Tên đề tài: “Đánh giá khả năng cung cấp lân của đất lúa trong điều kiện bón giảm lân, tưới khô-ngập luân phiên và luân canh với cây màu”.

 Tác giả: Vũ Văn Long, Khóa: 2011

 Chuyên ngành: Khoa học đất; Mã số: 9620103. Nhóm ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Châu Minh Khôi - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khuyến cáo bón phân P hợp lý cho đất canh tác lúa
khi áp dụng các giải pháp thích ứng với điều kiện thiếu nước tưới trong mùa khô ở ĐBSCL
dựa trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp P hữu dụng của đất trong điều kiện bón giảm phân
P, áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và luân canh với cây trồng cạn. Các mục tiêu cụ
thể của đề tài bao gồm: (1) Đánh giá ảnh hưởng của bón giảm phân P đến khả năng cung cấp
P của đất và năng suất lúa; (2) Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ đến
khả năng cung cấp P của đất và năng suất lúa; (3) Đánh giá ảnh hưởng của kết hợp biện pháp
tưới ngập-khô xen kẽ và bón giảm phân P đến khả năng cung cấp P của đất và năng suất lúa;
(4) Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân canh cây rau màu trên nền đất lúa đến khả năng
cung cấp P của đất.

Thí nghiệm bón giảm phân P, tưới ngập-khô xen kẽ, kết hợp ngập-khô xen kẽ và bón
giảm phân P được thực hiện trên cùng một ruộng thí nghiệm tại ba địa điểm, gồm (1) đất phù
sa trồng lúa ba vụ/năm tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, (2) đất phù sa trồng lúa ba vụ tại
quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ và (3) đất phèn hoạt động tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
Thí nghiệm bón giảm phân P thực hiện liên tiếp trong 7 vụ từ ĐX 2011-2012 đến ĐX 2013-
2014. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 04 nghiệm
thức và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các nghiệm thức bao gồm: (P1) không bón phân P,
(P2) bón 20 kg P2O5/ha, (P3) bón 40 kg P2O5/ha và (P4) bón 60 kg P2O5/ha tương đương liều
lượng phổ biến của nông dân tại điểm thí nghiệm. Trong mỗi vụ, phân tích hàm lượng P hữu
dụng trong đất vào giai đoạn lúa trổ và hàm lượng P trong hạt, P trong rơm. Tổng hấp thu P
và năng suất rơm, hạt cũng được phân tích sau mỗi vụ. Sau 7 vụ canh tác, thu thập mẫu đất
trên các nghiệm thức được bón phân P với liều lượng khác nhau để đánh giá sự thay đổi về
hàm lượng P hữu dụng, tổng P tích lũy trong đất, độ bão hòa P của đất và tốc độ cung cấp P
hữu dụng cho cây trồng. Thí nghiệm áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và kết hợp giữa
biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ và bón giảm phân P được thực hiện trong 2 vụ ĐX 2011-2012
và vụ ĐX 2013-2014. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên theo thể thức lô
chính-phụ với 2 nhân tố: Nhân tố chính là quản lý nước và nhân tố phụ là bón giảm lượng
phân P. Nhân tố quản lý nước bao gồm 3 chế độ tưới và 3 lần lặp lại: (NT+5) tưới ngập giống
nông dân, (NT-15) tưới khi mực nước ruộng giảm xuống -15 cm so với mặt ruộng và (NT-30)
tưới khi mực nước ruộng giảm xuống -30 cm so với mặt ruộng; Nhân tố về phân bón được bố
trí bốn nghiệm thức P1, P2, P3 và P4 với liều lượng phân P tương tự như thí nghiệm bón giảm
phân P. Phân tích hàm lượng P hữu dụng trong đất và giai đoạn lúa trổ và hàm lượng P trong
hạt, trong rơm lúc thu hoạch. Sinh khối rơm và năng suất lúa cũng được ghi nhận. Ảnh hưởng
của các mức độ tưới ngập-khô xen kẽ đến sự thay đổi về pH và EC trong nước và trong đất
cũng được ghi nhận trong suốt vụ lúa. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân
canh cây rau màu trên nền đất lúa đến khả năng cung cấp P của đất được thực hiện trên vùng
đất phù sa trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Cây rau màu được trồng vào vụ
ĐX 2013-2014 bao gồm 4 nghiệm thức: Luân canh Lúa với (1) Bắp; (2) Đậu nành; (3) Mè; và
(4) nghiệm thức đối chứng độc canh lúa. Mẫu đất được lấy sau vụ luân canh cây rau màu để
phân tích hàm lượng P hữu dụng. Các chỉ tiêu về pH, EC, Fe hoạt động cũng được phân tích
trong giai đoạn luân canh cây rau màu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy P hữu dụng trong đất khác biệt không có ý nghĩa thống kê
khi không bón phân P hoặc bón ở liều lượng thấp 20 - 40 kg P2O5/ha so với mức bón phổ biến
60 kg P2O5/ha trong6 vụ lúa liên tiếp. Trong 7 vụ lúa liên tiếp, hàm lượng P trong rơm và
trong hạt thay đổi không ý nghĩa khi áp dụng bón phân P với các liều lượng khác nhau. Sau 7
vụ lúa, không bón P và bón 20 kg P2O5/ha làm giảm hàm lượng P tổng trong đất so với thời
điểm bắt đầu thí nghiệm. Ngược lại, bón 60 kg P2O5/ha làm gia tăng hàm lượng P tổng trong
đất. Bón phân P ở liều lượng 40 kg P2O5/ha có thể giúp duy trì được quỹ P trong đất và bổ
sung lượng P mất đi trong đất do cây trồng hấp thu. Khả năng hấp phụ P tối đa trên đất phèn
hoạt động tại An ở ngưỡng 2000 mg P/kg và cao hơn khả năng hấp phụ P phụ tối đa trên đất
phù sa tại Bạc Liêu (625-667 mg P/kg) và tại Cần Thơ (588-625 mg P/kg). Áp dụng các liều
lượng bón phân P khác nhau sau 7 vụ liên tiếp không thay đổi có ý nghĩa khả năng hấp phụ P
tối đa của các nhóm đất thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy đất tại Cần Thơ và
Bạc Liêu có khả năng rửa trôi P ra môi trường nếu tiếp tục duy trì sử dụng 60 kg P2O5/ha
trong canh tác lúa.

