Tên đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ”.

 Tác giả: Phạm Đức Thuần, Khóa: 2011

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Dương Ngọc Thành - Trường Đại học Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ” được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu bao gồm: (i) nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn, (ii) đánh giá thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ, (iii) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, (iv) đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Nghiên cứu dựa vào phỏng vấn trực tiếp 530 người trong độ tuổi lao động, được chọn một cách phi ngẫu nhiên phân tầng ở 04 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh); kết hợp với các phương pháp phân tích thống kê mô tả về thực trạng của lao động nông thôn, phân tích bảng chéo, phương pháp phân tích mô hình hồi quy Tobit về thời gian làm việc của lao động nông thôn, phương pháp phân tích mô hình hồi quy Binary Logistics về nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đã được đặt ra. Những kết quả quan trọng của luận án được tổng quát như sau:

Trên cơ sở, ứng dụng lý thuyết chuyển dịch lao động giữa hai khu vực của Lewis (1954) và Oshima (1987) và cách tiếp cận của luận án là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để xây dựng khung nghiên cứu cho luận án. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về cung lao động của Byerlee (1974), Haas (2010), Lê Xuân Bá (2006), Võ Hữu Hòa (2018) cũng được kế thừa và vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, phát hiện khe hở về phân tích nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo thời gian làm việc. Đây là cơ sở khoa học quan trọng, góp phần đề xuất khung nghiên cứu giải quyết mục tiêu chính về phân tích nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn.

Các nhân tố có tác động đến thực trạng về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo đối tượng: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn và chuyên môn, thời gian nhàn rỗi, đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ vay vốn, và nhu cầu chuyển đổi việc làm của lao động. Các nhân tố vừa nêu đã được đánh giá thông qua kiểm định chi bình phương và có sự khác biệt của có khuynh hướng chuyển dịch nhu cầu việc làm của lao động nông nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian việc làm của lao động nông thôn cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến số ngày làm việc/tháng gồm tình trạng việc làm, kinh nghiệm làm việc nông nghiệp (on-farm), tích lũy thu nhập năm 2017 và tích lũy thu nhập năm 2018; các biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mô hình Tobit. Bên cạnh đó, các nhân tố có các biến có có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cũng được xem xét bao gồm biến tuổi và số thành viên trong gia đình.

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp: họ có nhu cầu việc làm, họ mong muốn có công việc thường xuyên (do sản xuất theo mùa vụ, có thời gian nhàn rỗi), nên họ tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực để tạo thêm nguồn thu nhập trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình.

Trong thời gian tới các giải pháp phù hợp để thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm.

  1. Những kết quả mới của luận án

Qua việc tổng hợp các cơ sở lý luận về di cư của lao động (Byerlee, 1974; Haas, 2010) và về việc dịch chuyển lao động (Juárez, 2000; Lê Xuân Bá, 2006; Võ Hữu Hòa, 2018), giữa hai khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn để tạo việc làm (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015) hay cung ứng việc làm (Lundberg, 1988), tạo thu nhập cho bản thân người lao động. Phần lớn các nghiên cứu đã phân tích liên quan đến nhiều di cư lao động và việc làm của người lao động, đặc biệt là người lao động nông nghiệp trong nông thôn (tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, đào tạo nghề, đất đai) có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động.

Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của luận án tập trung phân tích nhân tố (bên trong và bên ngoài) có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn, có xem xét về theo thời gian làm việc của người lao động (trong đó có thời nhàn rỗi, thời gian làm thêm của lao động), góp phần giúp người lao động trong khu vực nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm và lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện của gia đình người lao động, tạo nguồn thu nhập tốt hơn.  

  1. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học có độ tin cậy cao để các nhà quản lý tham khảo để hoạch định các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ngày một phát triển; và các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học nghiên cứu,… góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nông thôn và thúc đẩy phát triển nền kinh tế tại địa phương, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

Để có giải pháp toàn diện về giải quyết việc làm cho lao động của thành phố và khắc phục các hạn chế mà đề tài đã nêu, cần có nghiên cứu về thị trường cung - cầu lao động cho từng nền kinh tế, từng khu vực kinh tế, từng địa phương, từng vùng; trong đó, cần xem xét đến quá trình hội nhập quốc tế, trình độ của người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư nước ngoài, tính thời vụ của việc làm, sự tác động từ các chính sách của Trung ương và địa phương ảnh hưởng đến người lao động như thế nào.

