Tên đề tài: “Nghiên cứu sự hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái”.

 Tác giả: Trần Thị Bích Vân, Khóa: 2013

 Chuyên ngành: Khoa học cây trồng; Mã số: 9620110. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Thí nghiệm được thực hiện từ năm 2014 – 2017 tại huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ. Nội dung nghiên cứu chính bao gồm (1) Khảo sát hiện tượng nứt trái ở chôm chôm, bao gồm có 2 thí nghiệm được thực hiện trên các vườn chôm chôm từ 4 - 6 năm tuổi, mùa vụ 2014: (a) Hiện tượng nứt trái chôm chôm, (b) Hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (giai đoạn xảy ra hiện tượng nứt trái, sự thay đổi sinh lý – sinh hóa trước và trong giai đoạn nứt trái, một số đặc tính lý - hóa trái và mối quan hệ với hiện tượng nứt trái khi thu hoạch, mối quan hệ giữa hàm lượng canxi với hiện tượng nứt trái). (2) Ảnh hưởng của kali và chế độ tưới nước đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm 2 thí nghiệm được thực hiện vào năm 2016: (a) ảnh hưởng của kali bón vào đất, và (b) chế độ tưới. (3) Ảnh hưởng của biện pháp cung cấp canxi đến hàm lượng canxi trong vỏ trái và sự nứt trái chôm chôm Rongrien, gồm có 3 thí nghiệm thực hiện trong năm 2015 và 2017 (a) bón canxi qua đất, (b) phun canxi qua lá và trái (ảnh hưởng của dạng, nồng độ, thời điểm và biện pháp xử lý), (c) so sánh hiệu quả của các biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien.

Kết quả cho thấy hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien xuất hiện vào tuần thứ 12 sau khi đậu trái và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch, đây là giai đoạn thịt trái tăng nhanh nhưng vỏ trái đã ngừng tăng trưởng, hàm lượng Ca tích lũy trong vỏ trái thấp. Ở trái bị nứt có vỏ mỏng, hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp, tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái cao hơn so với trái bình thường. Sự tăng trưởng nhanh của vỏ trái, nồng độ K cao và đất bị khô hạn thiếu nước là các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy Ca ở vỏ trái. Lượng K2O bổ sung vào đất càng cao thì sự tích lũy Ca trong vỏ trái càng giảm, bón 0,48 và 0,96 kg/cây ngay khi đậu trái làm giảm hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,11 và 1,18 so với đối chứng. Khoảng cách giữa 2 lần tưới càng ngắn thì sự tích lũy Ca càng cao, 2 ngày tưới/lần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,5 lần so với đối chứng. Bón 200 đến 1.600 kg CaO/ha ngay khi đậu trái không làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái, mặc dù có làm tăng hàm lượng Ca ở lá. Phun CaCl2 qua lá và trái có nồng độ 2%, phun 4 lần với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày, bắt đầu sau khi đậu trái 8 tuần làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 1,6 lần và làm giảm tỷ lệ nứt trái 1,7 lần so với đối chứng. Cung cấp CaCl2 trực tiếp lên trái có hiệu quả cao hơn phun qua lá và trái. Nhúng trực tiếp trái trong dung dịch CaCl2 2% làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái 2,36 lần và giảm tỷ lệ nứt trái 4,15 lần; phun trực tiếp lên chùm trái là 2,18 và 3,67 lần so với đối chứng. Phun 2% CaCl2 trực tiếp lên chùm trái (kết hợp chất bám dính) làm gia tăng hàm lượng Ca vỏ trái gấp 2,46 lần, giảm tỷ lệ nứt trái 9,7 lần, tăng năng suất thương phẩm 23,5%, tăng lợi nhuận 22,4% so với nghiệm thức đối chứng.

  1. Những kết quả mới của luận án

Hiện tượng nứt trái bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 12 sau khi đậu trái và tăng nhanh cho đến khi thu hoạch; đây là giai đoạn thịt trái tăng nhanh nhưng vỏ trái đã ngừng tăng trưởng.

Ở trái bị nứt có vỏ mỏng, hàm lượng Ca trong vỏ trái thấp, tỷ lệ rò rỉ ion ở vỏ trái cao hơn so với trái bình thường.

Bón nhiều K làm giảm hàm lượng Ca ở vỏ trái, tăng tỷ lệ nứt trái. Tưới nước thường xuyên làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái và giảm tỷ lệ nứt trái.

Bón CaO không làm tăng hàm lượng Ca ở vỏ trái và không làm giảm hiện tượng nứt trái.

Cung cấp CaCl2 trực tiếp lên trái có hiệu quả cao hơn phun qua lá và trái.

Phun 2% CaCl2 trực tiếp lên chùm trái (kết hợp chất bám dính) làm gia tăng hàm lượng Ca vỏ trái gấp 2,46 lần, giảm tỷ lệ nứt trái 9,7 lần, tăng năng suất thương phẩm 23,5% so với nghiệm thức đối chứng.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cụ thể về một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và biện pháp nâng cao khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien để hạn chế hiện tượng nứt trái trên giống chôm chôm này. Kết quả này có thể sử dụng bổ sung giáo trình giảng dạy và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về cây ăn trái.

