Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại thành phố Cần Thơ”.

 Tác giả: Đoàn Hoài Nhân, Khóa: 2011

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 9620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đỗ Văn Xê - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án tập trung đánh giá thực trạng sản xuất rau màu ở thành phố Cần Thơ (TPCT); đánh giá hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, cũng như những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất rau màu của các hộ sản xuất. Nghiên cứu dựa trên thông tin, số liệu thu được từ  phỏng vấn trực tiếp 580 hộ sản xuất rau màu và 28 cán bộ (cán bộ quản lý địa phương và cán bộ kỹ thuật tại địa phương) am hiểu lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau màu tại địa bàn. Phương pháp tiếp cận chính là phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) kết hợp công cụ Metafrontier và sử dụng công cụ phân tích hồi quy hàm Tobit. Trên cơ sở ước lượng DEA, công cụ Metafrontier được sử dụng để tính tỷ số khoảng cách kỹ thuật, các kiểm định Shapiro-Wilk, Kolmogov-Smirnov, Anderson-Darling và Kruskal –Wallis được ứng dụng để kiểm định phân phối và kiểm định sự khác biệt về hiệu quả sản xuất của dưa hấu, dưa leo và khổ qua. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu tại TPCT.

  1. Những kết quả mới của luận án

-           Diện tích canh tác ít, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, việc sản xuất còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, sâu bệnh thường xuyên xảy ra là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Đặc biệt, qui mô diện tích cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của hộ sản xuất dưa hấu và ảnh hưởng cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối của hộ sản xuất khổ qua trên địa bàn nghiên cứu.

-           Thiếu vốn trong sản xuất cũng là một trong những khó khăn mà hộ sản xuất rau màu đang gặp phải, do đó nông dân không thể trả tiền mặt khi mua vật tư nông nghiệp, nên phải mua chịu và phải gánh mức giá đầu vào cao hơn giá thị trường. Để giải quyết vấn đề này, thông thường nông hộ phải tìm đến các tổ chức tín dụng. Kết quả phân tích cũng cho thấy, hộ sản xuất dưa hấu tiếp cận được với nguồn vốn vay thì lại có hiệu quả phân phối thấp hơn. Vì vậy, nếu năng lực sử dụng vốn vào các yếu tố đầu vào của những hộ sản xuất dưa hấu tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả phân phối.

-           Trình độ học vấn của hộ sản xuất còn hạn chế (trung bình lớp 7), tuổi trung bình của chủ hộ, người trực tiếp sản xuất cũng tương đối cao (yếu tố này có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả phân phối của hộ sản xuất dưa hấu và dưa leo). Điều này tạo nhiều khó khăn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, việc phối hợp các nguồn lực đầu vào đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến hiệu quả phân phối không cao, từ đó hiệu quả chi phí cũng không cao, hay nói cách khác là lợi nhuận đem lại từ hoạt động trồng rau màu của bà con vẫn còn thấp. Hiện nay, bà con nông dân sản xuất rau màu vẫn chưa nắm bắt tốt thông tin thị trường nên thường bị thương lái ép giá đầu ra và không lựa chọn được mức giá đầu vào tối ưu, vì thế kết quả đạt được chưa như mong đợi.

-           Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động lớn của việc tham gia tập huấn đến hiệu quả phân phối của hoạt động sản xuất dưa leo và khổ qua. Những hộ sản xuất tham gia càng nhiều lớp tập huấn sẽ có xu hướng gia tăng hiệu quả phân phối, từ đó hiệu quả kinh tế tăng.

-           Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự tác động lớn của vốn tự có của nông hộ đến hiệu quả phân phối của hộ sản xuất dưa hấu và khổ qua. Do đó, việc có kế hoạch chi tiêu hợp lý, tăng tiết kiệm, tăng vốn tự có để tái đầu tư, để chủ động trong việc lựa chọn chủng loại vật tư nông nghiệp một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng đáng kể hiệu quả sản xuất của hộ trồng dưa hấu và khổ qua.

-           Cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp về vốn sản xuất, các giải pháp giải quyết tốt các yếu tố đầu vào, giải pháp nâng cao năng lực nông hộ, qui mô sản xuất và một số giải pháp chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu Trong đó, cần chú ý những giải pháp về năng lực nông hộ và vốn sản xuất là một trong những giải pháp rất quan trọng nên ưu tiên thực hiện trước.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

3.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

-           Kết quả nghiên cứu này đã đánh giá được tính hiệu quả của mô hình sản xuất rau màu ăn quả, rau màu họ bầu bí tại TPCT. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận, mô hình ứng dụng và có thể được vận dụng, mở rộng cho các địa bàn khác và các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác.

-           Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác điều hành sản xuất, kinh doanh rau màu, đồng thời giải quyết được vấn đề đang được xã hội và địa phương quan tâm là phải nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm rau màu. Đặc biệt là cung cấp thông tin và cơ sở khoa học có liên quan cho công tác khuyến nông, tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ hơn về tình hình sản xuất rau màu, rau màu an toàn, để có thể kiểm soát và sản xuất hiệu quả hơn.