Trên đất phù sa canh tác lúa tại Bạc Liêu, kết quả ghi nhận áp dụng biện pháp tưới
ngập-khô xen kẽ có thể tiết kiệm được 9-19% lượng nước tưới khi canh tác trong mùa khô
trong cả 2 vụ ĐX 2011-2012 và ĐX 2013-2014. Áp dụng biện pháp tưới khi mực nước giảm -
15 cm hay -30 cm không ảnh hưởng ý nghĩa đến P hữu dụng trong đất cũng như hàm lượng P
trong hạt trong cả 2 vụ ĐX 2011-2012 và ĐX 2013-2014. Hàm lượng P trong rơm vào giai
đoạn trổ ở nghiệm thức tưới ngập liên tục (0,56 %P2O5) và nghiệm thức NT-15 (0,56 %P2O5)
cao khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức tưới khi mực nước ruộng giảm -30 cm (0,23 %P2O5)
trong vụ ĐX 2011-2012 nhưng khác biệt không ý nghĩa trong vụ ĐX 2013-2014. Áp dụng
tưới khi mực nước ruộng giảm -30 cm đã gia tăng EC trong đất và năng suất lúa có xu hướng
giảm. Khác biệt về năng suất lúa không có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức tưới ngập liên
tục và tưới khi mực nước giảm -15 cm trong cả 2 vụ ĐX 2011-2012 và ĐX 2013-2014. Khi
áp dụng kết hợp tưới ngập-khô xen kẽ và bón phân P ở các liều lượng khác nhau, tưới khi
mực nước ruộng giảm -30 cm đã giảm P hữu dụng trong đất và sinh khối rơm cây lúa so với
duy trì mực nước ruộng hoặc tưới khi mực nước ruộng giảm -15 cm. Trên đất phù sa phát
triển tại Bạc Liêu, P hữu dụng trong đất giữa nghiệm thức độc canh lúa khác biệt không ý
nghĩa so với các nghiệm thức luân canh lúa và các cây rau màu vào giai đoạn trước khi gieo
sạ. Vào giai đoạn 45 NSKS (giữa vụ) và giai đoạn thu hoạch, P hữu dụng trong đất ở nghiệm
thức độc canh lúa cao khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức luân canh lúa-bắp, nhưng khác
biệt không ý nghĩa với nghiệm thức luân canh lúa-đậu nành hoặc lúa-mè.

Áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ ở mức độ -15 cm kết hợp với bón phân P ở
liều lượng 40 kg P2O5/ha được khuyến cáo áp dụng cho đất phù sa canh tác lúa tại Bạc Liêu
và những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự vừa có thể giúp tiết kiệm được chi phí về bơm
tưới, phân bón, vừa có thể duy trì được P trong đất và năng suất lúa mà vẫn không làm gia
tăng tình trạng tích lũy P trong đất. Biện pháp luân canh cây rau màu trên nền đất lúa có thể
được áp dụng nhằm thay thế cho mô hình độc canh cây lúa. Trong hệ thống canh tác này, có
thể duy trì và cải thiện P hữu dụng trong đất cung cấp cho vụ lúa tiếp theo.

  1. Những kết quả mới của luận án

Từ kết quả các thí nghiệm đồng ruộng dài hạn, dựa vào tính toán cân bằng P thông qua
lượng P cung cấp từ phân bón và lượng P lấy đi từ hạt, nghiên cứu đã xác định được lượng P
cần bón là 40 kg P2O5/ha, thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây khuyến cáo từ 60-90 kg
P2O5/ha. So với các nghiên cứu trước đây thường khuyến cáo bón phân P dựa vào đánh giá
lượng P hữu dụng trong đất, nghiên cứu này phân tích và đánh giá khả năng hấp phụ P và khả
năng đệm P của đất để khuyến cáo bón giảm P trên các nhóm đất khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy không bón P hoặc bón 20 kg P2O5/ha đất vẫn có thể cung cấp đủ P
cho lúa trong 4 vụ liên tiếp và năng suất lúa vẫn được duy trì, trong khi các nghiên cứu trước
đây chỉ nghiên cứu đến vụ thứ 3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đất phèn hoạt động tại An Giang, đất phù sa phát triển tại
Bạc Liêu và đất phù sa đang phát triển tại Cần Thơ vẫn duy trì khả năng hấp phụ lân cao trong
điều kiện bón phân P với liều lượng cao trong thời gian dài. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng
đất tại Bạc Liêu và Cần Thơ có nguy cơ rửa trôi ra môi trường nếu tiếp tục duy trì bón lượng
phân P cao trong canh tác lúa.

Biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ trước đây chỉ được thực hiện trên đất phù sa ngọt,
nghiên cứu này được thực hiện trên các vùng đất phèn và đất phù sa bị nhiễm mặn nhẹ đã kết
luận rằng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ có thể được áp dụng và nước được tưới khi mực
nước ruộng giảm -15 cm so với mặt ruộng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy áp dụng biện
pháp tưới ngập-khô xen kẽ khi mực nước ruộng giảm -30 cm trên đất phù sa nhiễm mặn làm
gia tăng độ mặn trong đất, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất lúa, cụ thể trên
vùng nghiên cứu tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên các nhóm đất, áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen
kẽ khi mực nước ruộng giảm -15 cm có thể kết hợp với bón phân lân ở mức độ 40 kg P2O5/ha
giúp giảm được lượng phân P và lượng nước tưới cho lúa so với các nghiên cứu trước đây chỉ
nghiên cứu riêng lẻ từng nhân tố trong canh tác lúa.

