham gia trong bối cảnh chịu tác động thường xuyên của xâm nhập mặn.

Thứ ba, các kết quả ước lượng của mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng OLS, đối sánh điểm xu hướng và mô hình probit nhị thức, probit thứ bậc đều mang lại kết quả đồng nhất về việc xâm nhập mặn làm giảm kết quả sinh kế của hộ thông qua giảm tổng thu nhập hàng năm (29,7%), tương ứng 41,4 triệu đồng/năm, làm hộ dễ rơi vào nhóm thu nhập thấp hơn (46,5%) cũng như tăng xác suất rơi vào ngưỡng nghèo là 7,3%. Hộ nghèo bị giảm thu nhập (61,8%) nhiều hơn so với hộ không nghèo (16,4%) dưới tác động của xâm nhập mặn. Nghiên cứu còn tìm thấy tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập của hộ gia đình bị ảnh hưởng thường xuyên cao gấp 1,5 lần so với hộ bị ảnh hưởng lần đầu vào mùa khô năm 2015-2016. Theo đó, xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016 làm giảm cả thu nhập trồng trọt (45,07 triệu đồng/năm) và thủy sản (6,38 triệu đồng/năm) của các hộ lần đầu bị ảnh hưởng, tuy nhiên đối với vùng thường xuyên bị mặn thì không tìm thấy sự giảm sút về thu nhập thủy sản. Mặc dù vậy, tổng thu nhập của hộ gia đình bị tác động thường xuyên cũng thấp hơn hộ thuộc vùng không bị mặn là 26,29 triệu đồng/năm.

Thứ tư, cơ chế tác động chính yếu của xâm nhập mặn là nguồn vốn tự nhiên, từ đó gây tác động thứ yếu đến hoạt động sinh kế của hộ và cuối cùng làm giảm sút thu nhập. Riêng đối với hộ nghèo thì tác động của xâm nhập mặn chủ yếu làm giảm cơ hội việc làm, kéo theo sự thiếu hụt về lao động do di cư tìm kiếm việc làm ở xa. Nếu hộ gia đình không hành động thích ứng hoặc thích ứng nhưng không thành công đều gây tác động tiêu cực trầm trọng thêm cho kết quả sinh kế và suy giảm các nguồn vốn sinh kế. Hộ nghèo gặp nhiều khó khăn về nguồn lực để có thể hành động thích ứng và thoát nghèo.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt khoa học:

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tác động của cú sốc thiên tai đến sinh kế và nghèo của hộ gia đình nông thôn. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định về việc hoàn thiện khung nghiên cứu về tác động của yếu tố thiên tai đến sinh kế và nghèo.

Thứ hai, nghiên cứu đã sử dụng các mô hình nghiên cứu định lượng để tiến hành phân tích thực nghiệm, trình bày tác động cụ thể của xâm nhập mặn lên từng thành phần sinh kế của hộ gia đình nông thôn, bao gồm tác động lên tính sẵn có và khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, tác động lên các hoạt động sinh kế và khả năng đa dạng hóa sinh kế và cuối cùng là tác động lên kết quả sinh kế chính của hộ gia đình là thu nhập.

Thứ ba, việc phân tích tác động của xâm nhập mặn lên kết quả sinh kế thông qua thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình còn được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng về mức độ tác động đến hộ bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên. Đồng thời, nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp so sánh khác nhau để phân tích sự không đồng nhất trong tác động của xâm nhập mặn đến đối tượng hộ nghèo và không nghèo. Các kết quả này cho thấy một góc nhìn cụ thể về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế của đối tượng dễ tổn thương là hộ nghèo. Từ đó, nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp và các hàm ý chính sách nhằm ổn định sinh kế, giảm nghèo và giảm thiệt hại cho hộ gia đình nông thôn trong vùng ĐBSCL.

Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, kết quả phân tích sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về sinh kế của hộ gia đình nông thôn thuộc vùng chịu tác động của xâm nhập mặn. Từ đó, thấy được những thuận lợi và khó khăn mà các hộ gia đình trong vùng bị xâm nhập mặn đang phải đối mặt trong việc thực hiện sinh kế của mình.

Thực hai, các kết quả phân tích về tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế hay kết quả sinh kế của hộ gia đình được trình bày đầy đủ và chi tiết về khía cạnh tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn bị xâm nhập mặn lần đầu và thường xuyên. Từ đó, đề tài đề xuất các chính sách phù hợp với thực tiễn để giúp hộ gia đình trong vùng bị xâm nhập mặn ứng phó được các tác động tiêu cực của xâm nhập mặn cũng như vận dụng các lợi thế để cải thiện sinh kế.

