Tên đề tài: “Nghiên cứu hội chứng chổi rồng trên cây Nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long” .

 Tác giả: Trần Thị Mỹ Hạnh, Khóa 2011 đợt 2.

 Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật;  Mã số: 62620112. Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh, Hội Côn trùng Việt Nam.

 Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện Cây ăn quả Miền Nam.

1. Tóm tắt nội dung luận án

Đề tài “Nghiên cứu hội chứng Chổi Rồng trên cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long’’ được thực hiện từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 11 năm 2015, tại 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre với các phương pháp khảo sát và nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài vườn nhãn nhằm xác định tác nhân gây bệnh Chổi Rồng trên nhãn, vai trò của nhện lông nhung đối với bệnh Chổi Rồng, đặc điểm sinh học của nhện lông nhung, xây dựng quy trình và thực hiện mô hình quản lý hiệu quả hai đối tượng này trên nhãn. Kết quả ghi nhận được như sau:

Điều tra hiện trạng bệnh Chổi Rồng trên nhãn Tiêu da bò tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy bệnh Chổi Rồng xuất hiện phổ biến theo cơi đọt non của cây và vào mùa nắng. Trong quá trình canh tác, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển bệnh Chổi Rồng. Giống nhãn Tiêu da bò nhiễm bệnh nặng lại được trồng rất phổ biến nên áp lực đối với bệnh này rất cao, thiệt hại về năng suất từ 11,5 đến 66,0%.

Chẩn đoán tác nhân gây bệnh Chổi Rồng bằng phương pháp PCR, nested-PCR, RT-PCR trên mẫu nhãn nhiễm bệnh và kết quả giải trình tự cho thấy chưa phát hiện có sự hiện diện chắc chắn của Phytoplasma, vi khuẩn hay vi rút. Tuy nhiên, quan sát lát cắt siêu mỏng của mẫu nhãn bệnh lại cho thấy có hiện diện rải rác của một dạng giống như bó sợi của nhóm vi rút hình sợi, với chiều dài từ 385-1860 nm và đường kính từ 393-472 nm.

Kết quả nghiên cứu vai trò của nhện lông nhung khẳng định nhện lông nhung là môi giới truyền bệnh Chổi Rồng trên nhãn và bệnh này không có khả năng lưu truyền qua mắt ghép hay qua hạt.

Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của nhện lông nhung đã xác định đây là loài Eriophyes dimocarpi (Acari: Eriophyidae) với thời gian phát dục trung bình gồm có trứng là 5,10±1,37 ngày, ấu trùng tuổi 1 là 1,60±0,52 ngày và ấu trùng tuổi 2 là 4,80±0,79 ngày; vòng đời từ trứng đến trứng là 13,70±2,16 ngày và nhện cái có khả năng đẻ 7,70±2,68 trứng với tỷ lệ nở trung bình là 69,79±16,89%. Mật số nhện cao trong mùa nắng (tháng 2-5) hơn mùa mưa (tháng 6-10), phân bố chủ yếu là trên đọt non, rồi mới đến các lá già hơn ở phía dưới của cây nhãn. Nhện cũng tìm thấy hiện diện trên cây chôm chôm và cây khoai mì xen canh với nhãn.

Trong 14 giống nhãn được thử nghiệm tính chống chịu bệnh Chổi Rồng, kết quả cho thấy giống nhãn Tiêu da bò bị nhiễm nặng nhất, giống nhãn Edor, Vũng Tàu và Thạch kiệt có tính “nhiễm”, các giống nhãn Xuồng cơm trắng, Cùi, Lồng Hưng Yên, nhãn lai NL1-19 có tính “nhiễm trung bình”, giống nhãn Giồng, Sài Gòn và nhãn lai NL1-23 được đánh giá là có tính “kháng trung bình”, trong khi giống nhãn Xuồng cơm vàng, Long và Super chưa thể hiện triệu chứng bệnh ở điều kiện ngoài vườn sau 11 tháng bố trí thí nghiệm.

Nhiều biện pháp khác nhau nhằm quản lý nhện lông nhung và khống chế bệnh Chổi Rồng như dịch trích thảo mộc, vi nấm ký sinh, thuốc BVTV hóa học và sinh học, phân bón cân đối, cắt tỉa cành đã được thử nghiệm và kết quả được chọn lọc để đưa vào thành lập quy trình và thực hành mô hình phòng trừ tổng hợp. Kết quả của 3 mô hình ở vùng trọng điểm của tỉnh Tiền Giang cho thấy mật số nhện lông nhung và tỷ lệ nhiễm bệnh Chổi Rồng thấp, năng suất và lợi nhuận cao hơn đối chứng một cách có ý nghĩa.

