Tên đề tài: “Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam ”.

 Tác giả: Bùi Thị Minh Thu, Khóa: 2014

 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án góp phần trả lời cho câu hỏi văn hóa doanh nghiệp có tác động đến động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động hay không?  Thông qua mô hình nghiên cứu áp dụng tại Lilama, kết quả đã khẳng định: “Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tác động tốt đến động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động”. Việc tìm ra các nhân tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động, luận án sẽ đề xuất cho các nhà quản trị tại Lilama cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam các công cụ và biện pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo động lực làm việc và lòng trung thành cho người lao động.

  1. Những kết quả mới của luận án

Về mặt lý luận

Một là, luận án đã tổng quan được các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam về khái niệm VHDN, lịch sử VHDN, mối quan hệ giữa VHDN với động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động, phân tích các nhân tố tác động đến VHDN, các mô hình VHDN và phương pháp đo lường VHDN. Từ đó xây dựng được mô hình mối quan hệ giữa VHDN với động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động cùng các thang đo tương ứng.

Hai là, luận án đã tiếp cận nghiên cứu VHDN ở một góc độ mới đó là quan sát và phân tích thực trạng VHDN tại Lilama theo các cấp độ VHDN có bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài tới môi trường VHDN của đơn vị. Sau đó từ phân tích thực trạng VHDN, mới tiến hành đo lường tác động của từng yếu tố VHDN đến ĐLLV và lòng trung thành của người lao động theo mô hình Denison (2010). Đã có nhiều công trình ở Việt Nam nghiên cứu về VHDN nói chung và VHDN trong các doanh nghiệp nói riêng nhưng hoặc là tiếp cận theo mô hình 3 cấp độ (Schein, 2010) hoặc theo mô hình DOCS (Denison, 2007) một cách độc lập chứ không kết hợp nghiên cứu đồng thời mô hình Schein (2010) và mô hình Denison (2010)  trên nhằm phân tích tổng quan nhiều mặt VHDN của đơn vị nghiên cứu. Vì vậy, cách tiếp cận mới của luận án có thể nói đã góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về VHDN.

Ba là, luận án đã bước đầu xây dựng được thang đo các cấp độ VHDN, thang đo VHDN, động lực làm việc, lòng trung thành với điều kiện thực tế của Lilama. Còn bổ sung thêm tác động của biến nhân khẩu học và yếu tố vùng miền đến động lực làm việc của người lao động tại Lilama. Điều này có ý nghĩa gợi ý trong các nghiên cứu tiếp theo về VHDN vào từng lĩnh vực, ngành nghề và đơn vị.

Về mặt thực tiễn

Một là, luận án đã đánh giá được một số khía cạnh quan trọng trong thực trạng VHDN tại tập đoàn Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một trong những tổng công ty hàng đầu của Việt Nam. Đối tượng tiếp cận của nghiên cứu rất đa dạng, từ lãnh đạo đến nhân viên tại LILAMA, trải dài từ Bắc vào Nam, với 14 công ty thành viên trực tiếp sản xuất tại LILAMA, với các văn hóa vùng miền khác nhau.

Hai là, là một trong những nghiên cứu đầu tiên của LILAMA để điều tra và xác nhận bản chất của mối quan hệ ba chiều giữa văn hóa doanh nghiệp, động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động. Nghiên cứu cũng đưa ra thêm điểm mới là nghiên cứu hiệu quả của hồ sơ nhân khẩu học của người lao động tham gia khảo sát đánh giá tác động của nó đến động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động.

Ba là, kết quả nghiên cứu phản ánh những tồn tại, hạn chế của từng yếu tố VHDN đến động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động tại LILAMA. Đây là căn cứ để có thể tham khảo và rút ra những giải pháp nhằm nâng cao VHDN, cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bốn là, hệ thống giải pháp góp phần nâng cao VHDN được đề xuất trong luận án là những ý kiến tham khảo hữu ích cho LILAMA trong việc củng cố các cấp độ VHDN, định hình mô hình VHDN phù hợp, từ đó tăng cường nội lực và sức mạnh cạnh tranh của LILAMA.

  1. Các khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chương 1 và chương 2 của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu chương 3,4,5 và chương 6 của luận án có thể được sử dụng làm căn cứ hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân để xây dựng mô hình VHDN vững mạnh tại đơn vị thúc đẩy động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động.

Bộ câu hỏi đánh giá các cấp độ văn hóa doanh nghiệp và mô hình văn hóa doanh nghiệp được sử dụng trong luận án có thể được tiếp tục bổ sung, cải thiện để áp dụng đánh giá các cấp độ văn hóa doanh nghiệp và mô hình văn hóa doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp khác, từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp định hình được bức tranh tổng thể về thực tế văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị mình.

Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

  1. Nghiên cứu tác động của các biến nhân khẩu học đến động lực làm việc và lòng trung thành của người lao động.
  2. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến phong cách lãnh đao.
  3. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến lợi nhuận trong doanh nghiệp
  4. Việc áp dụng mô hình công thức cấu trúc để cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn và định hướng về mối quan hệ sâu sắc hơn giữa ĐLLV, lòng trung thành và VHDN. Mở rộng nghiên cứu tương tự sang các ngành khác.
    1. Summary of the thesis
  5. Thesis contribute answers to questions of corporate culture has an impact on work motivation and loyalty of the employees or not? Through the research model applied at Lilama, the results have confirmed: "Strong corporate culture will have a positive impact on motivation and loyalty of employees". Finding the factors that can motivate or hinder the relationship between corporate culture and employee motivation and loyalty, the thesis will be proposed to managers in Lilama as well as Businesses in Vietnam tools and measures to build a strong corporate culture that motivates employees and loyalty.

    1. The new scientific findings

    Theoretically

    Firstly, the thesis has reviewed the typical studies in the world and in Vietnam on the concept of corporate culture, the history of corporate culture, the relationship between business culture and motivation and employee loyalty, analysis of factors affecting corporate culture, corporate culture models, and corporate culture measurement. From this, a model of the relationship between the business culture and the motivation and loyalty of the workers and the corresponding scale is developed.

    Secondly, the dissertation approached the study of corporate culture at a new angle that is to observe and analyze the state of corporate culture in Lilama and the corporate culture level with the addition of internal and external influence elements to the environment of corporate culture belonging to the enterprise. Then, from the analysis of the state situation of corporate culture, we can measure the impact of each culture factor on work motivation and employee’s loyalty- Denison model (2010). There are many projects in Vietnam that research on corporate culture in general and corporate culture in enterprises in particular but studying separately 2 models: 3-level model (Schein, 2010)  and  DOCS model (Denison, 2007), without the combined study of Schein (2010) and Denison (2010) models to analyze the multidimensional corporate culture of corporation. Thus, the new approach of the thesis can contribute to making deepening theories of corporate culture.

    Thirdly, the thesis has initially built a scale of measuring the level of corporate culture, the scale of businessthe real conditions of Lilama. It also adds the impact of demographic variables and regional factors to the motivation of employee in Lilama. This has implications for subsequent studies on corporate culture in any field, industry or corporation.

    Practically

    Firstly, the thesis has overviewed some important aspects of corporate culture at

    Lilama. Research Corporation which is Lilama 7 Joint Stock Company is one of the leading corporations in Vietnam. The objects of the study range from leadership to staff at LILAMA, stretching from the North to the South, with 14 member companies directly producing at LILAMA, with different regional cultures.

    Secondly, it was one of the first studies of LILAMA to investigate and validate the essence of the three-way relationship between corporate culture, motivation and employee loyalty. The study also adds a new dimension to the effectiveness of demographic profiles of workers surveyed assessing their impact on employee motivation and loyalty.

    Thirdly, the research results reflect the shortcomings and limitations of each element of corporate culture to motivation and loyalty of laborers in LILAMA. This is the basis for consulting and drawing solutions to improve corporate culture, improve business performance.

    Fourthly, the system of solutions contributing to the improvement of corporate culture proposed in the thesis is a useful reference for LILAMA in strengthening the level of corporate culture, shaping the suitable corporate culture model, then it will enhance LILAMA's internal strength and competitiveness.

    1. Applicability in practice, issues to be researched

    The research results in chapter 1 and chapter 2 are the useful reference for teaching staff, scientists, research institutes and students in business administration.

    The results of Chapters 3, 4 and 5 of this thesis can be used as a useful basis for state management agencies, organizations and individuals to build a strong corporate culture model. It promotes work motivation and employee loyalty.

    The questionnaire assessing the levels of corporate culture and the corporate culture model used in the thesis can be further refined to apply the assessment of corporate culture levels and models. the corporate culture of other types of enterprises, thus helping business leaders to shape the overall picture of the real corporate culture in their enterprise.

    The author suggests the continuous research direction as follow:

    1. Studying the impact of demographic variables on motivation and employee loyalty.
    2. Influence of corporate culture on management style.
    3. The impact of corporate culture on corporate profits
    4. Applying the structural formula to provide a detailed view and orientation for a depth relationship between work motivation, employee loyalty, and corporate culture. Extending similar research to other sectors.

     

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15784434
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
13126
60399
332778
15784434
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x