Áp dụng biện pháp luân canh lúa với cây rau màu như đậu nành, mè vẫn duy trì hàm
lượng P hữu dụng trong đất và có thể được áp dụng cho hệ thống chuyên lúa trong điều kiện
thiếu nước tưới và xâm nhập mặn trong mùa khô ở ĐBSCL.

  1. Ý nghĩa khoa học của luận án

Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ,
bón giảm lượng phân P và luân canh lúa-cây rau màu đối với dinh dưỡng P trong đất, sự thay
đổi về tổng lượng P trong đất, khả năng hấp phụ P tối đa và cung cấp P của nhóm đất phèn
hoạt động, đất phù sa đang phát triển và đất phù sa phát triển bị xâm nhập mặn tại ba tỉnh An
Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu tại vùng ĐBSCL.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu đánh giá tính khả thi của biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ
ở mức độ -30 cm trên đất canh tác lúa nhằm thích ứng với điều kiện thiếu nước tưới trong
tương lai ở ĐBSCL. Kết quả trong nghiên cứu này đã đánh giá được sự thay đổi về tính chất
hóa học của đất, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ muối tan trong đất (EC) khi áp dụng tưới
ngập-khô xen kẽ ở mức -30 cm trên nhóm đất phù sa bị xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Nghiên cứu đã đánh giá được sự thay đổi điều kiện khô-ngập của đất khi luân canh cây
trồng cạn trên nền đất canh tác lúa 3 vụ tại tỉnh Bạc Liêu đến P hữu dụng trong đất.

  1. Ý nghĩa thực tiễn

Áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ khi mực nước ruộng giảm -15cm có thể áp
dụng trên các nhóm đất phèn hoạt động, đất phù sa, đất phù sa bị xâm nhập mặn và các vùng
có điều kiện đất đai tương tự, giúp tiết kiệm chi phí bơm tưới nước trong canh tác lúa vào mùa
khô.

Áp dụng biện pháp tưới ngập-khô xen kẽ ở mức độ -15 cm kết hợp với bón phân P mức
độ 40 kg P2O5/ha trong canh tác lúa giúp cho nông dân giảm được chi phí bơm tưới, giảm chi
phí sử dụng phân P mà vẫn duy trì được quỹ P trong đất và năng suất lúa. Qua đó giúp tăng
lợi nhuận trong sản xuất lúa.  

Biện pháp luân canh cây rau màu trên nền đất lúa giúp cho người dân lựa chọn được mô
hình canh tác nhằm ứng phó được với tình trạng sụt giảm nguồn nước tưới trong mùa khô,
trong khi vẫn có thể duy trì được lượng P trong đất và năng suất lúa trong vụ kế tiếp.


               Người hướng dẫn                                                                Nghiên cứu sinh      

 

      Châu Minh Khôi                                                                  Vũ Văn Long         

 

 

Xác nhận của  
Thủ trưởng đơn vị đào tạo sau đại học

  1. SUMMARY

This study aimed at achieving P fertilization recommendation when applying the cropping
practices to cope with fresh water scarcity in dry season in the Mekong delta (MD) region. This
was based on quantifying the soil P-supplying capacity when applying (1) reduced P fertilizer
application, (2) alternate wetting and drying (AWD) irrigation and (3) rotation of rice with upland
crops. The main objectives of this study were to: (1) assess the effects of reduced P fertilizer
application to soil P-supplying capacity and rice yield; (2) determine the effects of applying
AWD irrigation technique to soil P-supplying capacity and rice yield; (3) evaluate the effects of
applying AWD irrigation in combination with reduced P fertilizer application to soil P-supplying
capacity and rice yield; and (4) assess the effect of crop rotation on rice-based cropping system to
soil P-supplying capacity.      

The field experiments were conducted in three triple rice cropping areas, where locate on
alluvial soils in Hoa Binh district, Bac Lieu province and in O Mon district, Can Tho city and on
acid sulfate soil in Tri Ton district, An Giang province. The reduced P fertilizer application
experiment was in completely randomized block design with four fertilizer P application rates: 0,
20, 40 and 60 kg P2O5/ha, of which the highest P application rate represented the common P rate
applied as the farmer’s practice in the studied area. There were three replicates for each
treatment. The experiment was conducted during 7 consecutive crops. At each crop, the changes
in total and available P contents in soil and rice plants (tiller, straw, grain) as well as rice biomass
and grain yields were analyzed. In the last crop, the changes of soil available and total P contents
as well as soil P-fixing capacity and P diffusing rates were analyzed.