2. Những kết quả mới của luận án:

Luận án đã nghiên cứu được nhiều số liệu liên quan đến tác nhân gây bệnh, phương thức lan truyền và cách gây hại của bệnh Chổi Rồng trên nhãn tại các tỉnh ĐBSCL.

Xác định được nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi là môi giới truyền bệnh Chổi Rồng trên nhãn. Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của nhện lông nhung Eriophyes dimocarpi trên nhãn như vòng đời, diễn biến mật số trong năm, khả năng phát tán, sự phân bố trên cây nhãn, phổ ký chủ và thành phần thiên địch của nhện lông nhung. Đề tài đã khẳng định ong mật Apis mellifera không có vai trò trong việc phát tán nhện lông nhung.

Xác định được khả năng mẫn cảm và chống chịu của các giống nhãn tại các tỉnh ĐBSCL đối với bệnh Chổi Rồng.

Xây dựng được quy trình và mô hình quản lý tổng hợp hiệu quả nhện lông nhung và bệnh Chổi Rồng trên cây nhãn tại ĐBSCL.

3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

3.1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đề tài có ý nghĩa khoa học cao vì là tài liệu nghiên cứu có hệ thống về hiện tượng Chổi Rồng trên cây nhãn. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những kiến thức về đặc điểm sinh học của loài nhện mới thuộc họ Eriophyidae và xác định khả năng chống chịu bệnh Chổi Rồng của các giống nhãn ở các tỉnh ĐBSCL. Đề tài còn là cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về nhện lông nhung và hiện tượng Chổi Rồng, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và học thuật cho sinh viên các bậc đại học và sau đại học tại các Viện, Trường khi nghiên cứu về lĩnh vực này.

Kết quả của đề tài đã đánh giá được tập đoàn giống nhãn có khả năng kháng/chống chịu bệnh Chổi Rồng ở các tỉnh ĐBSCL, từ đó làm nguồn vật liệu cho công tác lai tạo giống nhãn kháng/chống chịu với bệnh Chổi Rồng. Ngoài ra, việc nghiên cứu các giải pháp sinh học giúp quản lý nhện lông nhung là rất cần thiết, vì đây là nhện có kích thước rất nhỏ, khả năng kháng thuốc rất cao nên việc quản lý chỉ dựa vào thuốc hóa học sẽ không bền vững. Ngoài ra, sản phẩm của đề tài sẽ mang lại ích lợi thiết thực cho nông dân sẽ được tham quan và học quy trình quản lý tổng hợp bệnh Chổi Rồng cũng như mô hình quản lý thực tế.

Áp dụng quy trình quản lý tổng hợp bệnh Chổi Rồng vào các giống nhãn được trồng phổ biến tại các tỉnh ĐBSCL như giống nhãn Tiêu da bò, Edor, Thạch kiệt...

3.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Tiếp tục nghiên cứu về thiên địch của nhện lông trên nhãn, để có kế hoạch quản lý nhện lông nhung hiệu quả và tránh gây hại cho thiên địch. Từ đó hạn chế khả năng bùng phát dịch hại nhện lông nhung trên nhãn cũng như trên các chủng loại cây trồng khác.

Người hướng dẫn                                              Nghiên cứu sinh

(Ký tên, họ tên)                                                  (Ký tên, họ tên)

INFORMATION OF DOCTORAL THESIS

- Name of thesis: Study of Witches’ broom phenomenon on longan (Dimocarpus longan Lour.) and integrated management method in Mekong Delta

- Specialized disciplines: Plant protection          Code: 62021101

- Name of postgraduate: Tran Thi My Hanh

- Advisor: Asoc.Prof.Dr. Nguyen Van Huynh

- Name of university: Can Tho University

1. Brief contents

The theme “Study of Witches’ broom phenomenon on longan (Dimocarpus longan Lour.) and integrated management method in Mekong Delta’’ has been carried out from January 2011 to November 2015 in 3 provinces: Tien Giang, Vinh Long and Ben Tre with the survey and study methods conducted in the laboratory, net house and longan orchard in order to define the pathogens of Witches’ broom on longan, the roles of Eriophyes dimocarpi to Witches’ broom, the biological characteristics of Eriophyes dimocarpi, set up the procedure and implement the effective management models for these two objects on longan. The results were recorded as follows:

The investigation of Witches’ broom actual state on longan in the provinces of Mekong Delta showed that Witches’ broom appears commonly according to the period of buds growth and in sunny season. During the cultivation, there are still shortcomings impacting on the appearance and development of Witches’ broom. Tieu da bo longan variety was severely infeccted but is planted so commonly, so the pressure for this disease was very high. The damage of productivity was from 11.5 to 66.0%.

