Tên đề tài: “Khảo sát tính chất nhiệt điện của một số vật liệu cấu trúc hai chiều, graphene và tựa graphene”
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Quyên, Khóa: 2019
Ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán; Mã số: 9440103. Nhóm ngành: Khoa học tự nhiên
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Vũ Thanh Trà - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Huỳnh Anh Huy - Trường Đại học Cần Thơ
Bằng việc sử dụng phương pháp gần đúng liên kết mạnh (TB) và phương pháp luận hàm Green, đề tài thực hiện khảo sát cấu trúc vùng năng lượng, tính chất điện tử và tính chất nhiệt điện của một số vật liệu cấu trúc hai chiều. Trong đó, tập trung khảo sát hai vật liệu cụ thể là penta graphene và dải nano silicene ở trạng thái nhấp nhô (BSiNRs) - đây là hai vật liệu đại diện cho hai cấu trúc vòng năm và vòng sáu tương ứng tựa graphene. Đặc biệt, đề tài đã tiến hành khảo sát và so sánh hệ số Seebeck S của chúng với graphene khi có tác dụng của kích thích bên ngoài, từ đó đưa ra những dự đoán trong việc ứng dụng vào công nghiệp nhiệt điện, hướng đến giải quyết vấn đề cấp thiết về nguồn năng lượng xanh hiện nay. Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình tính toán và khảo sát bài toán cấu trúc vùng năng lượng của cấu trúc vòng sáu chromium nitride (h-CrN) và dải nano hai lớp armchair graphene (BL-AGNRs) khi có kích thích bên ngoài cũng được thực hiện, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về tính chất nhiệt điện của vật liệu này.
Luận án đã đạt được các kết quả như sau:
trường vuông góc là 5361 mV / K và lớn gấp 67 lần so với graphene; dưới tác động của
điện trường vuông góc, hệ số S của vật liệu giảm dần lần lượt là 4883 mV / K và 3760 mV / K tương ứng với các giá trị Vt = 0.5 V và Vt = 1.5 V ; (ii) đối với BSiNRs: khi chưa có tác động của điện trường ngoài, hệ số S của vật liệu vào khoảng 0.06 mV / K , với các giá trị điện thế áp vào lần lượt là Vs = 0.5 V và Vt = 0.5 V, hệ số này sẽ tăng lần lượt là 0.37 mV / K và 0.7 mV / K , đặc biệt, với sự kết hợp của cả hai điện trường thì hệ
số S của vật liệu được tăng lên một cách mạnh mẽ và đạt giá trị vào khoảng 1.05 mV / K
Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về cấu trúc vùng năng lượng cũng như trạng thái dẫn của vật liệu khi không có và khi có tác động của điện trường ngoài. Đồng thời, dựa trên đánh giá về tác động của điện trường, bài toán về hệ số nhiệt điện của vật liệu cũng được thể hiện rõ ràng hơn. Từ đó góp phần cung cấp các thông tin hữu ích cho việc lựa chọn tác nhân kích thích ứng với từng loại vật liệu trong nhóm khảo sát để nâng cao hệ số chuyển đổi nhiệt của vật liệu, hướng đến ứng dụng trong công nghiệp nhiệt điện cũng như công nghiệp bán dẫn – bóng bán dẫn trong tương lai.
Định hướng nghiên cứu: Để hoàn thiện và phát triển đề tài, đề tài tiếp tục tính toán tính chất nhiệt điện cho BL-AGNRs dưới tác dụng đồng thời của khuyết một nguyên tử và điện trường; đồng thời mở rộng tính toán cho nhóm các vật liệu tựa graphene khác. Từ đó tìm ra tác nhân kích thích thuận lợi nhất để có thể đưa vào ứng dụng thực tế, tận dụng được các đặc tính nổi trội vốn có của nhóm vật liệu này.
INFORMATION OF THESIS
Thesis title: Investigating the thermoelectric properties in two-dimensional materials, graphene and graphene-like structures.
By using the Tight Binding (TB) calculation and Green’s function formalism, the study investigated the energy bands and the thermoelectric coefficient of two - dimensional materials. In particular, we focused on investigating two materials, such as penta graphene and buckling silicene nanoribbons that represent the pentagonal and hexagonal structures as graphene-like structures. Specifically, the study examines and compares the Seebeck coefficient of these materials with graphene under the impact of external stimuli that lead to predictions for practical application, which aims to address the current challenge of green energy sources. In addition, the modeling constructing, and investigating of the band structure of hexagonal Chromium Nitride (h-CrN) and armchair bilayer graphene (BL-AGNRs) when externally stimulated was also carried out, which premise for further research into the thermoelectric properties of this material.
The thesis achieved the following results:
is 5361 mV / K and larger than 67 times for graphene; under the impact of the vertical
electric field, the S coefficient decline are 4883 mV / K and 3760 mV / K , correspond to Vt = 0.5 V and Vt = 1.5 V, respectively; (ii) for BSiNRs: without fields, the S coefficient about 0.06 mV / K , with the values of voltage are Vs = 0.5 V and Vt = 0.5 V, this coefficient raise to 0.37 mV / K and 0.7 mV / K , respectively. Especially,
under the effect of both fields, the S coefficient of this material strongly increases and reaches the value at 1.05 mV / K .
In practice, these results give a full picture of the energy bands and the conduction state of the material in the absence and presence of an external electric field. At the same time, based on the evaluation of the electric field impaction, the thermoelectric coefficient is also shown more clearly. This will contribute to providing useful information for selecting stimuli suitable for each type of material, which will improve the heat transfer coefficient, and aim at applications in the thermoelectric industry as well as the semiconductor industry - transistors in the future.
Future research directions: To complete and develop the study, it continues to calculate the thermoelectric properties of BL-AGNRs under simultaneous vacancy and an electric field; at the same time, the calculation is extended to other groups of graphene-like structures. From there, the most favorable stimulus can be put into practical applications, taking advantage of this group of materials' outstanding inherent properties.