The field experiments of AWD irrigation application and AWD irrigation application in
combination of reduced P fertilizer application were carried out in two seasons: Winter-Spring
(WS) 2011-2012 and WS 2013-2014. The field experiment was laid out in a completely
randomized block with split-plot design: The main factor was water management and the subfactor was reduced P fertilization rates. The main factor consisted of three water management
regimes: (NT+5) continuously flooded as farmer’s practice; (NT-15) irrigated when the water level
dropped to -15 cm below the soil surface; and (-NT-30) irrigated when the water level dropped to -
30 cm below the soil surface. P fertilization was applied with four rates as described in the above
reduced P fertilizer application experiment. The cropping rotation experiment was conducted in
WS 2013-2014 season in Hoa Binh district, Bac Lieu province. The experiment was laid out in a
completely randomized blocked design with three replications. Experimental treatments consisted
of: rice monoculture (R-R-R) and rotation cropping systems, including rice in rotation with corn
(R-C-R), soy bean (R-S-R) and sesame (R-Se-R). At harvesting of the upland crops, soils were
sampled to analyzed available P contents in different treatments. During the growth of upland
crops, the changes in soil pH, EC and active Fe were also monitored.         

The results showed that available P contents in the treatments applied with 0 and 20 kg
P2O5/ha did not differ significantly from the treatments applied with 40 and 60 kg P2O5/ha
through 6 consecutive crops. Also, there were no significant differences in the P contents in rice
straws and grains among all the treatments applied with 0, 20, 40 and 60 kg P2O5/ha. After 7
crops, the soil total P in the treatments applied with 0 and 20 kg P2O5/ha was decreased compared
to those at the start of the experiment. By contrast, the treatment applied with 60 kg P2O5/ha
increased the soil total P. The results showed that applying 40 kg P2O5/ha maintained the pool of
P in soil and supplemented the P amount removed by rice uptake. The maximum P-adsorption
capacity (MPAC) in the acid sulfate soil at An Giang was 2000 mg P/kg, significantly higher than
the MPAC in the alluvial soil in Bac Lieu (625-667 mg P/kg) and in Can Tho (588-625 mg P/kg).
The results from this study revealed that the soil in Bac Lieu and Can Tho had a risk of leaching
P to the environment if applying P fertilizer at a rate of 60 kg P2O5/ha is maintained.

Application of AWD irrigation technique in rice cultivation on the alluvial soil in Bac Lieu
saved 9-19% irrigating water as compared with the continuously flooded treatment in both WS
2011-2012 and WS 2013-2014 seasons. Irrigating when the water level dropped to -15 cm or -30
cm resulted in no significant differences in soil available P and P contents in rice grain compared
with the continuously flooded treatment in both dry seasons. In WS 2011-2012, the P content in
the rice straw at the flowering stage in the NT-30 treatment (0.23 %P2O5) was significantly lower
than in the continuously flooded treatment (0.56 %P2O5) and NT-15 treatment (0.56 %P2O5).
However, the difference was not significant in WS 2013-2014. Irrigating when the water level
dropped to -30 cm resulted in higher soil EC and reduced rice yield. Combination of AWD
irrigation technique and reduced P fertilizer application resulted in no significant differences in
soil P availability as well as the P contents in rice straw, grain, biomass and yield. On the alluvial
soil in Bac Lieu, there was no statistical difference in soil available P content in the mono-rice
treatment as compared with the rotation treatments at the start of the experiment. At 45 days after
sowing and the harvest stage, soil available P content in the mono-rice treatment was
significantly higher than that in the rice-corn rotation treatment, but not significantly different as
compared with the rice-soybean or rice-sesame rotation treatments.

