Tên đề tài: “Vốn trí tuệ và tăng trưởng tối ưu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tác giả: Phạm Thị Ngọc Sương, Khóa: 2020

Ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 9340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Văn Dứt - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Mục tiêu của luận án này là nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ đến tăng trưởng tối ưu của doanh nghiệp (DN) niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên các Lý thuyết Nguồn lực, Lý thuyết Vốn nhân lực, Lý thuyết Cấp bậc, Lý thuyết Tăng trưởng, Lý thuyến Vốn trí tuệ và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu: 1) ảnh hưởng của vốn trí tuệ, các thành phần của vốn trí tuệ đến tăng trưởng tối ưu DN; 2) xem xét vai trò điều tiết của kinh nghiệm quản lý của nhóm quản lý cấp cao đối với những mối quan hệ này; 3) tác động của vốn trí tuệ của nhóm quản lý cấp cao đến tăng trưởng tối ưu DN.

Nghiên cứu đã dựa trên 148 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019 với cỡ mẫu là 888 quan sát. Các DN trong nghiên cứu thuộc các ngành: sản xuất, thông tin và truyền thông, vận tải và kho bãi, xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản. Nghiên cứu đã dùng phương pháp mô men tổng quát hệ thống hai bước (S-GMM two step) để ước lượng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn trí tuệ, các thành phần của vốn trí tuệ gồm hiệu quả vốn nhân lực, hiệu quả vốn tài chính và hiệu quả vốn cấu trúc ảnh hưởng có ý nghĩa thuận chiều đến tăng trưởng tối ưu DN. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện, kinh nghiệm quản lý của nhóm quản lý cấp cao giữ vai trò điều tiết tích cực đến mối quan hệ giữa vốn trí tuệ, hiệu quả vốn nhân lực, hiệu quả vốn tài chính, hiệu quả vốn cấu trúc đối với tăng trưởng tối ưu DN. Thêm vào đó, vốn trí tuệ của nhóm quản lý cấp cao có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng tối ưu DN. Cụ thể, ảnh hưởng tích cực của sự đa dạng về trình độ học vấn, nền tảng kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nhóm quản lý cấp cao đến tăng trưởng tối ưu DN trong khi tuổi của nhóm quản lý cấp cao có ảnh hưởng nghịch chiều đến tăng trưởng tối ưu DN. Bên cạnh những kết quả này, nghiên cứu còn khám phá được những ảnh hưởng có ý nghĩa thuận chiều của qui mô DN, qui mô của nhóm quản lý cấp cao đến tăng trưởng tối ưu DN và những tác động có ý nghĩa ngược chiều của số năm hoạt động của DN và đòn bẩy tài chính đến tăng trưởng tối ưu DN. Thêm vào đó, nghiên cứu còn khám phá sự xuất hiện của vấn đề nội sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu trước. Từ các kết quả ước lượng này, nghiên cứu đã đề xuất các hàm ý quản trị góp phần hỗ trợ các DN hướng đến sự phát triển và tăng trưởng bền vững.  