Để gia tăng khả năng hấp thu canxi của chôm chôm Rongrien trong hạn chế hiện tượng nứt trái có thể áp dụng các biện pháp sau: (1) phun 2% CaCl2 (kết hợp chất bám dính) trực tiếp lên chùm trái giai đoạn 8 tuần SKĐT (phun 4 lần, khoảng cách hai lần phun là 15 ngày), (2) tưới nước 2 ngày/lần, lượng nước tưới 20 lít/cây cho cây chôm chôm Rongrien 5-6 năm tuổi (tưới lần đầu sau khi đậu trái 2 tuần).

Cần tiến hành thí nghiệm thêm ở những địa điểm và mùa vụ khác nhau để đánh giá vai trò của canxi trong hạn chế hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien một cách toàn diện hơn.

  1. Brief contents of the dissertation

The experiments were conducted from 2014 to 2017 in Phong Dien district – Can Tho City. The major contents of this study consist of (1) survey on the fruit cracking phenomenon in rambutan, included two experiments carried out on rambutan orchards from four to six years old in the crop 2014 and 2015: (a) the fruit cracking phenomenon in rambutan, (b) the fruit cracking incidence of Rongrien rambutan (the stages of fruit cracking, the changes in biophysical - biochemical characteristics before and during fruit cracking period, some physical - chemical characteristics and correlation with the phenomenon of cracking fruit at harvest, and the relationships between Ca content and the fruit cracking incidence). (2) Effects of potassium and watering regime on Ca content in fruit peel and the fruit cracking incidence of Rongrien rambutan, consisted of two experiments were conducted in 2016 crop season: (1) effects of potassium fertilization on soil, and (2) watering regime. (3) Effects of calcium supplementation approaches on calcium content in fruit peel and the fruit cracking, including five experiments carried out in the crop 2015 and 2017: (a) addition of calcium to the soil, (b) spraying over the leaves and fruits (forms, concentrations, times and treatment methods), (3) evaluate the effectiveness of approaches to improve the calcium uptake of Rongrien rambutan.

The results showed that the fruit cracking appeared 12 weeks after completed flowering and increased rapidly until the harvest, this was the period of rapid fruit flesh growth but the peel of fruit has stopped growing, Ca accumulation was low in the fruit peel. The cracking fruits had thin–peel, Ca level was lower and ion leakage ratio was higher than those in the normal ones. Rapid fruit peel growth, high K concentration and drought were factors limiting the accumulation of Ca in the peel of fruit. The higher the K2O supply, the lower the Ca accumulation. Applying 0.48 or 0.96 kg K2O/tree reduced Ca content of the fruit peel from 1.11 to 1.18 folds in contrast with the control. The shorter irrigation interval, the higher the Ca accumulation. Two-day intervals frequent watering increased Ca content in the peel of fruit in comparison to the control 1.50 folds. Applying CaO 200 – 1.600 kg/ha to the soil at fruit-set didn’t increase Ca in the peel although it increased the content of Ca in the leaves. Spraying 4 times through leaves and fruits with 2.0% CaCl2 at 15-day interval, starting after fruit-set 8 weeks increased the content of Ca in the peel 1.6 folds and reduced the ratio of fruit cracking by the 1.7 times in comparison to those of the control. Applying directly to the fruit surface was more effective than foliar and fruit spraying. Dipping fruits directly in 2.0% CaCl2 solution increased Ca level of the fruit peel and declined the proportion of fruit cracking by 2.36 and 4.15 times; spraying directly to fruit bunch was higher than 2.18 and 3.67 folds compared with the control. Spraying directly to fruit bunch with 2% CaCl2 (combined with surfactant) increased Ca content of the fruit peel 2.46 folds and reduced the ratio of fruit cracking 9.7 folds, and commercial yield and profit were higher than 23.5% and 22.4% in contrast with the control.

  1. The new finding of the dissertation

The fruit cracking phenomenon appeared 12 weeks after completed flowering and increased rapidly until the harvest, this was the period of rapid fruit flesh growth but the peel of fruit has been growing slowly.  

The cracking fruits had thin–peel, Ca level was lower and ion leakage ratio was higher than those in the normal ones.  

The application of K reduced Ca level and increased fruit cracking ratio. Regular watering increased Ca content in fruit peel and reduced fruit cracking ratio.  

Applying CaO did not increase Ca content in fruit peel and did not decline the proportion of fruit cracking.

Applying CaCl2 directly to the fruit surface was more effective than foliar and fruit spraying.  

Spraying directly to fruit bunch with 2% CaCl2 (combined with surfactant) increased Ca content of the fruit peel 2.46 folds and reduced the frequency of fruit cracking 9.7 folds, and commercial yield and profit were higher than 23.5% and 22.4% in contrast with the control.

  1. Applicability in practice and further research

The research results showed specific scientific basis of main factors that could affect to calcium absorption ability and approaches improved calcium uptake of Rongrien rambutan in order to reduce the fruit cracking. These results could be used as additional course book and reference for future researches on fruit trees.

To increase calcium absorption efficiency of Rongrien rambutan for reducing the fruit cracking phenomenon, it is to apply the following approaches: (1) spraying directly to fruit bunch with 2% CaCl2 (combined with surfactant) after 8 weeks of fruit set (spray 4 times at 15-day interval), (2) watering 2 days/time with 20 liters/tree for Rongrien rambutan trees from  five to six years old (watering for the first time after 2 weeks of fruit set).

It is necessary to carry out additional experiments in other places and seasons to evaluate the role of calcium to completely reduce the fruit cracking phenomenon of Rongrien rambutan

>> Xem chi tiết nội dung luận án

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20122389
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
10265
81984
409000
20122389
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x