Thứ ba, ước lượng mối quan hệ giữa xâm nhập mặn và nghèo cũng như sự tác động không đồng nhất trong sinh kế của hộ nghèo và hộ không nghèo trước rủi ro xâm nhập mặn là vô cùng quan trọng để cung cấp các nhìn sâu sắc về khả năng chống chịu của các đối tượng hộ nghèo trước cú sốc thiên tai. Nhờ đó, các giải pháp đề xuất của nghiên cứu được tập trung cho nhóm đối tượng hộ nghèo vượt qua tổn thương.

Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế và giới hạn về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo:

(i) Nghiên cứu phương pháp đánh giá toàn diện, theo dõi tác động của xâm nhập mặn lên sinh kế của hộ gia đình nông thôn qua nhiều năm, đặc biệt đối với các yếu tố như đất đai, nguồn nước, thu nhập và khả năng thích ứng. Đồng thời, nghiên cứu sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất và chất lượng các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình, từ đó đánh giá khả năng chuyển đổi sinh kế và phát triển bền vững.

(ii) Xây dựng các mô hình đánh giá đa chiều, kết hợp giữa phân tích định lượng và định tính để đảm bảo đánh giá toàn diện về tác động của xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó, đề xuất chính sách hỗ trợ hộ gia đình, bao gồm cải thiện hạ tầng, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý rủi ro, nhằm giúp hộ dân tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững.

Thesis title: Analyzing the impact of salinity intrusion on the livelihoods of poor households in the rural Mekong Delta

- Major: Agricultural Economics                                    Code: 62620115

- Full name of PhD student: Le Thi Kim Loan               Year: 2017(1)

- Scientific supervisor: PhD. Ngo Thi Thanh Truc, School of Economics - Can Tho University

- Sub-Supervisor: PhD. Duong Dang Khoa, Vo Truong Toan University

- Educational institution: Can Tho University

  1. Content of thesis summary

The dissertation titled “Analyzing the impact of salinity intrusion on the livelihoods of poor households in the rural Mekong Delta” aims to clarify the effects of salinity intrusion on the three key components of the livelihoods of poor households in the region: livelihood assets, livelihood strategies, and livelihood outcomes (measured through income). The research utilizes data from 344 rural households engaged in agricultural livelihoods across four provinces: Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, and Sóc Trăng, sourced from the 2014 and 2018 Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS) conducted by the General Statistics Office, along with supplementary field survey data collected in 2022. This supplementary data includes households' awareness and adaptive actions in response to salinity intrusion. The study employs descriptive statistics, linear regression models, logit models, propensity score matching, and difference-in-differences methods to identify the differential impact of salinity intrusion on the livelihoods of poor versus non-poor households. Additionally, qualitative methods were used to verify the mechanisms of salinity intrusion impacts, based on the 2022 survey results, in comparison with the estimated results. Based on these analyses, the dissertation proposes several solutions to help rural households in the Mekong Delta apply appropriate livelihood strategies to mitigate the damages caused by salinity intrusion, stabilize their livelihoods, and achieve sustainable poverty reduction.

Keywords: Salinity intrusion, sustainable rural livelihoods, poverty, impact analysis

  1. The novel aspects from the thesis

First, the study develops a livelihood capital index using the entropy weighting method, followed by ANOVA tests and difference-in-differences (DiD) analysis to assess the impact of salinity intrusion on the livelihood capital of poor households in the region. The findings reveal that the livelihood capital index of households in the region is low and unsustainable (0.232). Specifically, poor households in areas frequently affected by salinity intrusion have a lower livelihood capital index (0.175) compared to those in other regions (0.221). This is particularly evident in human capital (a shortage of male and young labor) and financial capital (limited access to loans). Meanwhile, non-poor households in frequently affected areas experience greater losses in natural capital (0.135) compared to non-poor households in other areas (0.175), primarily due to the inability to diversify crops. Poor households experiencing salinity intrusion for the first time face challenges in natural capital for production, but as salinity intrusion becomes frequent, they also experience shortages in human capital within affected regions.

Second, poor households in areas frequently affected by salinity intrusion have more limited opportunities to diversify their livelihood activities than poor households in other regions. Additionally, poor households in frequently affected areas have lower income from crop cultivation (2.19 million VND/year) and wage labor (24.06 million VND/year) compared to poor households in other regions (7.36 million VND/year and 45.56 million VND/year, respectively), resulting in a lower total annual income (33.63 million VND/year vs. 62.73 million VND/year). In contrast, non-poor households in frequently affected areas are able to capitalize on the advantages of aquaculture, generating higher incomes compared to non-poor households in other areas. Multivariate probit and tobit models show that salinity intrusion reduces the likelihood of engaging in crop farming (by 13.6%) and its corresponding income (by 4.8%), while increasing the likelihood of participating in aquaculture (by 12.8%). Furthermore, binary and multinomial logit models indicate that households in areas frequently affected by salinity intrusion face significant constraints in combining agricultural work with wage labor. Over time, non-poor households in these areas reduce their participation in crop farming, while poor households face difficulties in increasing the number of family members engaged in wage labor. Aquaculture remains the only livelihood activity actively pursued by households under frequent salinity intrusion.

