Tên đề tài: “Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

 Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo, Khóa: 2014

 Chuyên ngành: Khoa học cây trồng; Mã số: 62620110. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: GS.TS. Lê Văn Hòa - Trường Đại học Cần Thơ.

 Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Phạm Phước Nhẫn - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

            Luận án được thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2017 tại đất phù sa ven sông ở xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và đất phù sa pha cát ở thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhằm: (i) Đánh giá đặc tính sinh trưởng, đa dạng di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím (KLT) tại Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số dòng/giống khoai lang có năng suất và phẩm chất tốt; (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm chất các dòng/giống được chọn và (iii) Xây dựng mô hình canh tác đạt năng suất trên 30 tấn/ha cho các dòng/giống này.

  1. Những kết quả mới của luận án:

   - Sưu tập, miêu tả hình thái, đánh giá đặc tính di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím. Các dòng/giống khoai lang tím có hệ số đồng dạng di truyền ở mức tương đồng khá cao, từ 42-75%. Kết quả đã đề xuất được 2 dòng/giống khoai lang tím mới canh tác thích hợp tại điều kiện 2 tỉnh canh tác khoai lang chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh HL491. Giống Malaysia có năng suất tổng và thương phẩm cao nhất, giống Nhật Lord có hàm lượng chất khô và tinh bột cao và giống HL491 có hàm lượng anthocyanins và flavonoids cao nhất

- Xác định ảnh hưởng của địa điểm trồng và thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của các dòng/giống khoai lang tím. Năng suất thương phẩm của cả 03 giống khoai lang tím khảo sát đạt cao nhất tại 140 ngày sau khi trồng. Hàm lượng tinh bột và chất khô gia tăng theo thời gian thu hoạch, hàm lượng anthocyanins đạt cao nhất ở thời điểm 160 ngày sau khi trồng

- Bổ sung kali ở mức 200 và 250 kg K2O/ha kết hợp với bổ sung phân hữu cơ (phân Đại Hùng, 1,1 tấn/ha) cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm cao nhất, đồng thời giúp gia tăng hàm lượng đường tổng số, anthocyanins và flavonoids. Sử dụng liều lượng NPK 100-80-200 kg/ha giúp gia tăng năng suất khoai lang, gia tăng hàm lượng NPK trong thịt củ, thân lá và cải thiện một số đặc tính phẩm chất.

- Sử dụng màng phủ đen cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm, hàm lượng chất khô và tinh bột cao hơn so với không sử dụng màng phủ.

- Bổ sung hexaconazole liều lượng 15 mg/L ở dạng Hexaconazole nguyên chất hoặc 100 mg/L ở dạng Anvil ở thời điểm 40, 55 và 70 ngày sau khi trồng cho số lượng củ cao, năng suất thương phẩm đạt trên 26 tấn/ha, tổng năng suất đạt trên 30 tấn/ha, gia tăng hàm lượng anthocyanins và flavonoids.

- Canh tác trong mùa khô giúp tăng năng suất khoai lang tím hơn so với mùa mưa. Ứng dụng các kỹ thuật đã nghiên cứu cho mô hình 1.000 m2 cho mỗi giống vào mùa khô cho thấy, KLT Malaysia đã đạt năng suất trên 60 tấn/ha và hai giống còn lại đều đạt trên 30 tấn/ha.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho việc giảng dạy và các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực khoa học cây trồng. Luận án đã giúp phong phú hơn nguồn giống khoai lang tím, cung cấp những dẫn chứng, thông tin và số liệu khoa học trong việc đánh giá các biện pháp canh tác cụ thể đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím.

- Có thể canh tác giống khoai lang tím Malaysia và Nhật Lord tại điều hiện huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

- Để đạt năng suất cao nên bố trí mùa vụ trồng sao cho thời điểm hình thành củ rơi vào thời điểm ít mưa hoặc mùa khô. Nên cung cấp phân bón với liều lượng NPK 100-80-200 kg/ha, có bổ sung phân hữu cơ Đại Hùng 323 liều lượng 1,10 tấn/ha trước khi trồng và phun hexaconazole với liều lượng 15 mg/L ở dạng Hexaconazole nguyên chất hoặc 100 mg/L ở dạng Anvil 5SC ở thời điểm 40, 55 và 70 ngày sau khi trồng.