  1. Những kết quả mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiển. Ở khía cạnh lý thuyết, luận án đã phát triển các lập luận lý thuyết về vốn trí tuệ của DN, kinh nghiệm quản lý của TMT và vốn trí tuệ của TMT trong DN. Các yếu tố này được xem là nguồn tài nguyên quý giá và là nguồn lực đóng góp quan trọng bên cạnh các nguồn lực truyền thống. Cụ thể, nghiên cứu xem vốn trí tuệ là nguồn lực nội tại của DN và các lập luận dựa trên các lý thuyết gồm Lý thuyết Nguồn lực (Barney, 1991), Lý thuyết Vốn nhân lực (Becker, 1962; Gibbons & Waldman, 2004), Lý thuyết Cấp bậc (Hambrick & Mason, 1984) và Lý thuyết về Vốn trí tuệ để xem xét tác động đến tăng trưởng tối ưu DN. Sự đóng góp có ý nghĩa trong nghiên cứu này là cơ sở để mở rộng nguồn tài nguyên trong nghiên cứu của Barney (1991) hay nguồn lực trong nghiên cứu của Becker (1962) và nghiên cứu của Gibbons và Waldman (2004) đồng thời xem đặc điểm nền tảng của nhóm quản lý cấp cao của DN trong nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984) như là nguồn lực quý giá trong việc tạo ra giá trị cho DN và dự báo kết quả hoạt động của tổ chức.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm liên quan đến ảnh hưởng của vốn trí tuệ đến tăng trưởng tối ưu của DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả của luận án là minh chứng cho thấy vai trò đóng góp của vốn trí tuệ đối với tăng trưởng tối ưu của các DN. Các phát hiện này là cơ sở để khẳng định rằng bên cạnh các nguồn lực truyền thống thì mỗi DN luôn tồn tại nguồn lực vô cùng giá trị là vốn trí tuệ. Nó là cơ sở góp phần thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng tối ưu DN, là cơ sở hướng DN đến tăng trưởng bền vững đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình tăng trưởng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy những đóng góp quý giá của kinh nghiệm quản lý của nhóm quản lý cấp cao đối với việc thúc đẩy tăng trưởng tối ưu DN. Điều này thể hiện qua những ảnh hưởng điều tiết tích cực của kinh nghiệm quản lý của nhóm quản lý cấp cao trong các mối quan hệ giữa vốn trí tuệ, các thành phần của nó và tăng trưởng tối ưu DN. Nghiên cứu của luận án đã dựa trên những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây để lập luận cho sự hình thành vốn trí tuệ của nhóm quản lý cấp cao. Cụ thể, vốn trí tuệ của nhóm quản lý cấp cao dựa trên lập luận về sự gia tăng tri thức từ việc học hỏi kiến thức lẫn nhau của các thành viên trong nhóm trên cơ sở Lý thuyết Cấp bậc của Hambrick và Mason (1984) và kết quả cho thấy những tác động tích cực của nguồn vốn này đối với tăng trưởng tối ưu DN.

Bên cạnh những kết quả tìm thấy, nghiên cứu này còn khám phá được nguyên nhân có thể dẫn đến sự khác biệt từ một số kết quả ở các nghiên cứu trước do vấn đề nội sinh từ các mô hình nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để khẳng định sự đóng góp một cách chắc chắn của nguồn vốn này đối với tăng trưởng tối ưu của DN.

Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu bổ sung và làm phong phú hơn nguồn tài liệu cho các nghiên cứu về vốn trí tuệ của DN, kinh nghiệm quản lý của nhóm quản lý cấp cao và vốn trí tuệ của nhóm quản lý cấp cao đối với tăng trưởng tối ưu của DN. Những đóng góp có ý nghĩa trong nghiên cứu của luận án là cơ sở để tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho các DN tại Việt Nam, giúp các DN tăng trưởng tối ưu và hướng đến phát triển bền vững, hạn chế những rủi ro nhất định trong quá trình tăng trưởng DN. 

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho sinh viên, học viên sau đại học và các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tài chính và quản trị kinh doanh.

Ngoài ra, các hàm ý quản trị được đề xuất góp phần giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có những giải pháp trong chiến lược phát triển và tăng trưởng bền vững DN.

Thesis title: Intellectual capital and sustainable growth of listed firms on the Vietnamese Stock Market.

- Major: Business administration                          Code: 9340101

- Full name of PhD student: Pham Thi Ngoc Suong           Year: 2020

- Scientific supervisor: Assoc.Prof.Dr. Vo Van Dut

- Educational institution: Can Tho University

  1. Content of thesis summary

This dissertation aims to study the impact of intellectual capital on the sustainable growth rate of firms listed on the Vietnamese Stock Market. The study based on the Resource Theory, the Human Capital Theory, the Upper Echelon Theory, the Growth Theory, the Intellectual Capital Theory and previous empirical studies to construct research models: 1) the impact of intellectual capital, components of intellectual capital on sustainable growth of firms; 2) the moderating effect of management experience of the top management team on these relationships; 3) the impact of intellectual capital of the top management team on sustainable growth of firms.

