Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”

Tác giả: Lê Trung Hoàng, Khóa: 2020

Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 9640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Đức Hiền - Chi cục Chăn nuôi Thú y TP Cần Thơ

Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Phúc Khánh - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Những kết quả mới của luận án

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam giải trình tự toàn bộ hệ gene ASFV lưu hành tại Việt Nam và được công bố trên Ngân hàng gene. Dựa trên các kết quả nghiên cứu về dịch tễ, bệnh lý và di truyền của ASFV lưu hành tại khu vực ĐBSCL, kết quả của luận án sẽ là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về biến đổi di truyền, đặc điểm sinh học của ASFV.

Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về phân tích diễn biến ổ dịch ASF theo không gian và thời gian mang tính hệ thống, được thực hiện tại các tỉnh/thành ĐBSCL trong khoảng thời gian 2019–2022.

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này đã đề xuất các tiêu chí để xây dựng chương trình giám sát ASFV tại ĐBSCL qua đánh giá kết quả chương trình giám sát ASFV tại Thành phố Cần Thơ (TPCT) giai đoạn 2019–2022 kết hợp với kết quả nghiên cứu khoa học của luận án này.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam giải trình tự toàn bộ hệ gene ASFV lưu hành tại Việt Nam và được công bố trên Ngân hàng gene. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu khoa học quan trọng về một số đặc điểm di truyền và sự biến đổi của virus lưu hành từ đó cung cấp các thông tin cho việc nghiên cứu lựa chọn các vaccine phòng bệnh ASF trong tương lai.

Những kết quả và đánh giá thu được từ chương trình giám sát ASFV tại TPCT sẽ là nguồn tham khảo khoa học quan trọng giúp xác định các bước cần thiết cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các chiến lược phòng, chống dịch bệnh ASF hiệu quả, góp phần vào sự phát triển ngành chăn nuôi heo tại ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.

Từ kết quả của công trình nghiên cứu này cùng với kết quả đánh giá chương trình giám sát ASFV tại TPCT giai đoạn 2019–2022 đã đề xuất một số tiêu chí quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện chương trình giám sát ASFV hiệu quả, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại ĐBSCL.

Cần tiếp tục nghiên cứu về các biến chủng ASFV lưu hành tại ĐBSCL và các đột biến mất đoạn, chèn đoạn lần lượt trên đoạn gene EP402R (CD2v) và B475L để hiểu rõ hơn về tính chất và sự biến đổi của chúng. Theo dõi sự lưu hành của các biến chủng và xác định tác động của chúng đối với tình hình dịch bệnh.

Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về dịch tễ, bệnh lý và di truyền của ASFV trong thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá, phân tích sâu hơn về tính hiệu quả, hợp lý của chương trình giám sát ASFV dựa vào đặc điểm phân bố khoảng thời gian, không gian để tăng hiệu quả của công tác giám sát.

- Thesis title: Study on the epidemiology, pathology, and circulation of African swine fever virus in the Mekong delta

- Major: Animal pathology and disease treatment  Code: 9640102                         

- Full name of PhD student: Le Trung Hoang       Year: 2020, period 2

                                                                             Code: P1020002

- The primary scientific supervisor: Professor. Nguyen Duc Hien

- The associate scientific supervisor: Dr. Nguyen Phuc Khanh

- Educational institution: College of Agriculture, Can Tho University

 

  1. The novel aspects from the thesis

This is the first research investigation in Vietnam report the whole genome sequences of African swine fever viruses (ASFV) circulating in Vietnam and published in the GenBank. Based on the research results regarding the epidemiology, pathology, and genetics of the ASFV circulating in the Mekong Delta region, the findings of this dissertation will serve as a scientific foundation for further studies on genetic variation and biological characteristics of ASFV.

Additionally, it represents the first study in the Mekong Delta (MD) region to systematically analyze the spatial and temporal dynamics of ASF outbreaks across provinces in MD from 2019–2022.

Moreover, this research proposes parameters for establishing an ASFV monitoring program in the MD region, based on the evaluation of the ASFV monitoring program in Can Tho City (CTC) during the 2019–2022 period in line with the scientific findings of this dissertation.

  1. Application prospect and suggestions for further study

This is the first research project in Vietnam to sequence the whole genome of the ASFV circulating in the country, which has been published in the Genbank. The findings of this dissertation will serve as an important scientific resource regarding certain genetic characteristics and variations of the circulating virus, thereby providing information for future studies on the selection of vaccines for ASF prevention.

The results and evaluations obtained from the ASFV monitoring program in CTC will serve as crucial scientific references to identify necessary steps for refining and enhancing the effectiveness of ASF prevention and control strategies. This contribution aims to support the development of the pig farming industry in the MD region specifically, and in Vietnam as a whole.

From the findings of this research project, together with the evaluation results of the ASFV monitoring program in CTC during the 2019–2022 period, several important criteria have been proposed for establishing and implementing an effective ASFV monitoring program. These criteria are tailored to the conditions and actual situations in the MD region.

It is necessary to continue research on the circulating ASFV strains in the MD and the specific mutations, insertions on the EP402R (CD2v) and B475L genes to gain a deeper understanding of their characteristics and variations. Monitoring the circulation of these strains and assessing their impact on the disease situation is crucial.

Furthermore, ongoing research and evaluation of the epidemiology, pathology, and genetics of ASFV are needed in the future. Additionally, there is a requirement for more in-depth studies, evaluations, and analyses on the effectiveness and rationality of ASFV surveillance programs based on spatiotemporal distribution characteristics to enhance monitoring efficiency.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20237962
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9056
62412
26947
20237962
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x