- Tiếp tục đánh giá khả năng thích nghi về năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím ở các vùng canh tác còn lại ở vùng ĐBSCL.

  1. Abstract

            The study was carried out from April 2014 to April 2017 in some experiment fields at Thanh Loi commune, Binh Tan district, Vinh Long province (alluvial soil) and an experiment conducted at Cu Lao Dung district, Soc Trang province (sandy alluvial soil). The objectives of this study were: (i) to compare morphological characteristics, genetic diversity, yield and quality of ten collected purple sweet potato (PSP) varieties in the Mekong Delta for further studies; (ii) to evaluate the effectiveness of some cultivation practices on yield and quality of the selected PSP varieties and  (iii) to carry out the demonstration plot of 1.000 m2 for each of selected PSP varieties with the target yield more than 30 tons/ha.

  1. New points

   - 10 PSP varieties showed highly genetic diversity with the genetic coefficient of 42% to 100% and three PSP varieties, namely HL491, Japan Lord (from Japan) and Malaysia, were used for further studies. The highest number of roots, marketable yield and total yield were obtained from PSP Malaysia. Meanwhile the highest root dry weight and starch were obtained from PSP Lord. The anthocyanins and flavonoids contents extracted from the tubers of HL491 variety were higher than the others.

- The locality for cultivation and harvest times could affect to the root yield and quality content of tuberous roots. The highest marketable yield of all three PSP was achieved at 140 days after planting (DAP). In tubers of all three cultivars, the dry biomass and starch content increased with harvested time, while anthocyanins were highest at 160 DAP.  

- Applying potassium (200 to 250 kg K2O/ha) together with organic fertilizer (Dai Hung, 1.1 tons/ha) increased the total and marketable yield,  total sugar, anthocyanins and flavonoids of three selected PSP varieties.  Using NPK at rates of 100-80-200 kg/ha enhanced yield, quality and NPK content in tubers and shoots.

- Covering soil surface with the black mulching enhanced the total and marketable yield, dry weight and starch of three selected PSP varieties than control.

- Spraying hexaconazole at 40, 55 and 70 DAP increased the number of tubers and tuber yield of three different PSP varieties. Applying 15 mg /L hexaconazole in the form of Hexaconazole (Sigma) or 100 mg /L  in the form of of Anvil 5 SC (Syngenta) showed the highest marketable yield (over 26 tons/ha), total yield (over 30 tons/ha), and increased the anthocyanins and flavonoids contents.

- The yield of three PSP varieties was higher in the dry season than those of the wet season. Applying all the tested cultivation practices in the demonstration plot of 1.000 m2/variety in the dry season could increase the yield with over 60 tons/ha for PSP Malaysia and over 30 tons/ha for the others.

  1. Application/applicability in practice and further studies

   - The result of the study can be used as a reference resource for teaching and researching in crop science. The research proposed two newer PSP varieties (PSP Malaysia and Japan Lord for cultivation together with PSP HL491 in Mekong Delta.

- The newer varieties PSP Japan Lord and PSP Malaysia can be grown successfully under the soil and environmental conditions of Binh Tan district, Vinh Long province and Cu Lao Dung district, Soc Trang province.

- From the study, it is  determined that the yield of three PSP varieties were higher in the dry season than those of the wet season. The use of NPK at rates of 100-80-200 kg.ha-1 together with organic fertilizer (Dai Hung, 1.1 tons/ha) before planting is recommended for sweet potato. 15 mg a.i..L-1 hexaconazole of Hexaconazole (Sigma) or 100 mg a.i.L-1 hexaconazole of Anvil (Syngenta) could be used at 40, 55 and 70 days after planting for increasing root formation.

- It is necessary to continue to investigate the yield and quality contents of three PSP varieties on some different cropping systems of the Mekong Delta.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20427543
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
7674
28567
216528
20427543
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x