Third, the results from multiple linear regression (OLS), propensity score matching (PSM), and binary/multinomial probit models consistently show that salinity intrusion reduces household livelihood outcomes by lowering total annual income by 29.7%, or 41.4 million VND/year, increasing the likelihood of falling into a lower income bracket (by 46.5%), and raising the probability of falling below the poverty line by 7.3%. Poor households experience a greater income reduction (61.8%) compared to non-poor households (16.4%) under the impact of salinity intrusion. The study also identifies heterogeneous effects of salinity intrusion, with households frequently affected experiencing a 1.5 times greater impact on income compared to those affected for the first time during the dry season of 2015-2016. The 2015-2016 dry season salinity intrusion reduced both crop income (by 45.07 million VND/year) and aquaculture income (by 6.38 million VND/year) for first-time affected households. However, for frequently affected areas, no decline in aquaculture income was observed. Nonetheless, total income for households under frequent salinity intrusion was still lower than that of households in non-affected areas, by 26.29 million VND/year.

Fourth, the primary mechanism through which salinity intrusion exerts its influence is by affecting natural capital, which in turn impacts livelihood activities and ultimately leads to a reduction in income. For poor households, salinity intrusion primarily reduces job opportunities, leading to labor shortages due to outmigration in search of distant employment. If households fail to implement adaptive measures or if their adaptation efforts are unsuccessful, this results in further negative impacts on livelihood outcomes and a decline in livelihood capital. Poor households face considerable challenges in mobilizing the resources needed to adapt and escape poverty.

  1. Application prospect and suggestions for further study

Scientific Contributions:

First, the dissertation systematically consolidates general theoretical issues regarding the impact of natural disaster shocks on the livelihoods and poverty of rural households. As such, the research contributes significantly to improving the theoretical framework for analyzing the effects of natural disasters on livelihoods and poverty.

Second, the study employs quantitative models for empirical analysis, providing a detailed presentation of the specific effects of salinity intrusion on each component of rural household livelihoods. These include impacts on the availability and access to livelihood assets, the influence on livelihood activities and diversification capabilities, and finally, the effects on the primary livelihood outcome—household income.

Third, the analysis of the effects of salinity intrusion on livelihood outcomes, particularly income and poverty status, is carefully examined, with special attention to the differential impacts on households experiencing salinity intrusion for the first time and those frequently affected. Moreover, the study integrates various comparative methods to analyze the heterogeneous effects of salinity intrusion on poor and non-poor households. These findings offer a detailed perspective on how salinity intrusion affects the livelihoods of vulnerable groups, particularly poor households. As a result, the research provides a solid scientific foundation for proposing policy implications and solutions to stabilize livelihoods, reduce poverty, and mitigate damage to rural households in the Mekong Delta region.

Practical Implications:

First, the analysis offers a comprehensive picture of the livelihoods of rural households in areas affected by salinity intrusion. From this, the study identifies the advantages and challenges these households face in sustaining their livelihoods.

Second, the detailed findings on the impact of salinity intrusion on livelihood assets, strategies, and outcomes for households affected by salinity intrusion, both for the first time and frequently, are fully explored. This allows the study to propose practical policies that help households in salinity-affected areas mitigate the negative impacts of salinity intrusion and capitalize on any advantages to improve their livelihoods.

Third, estimating the relationship between salinity intrusion and poverty, as well as the heterogeneous effects on the livelihoods of poor and non-poor households, is crucial in providing insights into the resilience of poor households to natural disaster shocks. As a result, the proposed solutions in this research are specifically tailored to help poor households overcome vulnerabilities.

 

Future Research Directions:

Despite its valuable contributions, this study has certain limitations due to knowledge gaps and time constraints. Therefore, the research suggests the following future directions:

(i) Developing a comprehensive evaluation method to monitor the long-term impacts of salinity intrusion on the livelihoods of rural households, particularly about key factors such as land, water resources, income, and adaptive capacity. Additionally, the study should explore changes in production structure and the quality of livelihood assets, assessing households' capacity for livelihood transformation and sustainable development.

(ii) Constructing multidimensional evaluation models that integrate both quantitative and qualitative analyses to ensure a comprehensive assessment of salinity intrusion's impacts. Based on these findings, the study should propose policy recommendations for household support, including infrastructure improvement, financial and technical assistance, and enhanced risk management capacity, to strengthen households' resilience and foster sustainable development.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20025582
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
13819
84802
312193
20025582
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x