Tên đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”.

 Tác giả: Phạm Đức Thuần, Khóa: 2011

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Dương Ngọc Thành - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”, được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đào tạo nghề và việc làm của lao động nông trên địa bàn thành phố Cần Thơ, xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của họ, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả đào tạo nghề và việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ, luận án sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) và phân tích hồi quy Binary logistic để phân tích và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, và để kiểm định tính phù hợp của phương pháp hồi quy, luận án phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation) theo Wagner A. Kamakura và Michel Wedel (1997) nhằm kiểm tra “có hay không” mối quan hệ giữa hai yếu tố trong tổng thể, với kiểm định chi bình phương (χ2- Chi-square)  phù hợp khi hai yếu tố nghiên cứu là biến định tính hay định lượng rời rạc (H0: không có mối quan hệ giữa các biến độc lập hoặc H1: có mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc).

  1. Những kết quả mới của luận án

Về thực trạng thì công tác giải quyết việc làm đã góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp thông qua chính sách việc làm, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo nghề công lập, cải thiện cơ chế hỗ trợ thu hút đầu tư,… Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt hiệu quả cao, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của địa phương, người lao động chưa tìm được việc làm sau học nghề; do đó, trong công tác đào tạo nghề cần có sự khảo sát, đánh giá về nhu cầu đào tạo theo từng đối tượng lao động nông thôn, phù hợp với điền kiện tại địa phương,… để có cơ sở góp phần vào việc giải quyết tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.

Qua kết quả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động trong khu vực nông thôn đang có chiều hướng tăng, do các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn có sự phát triển, người lao động trong khu vực nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm và lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện của gia đình người lao động, tạo nguồn thu nhập tốt hơn.

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học có độ tin cậy cao để các nhà quản lý tham khảo để hoạch định các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ngày một phát triển; và các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học nghiên cứu,… góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nông thôn và thúc đẩy phát triển nền kinh tế tại địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

Để có giải pháp toàn diện về giải quyết việc làm cho lao động của thành phố và khắc phục các hạn chế mà đề tài đã nêu, cần có nghiên cứu về thị trường cung - cầu lao động cho từng nền kinh tế, từng khu vực kinh tế, từng địa phương, từng vùng; trong đó, cần xem xét đến quá trình hội nhập quốc tế, trình độ của người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư nước ngoài, tính thời vụ của việc làm, sự tác động từ các chính sách của Trung ương và địa phương ảnh hưởng đến người lao động như thế nào.

  1. Summary of thesis content

The thesis of "Assessment of factors affecting the employment needs of rural laborers in Can Tho city" was conducted to assess the current situation of vocational training and employment of rural laborers in Can Tho city, to identify and evaluate the factors that affect their employment needs, and was used as the basis for the proposed solutions to meet the employment needs for rural laborers in the city in the future.

The thesis used the descriptive statistical method to describe vocational training and employment of rural laborers (on-farm laborer, off-farm laborer and non-farm laborer) in Can Tho city. To identify factors affecting the employment needs of rural laborers (on-farm laborer, off-farm laborer and non-farm laborer) in Can Tho city, the Exploratory Factor Analysis (EFA) and Binary logistic regression analysis were used to analyze and determine the factors that affect the employment needs of on-farm laborer, off-farm laborer and non-farm laborer in Can Tho city. To inspect the appropriateness of the regression method, the Cross-Tabulation by Wagner A. Kamakura and Michel Wedel (1997) was analyzed to examine "whether or not" there is a relationship between the two factors in general, and the Chi-square (χ2) test will be appropriate when the two factors are qualitatively or quantitatively discrete (H0: no relationship between variables (independent); H1: there are relationships between variables (dependent)).

  1. New results of the thesis

In reality, job creation has contributed to solving unemployment by employment policies, investment in facilities for public vocational schools, improvement in support mechanisms for attracting investment, and so on. However, the vocational training for rural laborers has not achieved high efficiency, and not really met the local needs, and laborers have not been able to find jobs after being trained. Therefore, in vocational training, the training needs of each rural laborer should be surveyed and evaluated, in accordance with the local situation, so that it is possible to solve unemployment issue for laborers after vocational training in the city.

The research results analyzed factors affecting the employment needs of rural laborer. The employment needs are rising. Because of the development of socio-economic conditions in rural areas, laborers in rural areas are more likely to find and choose jobs appropriate to their own abilities and the conditions of their families. Thence, they can have better income.

  1. Applications in practice, issues need to be further studied

The research results of the thesis is a highly reliable scientific basis for managers to refer to plan policies, designs, and programs of socio-economic development, which shall help to develop the city; and for organizations, individuals, research scientists, and so on, to contribute to solving the employment needs of rural laborers and promoting the development of the local economy and transferring the labor structure in a suitable manner in accordance with the general development direction of the city.

In order to have a comprehensive solution to create jobs for the labor force in the city and overcome the constraints mentioned in the research, it is necessary to study the supply and demand in labor market for each economy and each economic region, each locality, each area. In which, it is essential to consider the effect of the process of international integration, the academic level of laborers, the needs for labor recruitment of foreign investors, the seasonal nature of employment, the impact of the policies of the Government and local authorities on laborers.

 

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20443276
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4282
44300
232261
20443276
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x