  1. Summary of thesis content

The dissertation entitled “Assessing factors affecting employment needs of rural labors in Can Tho City” is carried out with the research objectives including: (i) researching the rationale of needs employment and rural labor transfer, (ii) assess the current situation of employment needs of rural labors (on-farm laborers, off-farm laborers) in Can Tho city, (iii) assessing factors affecting the employment needs of rural labors in Can Tho city, (iv) proposing solutions to meet employment needs for rural labors in the coming time in Can Tho city.

The study is based on direct interviews with 530 working-age people, randomly selected stratified in four districts (Phong Dien, Thoi Lai, Co Do and Vinh Thanh); combined with statistical analysis methods describing the situation of rural laborers, cross-table analysis, methods of analyzing Tobit regression model on the working time of rural laborers, analytical methods Binary Logistics regression model on the employment needs of rural laborers to address research objectives, research questions and hypotheses. The important results of the thesis are generalized as follows:

On the basis of applying the theory of labor shifting between the two areas of Lewis (1954) and Oshima (1987) and the approach of the dissertation is to apply theory into practice to develop a research framework for the dissertation. In addition, empirical studies on labor supply by Byerlee (1974), Haas (2010), Le Xuan Ba (2006), and Vo Huu Hoa (2018) are also inherited and applied as a basis for research, analysis and detection of gaps in the analysis of employment needs of rural labors over time. This is an important scientific basis, contributing to proposing a research framework to address the main objective of analyzing employment needs for rural labors.

Factors affecting the real situation of employment needs of rural labors by subjects: age, gender, health status, education and professional level, idle time, vocational training, policy support loans, and the need to change jobs of labors. The above-mentioned factors have been evaluated through squared expenditure verification and there are differences in the tendency of shifting employment needs of on-farm laborers and off-farm laborers to non-farm laborers in Can Tho city.

The results of the analysis of factors affecting the employment time of rural labors show that factors affecting the number of working days/months include employment status, agricultural work experience (on-farm) in 2017 income accumulation and income accumulation in 2018; These variables are statistically significant at the 1% level in the Tobit model. In addition, factors with variables with statistical significance at 10% are also considered to include age and number of family members.

Evaluate factors affecting the employment needs of on-farm laborers and off-farm laborers shifting to non-farm laborers: they have a needs for jobs, they want to have regular jobs (Due to seasonal production and leisure time, they look for suitable jobs to create additional income to cover household expenses.

In the coming time, appropriate solutions to well perform job creation and vocational training to contribute to help rural laborers meet employment needs.

  1. New results of the thesis

By synthesizing the rationale for migration of labor (Byerlee, 1974; Haas, 2010) and on labor mobility (Juárez, 2000; Le Xuan Ba, 2006; Vo Huu Hoa, 2018), between two agricultural and non-agricultural sectors, between urban and rural areas to create jobs (Ho Thi Dieu Anh, 2015) or provide jobs (Lundberg, 1988), creating income for workers themselves. The majority of studies have analyzed in relation to many labor migration and employment of workers, especially agricultural workers in rural areas (age, gender, health, qualifications, and vocational training, land) affects the employment and income of laborers.

On that basis, the research results of the dissertation focus on analyzing factors (internal and external) that affect the employment needs of rural laborers, considering the working time of laborers (including idle time, overtime of labor), contributing to helping laborers in rural areas have many opportunities to find and select jobs suitable to their own capabilities and conditions of laborers’ families, creating a better source of income.

  1. Applications in practice, issues need to be further studied

The research results of the thesis is a highly reliable scientific basis for managers to refer to plan policies, designs, and programs of socio-economic development, which shall help to develop the city; and for organizations, individuals, research scientists, and so on, to contribute to solving the employment needs of rural laborers and promoting the development of the local economy and transferring the labor structure in a suitable manner in accordance with the general development direction of the city.

In order to have a comprehensive solution to create jobs for the labor force in the city and overcome the constraints mentioned in the research, it is necessary to study the supply and demand in labor market for each economy and each economic region, each locality, each area. In which, it is essential to consider the effect of the process of international integration, the academic level of laborers, the needs for labor recruitment of foreign investors, the seasonal nature of employment, the impact of the policies of the Government and local authorities on laborers.

 

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15764550
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
5154
40515
312894
15764550
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x