The causal agents of Witches’ broom were diagnosed by PCR, nested-PCR and RT-PCR methods on the infected samples and the results of sequence explanation showed that the definite presence of Phytoplasma, bacteria or viruses were not discovered. However, the observations of super-thin slices of infected samples showed that there were scattered presence of a form similar with the fiber bundle of fiber virus group, with the length from 385 to 1860 nm and diameter from 393-472 nm.

The results of studying the role of Eriophyes dimocarpi affirms that Eriophyes dimocarpi was vector of Witches’ broom on longan, and this disease was unable to spread via grafted knots or seeds.

The surveys of morphological and biological characteristics of Eriophyes dimocarpi have defined that it was Eriophyes dimocarpi on longan (Acari: Eriophyidae) with average development period including: egg was 5.10±1.37 days, larva (stage 1) was 1.60±00.52 days and larva (stage 2) was 4.80±0.79 days; the life cycle from egg to egg was 13.70±2.16 days and the mite could lay 7.70±2.68 eggs with average hatched rate 69.79±16.89%. The density of mite in sunny season (February – May) was higher than in rainy season (June – October), mostly distributing on buds. The mite was also found on rambutan and cassava which were interposed with longan trees.

Among 14 longan varieties tested for resistance against Witches’ broom, the results showed that longan was infected the most in Tieu da bo, then, Edor, Vung Tau and Thach Kiet were  “infected”, the varieties of Xuong com trang, Cui, Long Hung Yen and hybrid NL1-23 are assessed as “average resistant”, while varieties of Xuong com trang, Long and Super had not presented the symptom of disease in the condition of orchard after 11 months of experiment.

Various methods of managing Eriophyes dimocarpi and controlling Witches’ broom such as plant extracts, parasitic fungi, chemical and biological insecticides, balanced fertilizer, pruning were tested and the results were selected to set up the procedure and implement the intergrated prevention models. The results of 3 models in the focused area of Tien Giang province showed that the density of Eriophyes dimocarpi and rate of Witches’ broom infection were low, the productivity and profit were higher the ones of control signigicantly.

2. The new results of the dissertation:

The dissertation has studied a lot of data related to the pathogen, spreading methods and ways to cause damages of Witches’ broom on longan in the provinces of Mekong Delta.

It has defined that it was mite Eriophyes dimocarpi that was vector of Witches’ broom on longan. The dissertation has defined the morphological, biological and ecological characteristics of Eriophyes dimocarpi on longan such as its life cycle, development of density within the year, spreading capacity, distribution on longan tree, host plants and elements of natural enemies of Eriophyes dimocarpi. The theme has affirmed that the honey bee Apis mellifera plays no role in spreading Eriophyes dimocarpi.

The sensitivity and resistance of longan varieties against Witches’ broom in the provinces of Mekong Delta are defined.

The effective procedure and integrated models of managing Eriophyes dimocarpi and Witches’ broom on longan in Mekong Delta were set up.

3. The uses/use possibilities in practice, the problems that need be studied continuously:

3.1. The uses/use possibilities in practice:

The theme has high scientific meaning because it is a systematical studying document of Witches’ broom on longan trees. The results of this theme will provide the knowledge of biological characteristics of new species of mite belonged to Eriophyidae family and define resistance of longan varieties against Witches’ broom in the provinces of Mekong Delta. The theme is also the base for implement the next studies on Eriophyes dimocarpi and Witches’ broom phenomenon; it is can be used as the reference and academic document for the university students and post-graduates at the Institutes, Universities when studying this field.

The results of theme has assessed the group of longan varieties with resistance against Witches’ broom in the provinces of Mekong Delta; thence, they are the material sources for the cross-breeding of longan varieties that can resist against Witches’ broom. Besides that, the study of biological solutions on helping with managing Eriophyes dimoocarpi is very necessary because this mite is very small, its resistance against insecticides is very high, so the management based only on chemical insecticides is not sustainable. Moreover, the products of theme will offer practical benefits to the farmers who visit and learn the integrated Witches’ broom management procedure as well as the actual management models.

Apply the integrated Witches’ broom management procedure for the longan varieties cultivated commonly in provinces of Mekong Delta such as Tieu da bo, Edor, Thach Kiet,...

3.2. The problems that need to be studied continuously

Continue studying the natural enemies of Eriophyes dimocarpi in order to have effective Eriophyes dimocarpi management plans and avoid causing damages to the natural enemies. From that time, the possibility of blowing up Eriopyes dimocarpi epidemic on longan as well as on other crops.

Instructor                                                                   Postgraduate

(Signature, full name)                                                  (Signature, full name)

>> Xem chi tiết nội dung luận án. 

>> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19609428
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
17427
125367
384188
19609428
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x