 The study was based on 148 listed firms on the Vietnamese Stock Market in the period from 2014 to 2019 with 888 observations. The firmss in the study belong to the following industries: manufacturing, information and communication, transportation and warehousing, construction, real estate business activities. The study used the two-step System Generalized Moment method (S-GMM two step) to estimate the hypotheses of the research models. The research results show that intellectual capital, the components of intellectual capital including human capital efficiency, financial capital efficiency and structural capital efficiency have a positive impact on firm sustainable growth. In addition, the study also found that the management experience of the top management team plays a positive moderating role in the relationship between intellectual capital, human capital efficiency, financial capital efficiency, and structural capital efficiency on firm sustainable growth. Besides, the intellectual capital of the top management team has a significant impact on sustainable growth of firms. Specifically, the positive impact of the diversity of educational level, educational background and management experience of the top management team on sustainable growth of firms while the age of the top management team has a negative impact on sustainable growth of firms. In addition to these results, the study also discovered the positive impacts of firm size, the size of the top management team on firm sustainable growth, the negative impacts of the number of years of operation of the firm and financial leverage on firm sustainable growth. Moreover, the study also discovered the presence of endogeneity problems that may be the cause of the difference in the results of previous studies. From these estimation results, the study proposed management implications that contribute to supporting firms towards sustainable development and growth.

  1. The novel aspects from the thesis

The research results of the thesis have theoretical and practical contributions. In terms of theory, the thesis has developed theoretical arguments on intellectual capital of enterprises, the management experience of TMT and the intellectual capital of TMT of firms. These factors are considered valuable resources and important contributing resources besides traditional resources. Specifically, the study consider intellectual capital as internal resources of the firm, and arguments based on theories including Resource Theory (Barney, 1991), Human Capital Theory (Becker, 1962; Gibbons & Waldman, 2004), Hierarchy Theory (Hambrick & Mason, 1984) and Intellectual Capital Theory to examine the impact of this capital on firm sustainable growth. The significant contribution of the study is foundations for expanding viewpoints of resources in Barney (1991)’s study, Becker (1962)’s study and Gibbons and Waldman (2004)’s study, and considering the background characteristics of the top management team of firms in Hambrick and Mason's (1984) study as a valuable resource to create value for firms and predict the organization's performance.

In practice, the research of thesis provides empirical evidence related to the influence of intellectual capital on sustainable growth of listed firms on the Vietnamese Stock Market. The results of the thesis are evidences of the contribution of intellectual capital to the firms sustainable growth. These findings are the base for affirming that each firm always has an extremely valuable resource besides traditional resources. It is intellectual capital that is the ground for promoting the sustainable growth rate of firms, guiding firms towards sustainable growth and limiting risks in the growth process. Furthermore, the research results of the thesis show the valuable contributions of the management experience of the top management team to promoting firm sustainable growth. This results are demonstrated by the positive regulatory effects of the management experience of the top management team on the relationships between intellectual capital, its components and firm sustainable growth. The thesis’s research based on theoretical foundations and previous studies to argue for the formation of intellectual capital of the top management team. Specifically, the perspectives of intellectual capital of the top management team is based on the argument of increased knowledge from mutual learning of team’s members by viewpoints of the Hierarchy Theory of Hambrick and Mason (1984), and the results show the positive impacts of this capital on firm sustainable growth. Besides, this study also explores the causes that can lead to differences from some results of previous studies because research models appeared endogeneity problems. This is also the foundation to affirm the certain contribution of this capital to firm sustainable growth.

The research results of the thesis are additional documents and enrich the documents for research on intellectual capital of firms, management experience of the top management team and intellectual capital of the top management team for firm sustainable growth. The meaningful contributions in the research of the thesis are the ground for the author to propose management implications for firms in Vietnam, and these help firms to get optimal and sustainable development, and limit certain risks in the process of firm growth.

  1. Application prospect and suggestions for further study

The research results of the thesis are valuable reference materials for students, postgraduates and researchers related to the fields of finance and business administration. Besides, the proposed management implications contribute to facilitate firm administrators getting solutions of the development strategy and sustainable growth of firms.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

24603970
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
16412
89905
64952
24603970
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x