-           Ngoài ra, những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ khơi gợi lên nhiều định hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu ứng dụng thuộc về lĩnh vực nông nghiệp.

 

3.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định, như: chưa phân tích hiệu quả theo sự biến động của giá, sự tác động của yếu tố thị trường, yếu tố manh mún của đất đai. Vì vậy, một số hướng nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ những hạn chế và kết quả nghiên cứu của luận án như sau: (1) Nghiên cứu khả năng thích ứng của nông hộ sản xuất rau màu với thị trường mỗi khi giá các yếu tố đầu vào và đầu ra thay đổi; (2) Nghiên cứu sự tác động của hiệu quả thị trường đến thu nhập của hộ trồng rau màu; (3) Nghiên cứu sự manh mún của đất đai và đô thị hóa tác động đến hiệu quả sản xuất rau màu trên địa bàn TPCT.

  1. Summary of the thesis

The thesis is aimed to analyze the efficiency of vegetable production in Can Tho city. It is to evaluate cost efficiency, technical efficiency and allocative efficiency of vegetable production as well as its affecting factors. The study was based on data collected from 580 vegetable producers in seven districts of the city and from local officials and experts involved in the vegetable development program. Technical efficiency, allocative efficiency and economic efficiency were estimated using non-parametric method of Data Envelopment Analysis (DEA) and Metafrontier tool. Estimated values of efficiency were then regressed with producer specific variables by Tobit regression. In addition, the DEA estimation, the computation of the score from the Metafrontier tool. The Shapiro-Wilk, Kolmogov-Smirnov, Anderson-Darling and Kruskal-Wallis test was used check the distribution and to compare means difference of efficiency production. Based on such analyses, some solutions were proposed to improve vegetable production in Can Tho city.

  1. The new findings of the thesis

- The area of small-scale production, small production, scattered, production depends on the natural conditions, so vegetables often occur pests and diseases, affecting the production efficiency of the household. In particular, the size of production area has great impact on resources use of the watermelon producers and affects both the technical efficiency and the allocative efficiency of the producers in the study site.

- Lack of capital for production is one of the difficulties that vegetable producers encounter. Farmers have no cash for agricultural meterials purchases, so they have to bear higher prices of inputs. In order to solve this problem, farmers often have to seek credit organizations. The analysis, however, showed that watermelon producers with loans access have lower allocative efficiencies. So, better capabilities in capital use for the inputs would help watermelon producers in improving allocative efficiency.

- The education level of the household is limited, the average age of the household head, the direct producer is also relatively high (this age factor has negative impacts on the allocative efficiency of watermelon and cucumber producers). These make difficulties in application of new techniques. The inputs resouces combining is not as good as required, leading to that both allocative efficiency and cost efficiency are not high, in other words, profits of vegetable farmers to remain low. At present, the vegetable farmers do not have good market information, so they often sell their products at low prices and are unable to choose optimal prices of inputs; all lead their production efficiency to be lower than expected.

- Research results showed that there is a great impact of training participation on the allocative efficiency for production of cucumber and bitter gourd. Households participating in more training courses tend to increase allocative efficiency, resulting in increased economic efficiency.

- The results also showed that the own capital of the household impact the allocative efficiency for the production of watermelon and bitter gourd. So having a reasonable spending plan, increasing savings, increasing own capital for reinvestment, and actively choosing effective agricultural materials, thereby, all will be helpful in increasing the production efficiency of watermelon and bitter gourd producers.

- Several solutions proposed to enhance the efficiency of vegetable production include those for production capital, inputs, farmers’ capacity building, product sales, and policies. Of which, the solutions on farmers’ capability and production capital are the most important ones.

  1. Applications in reality, issues that need further study

3.1. Ability to apply in practice

- The research approach and methods and application models used in the study can be applied to other agricultural products and sites.

- The research results can be used as active supports in managing vegetable production and trade and at the same time solving the problems raised by the society and local authorities in improving production efficiency and quality. Especially, they provide information and relevant scientific basis for the extension work, where is to propagate people better awareness of the situation of production of vegetables and safe vegetables, the better controls and production management.

3.2. Issues left open to further research

Research results of the thesis will inevitably have certain limitations, such as not analyzing the effect of price fluctuations, the impact of market factors, land fragmentation factors. Therefore, further research suggested should focus in (i) Adaptability in vegetable production of farm households to changes in market prices of inputs or/and outputs, (ii) Impacts of market efficiency on incomes of vegetable farming households, and (iii) Effects/Impacts of land fragmentation and urbanization on the effectiveness of vegetable production in Can Tho city.

 

>> Xem chi tiết nội dung luận án

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo. (Nhập tên NCS vào ô tìm kiếm)

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19546877
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
12417
62816
321637
19546877
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x