Applying AWD irrigation when the water level dropped to -15 cm combined with applying
P fertilizer at a rate of 40 kg P2O5/ha was recommended for growing rice on the alluvial soil in
Bac Lieu. This recommendation can also be applied for other areas of similar natural conditions.
A combination of AWD irrigation and reduced P fertilizer application could save input costs of
irrigation and fertilizer while maintaining the soil P pool and rice yield. Growing upland crops in
rotation with rice on the triple rice-based cropping system can be implemented to replace the
traditional mono-rice cultivation. In the rotation systems, soil P availability can be maintained or
improved to supply the followed rice crop.   

 

  1. The new findings of the study

From the results of the long-term field experiments and the phosphorus balance calculation
based on the amounts of phosphorus applied and removed by grain, the study advocated that
applying 40 kg P2O5/ha was optimum for rice cultivation. This recommended rate is lower than in
the previous studies. In stead of recommending P fertilization based on soil P availability as in
the previous studies, this study reached at advocating P fertilization based on assessing
phosphorus adsorption and phosphorus buffering capacities in the different soil groups.

The study showed that no phosphorus fertilizer application or applying 20 kg P2O5/ha could
support enough phosphorus for rice throughout four consecutive crops and rice yield was wellmaintained. This field experiment was setup longer than the previous studies, which were stop
monitoring at the third crop.

The study showed that actual acid sulfate soil in An Giang, alluvial soils in Bac Lieu and
Can Tho still exposed high phosphorus adsorbing capacity under the high phosphorus doses
applied in this long-term study. The study also indicated that the soil in Bac Lieu and Can Tho
could be leaching P to the environment if high phosphorus fertilizer dose application keeps
maintained.

In the previous work, the AWD irrigation technique has been only applying on the alluvial
soils, where were not affected by salinity intrusion. In this study, the findings showed that the
AWD irrigation technique may be safely applied when the field water dropped to -15 cm below
the soil surface in the alluvium soil, where was affected by the saline intrusion. It also indicated
that the soil salinity increased when applying AWD at -30 cm below the soil surface.
Applying AWD irrigation in the -15 cm level combined with applying P fertilizer at 40 kg
P2O5/ha may reduce the phosphorus fertilizer amount and save irrigatting water compared the
previous study which just researched individual factor in rice production.
Applying rice rotated with soybean or sesame could maintain available soil P compared
with rice monoculture. These rotating systems can change for the rice monoculture in the
freshwater scarcity and saline intrusion in the dry season in Vietnam Mekong Delta.

  1. Scientific meanings

The study results assessed the effect of AWD irrigation, reduced P fertilization and riceupland crops rotation to soil P, change in maximum P adsorption and soil P-supply rate of the
acid sulfate soil in An Giang, the alluvial soil in the Bac Lieu and Can Tho in Vietnam Mekong
Delta.

Today, there no research the ability of AWD method in the -30 level in paddy soil to cope
with the freshwater scarcity in the Vietnam Mekong Delta in the future. The results of this study
evaluated the change in soil chemical properties, especially the rise of soil EC in the saline
intrusion soil in the Mekong Delta, concreted in Bac Lieu experiment area.
The study estimated the change in redox condition of soil when applied rotated rice with
the upland crops in the rice-based to soil available phosphorus in Bac Lieu.

 

  1. Reality meanings

The AWD irrigation when the field water dropped -15 cm could apply in experiment
location and the same area condition, help to reduce irrigated cost in the dry season.
Applying AWD irrigation in the -15 level combined 40 kg P2O5/ha fertilized level could the
farmer save irrigated and fertilizer costs neither maintained soil P amount and rice yield.
Consequently, that increased the production profit.  

The upland crops rotation model can help the farmer chose production system to cope the
scarcity water but still maintained soil P in the dry season.

  

Scientific Supervisor                                                                PhD student

 

Assoc. Prof. Dr. Chau Minh Khoi                                                     Vu Van Long

 

>> Xem chi tiết nội dung luận án

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20088658
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
8451
48253
375269
20088658
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x