Tên đề tài: “Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng và hiệu quả của các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam” .

 Tác giả: Bùi Tuấn Anh, Khóa 2012 đợt 1.

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp;  Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Khương Ninh, Trường Đại học Cần Thơ.

 Thời gian bảo vệ: 9 giờ 00, Thứ bảy ngày 07 tháng 10 năm 2017.

 Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ

1. Tóm tắt luận án

Mục tiêu chung của luận án là xác định ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tốc độ tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2008–2014. Trên cơ sở kết quả ước lượng, luận án sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý hai nguồn tài trợ quan trọng này nhằm thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp nông nghiệp. Luận án có các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Xác định ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng doanh thu, đồng thời xác định ngưỡng tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại tối ưu đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp này. (ii) Xác định ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động, đồng thời xác định ngưỡng tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại tối ưu đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp. (iii) Đề xuất giải pháp giúp các doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại một cách hợp lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam.

Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát trên các phương diện có liên quan. Để xác định ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nói trên, luận án sử dụng phương pháp phân tích hiệu ứng cố định (Fixed Effects – FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects – RE). Tuy nhiên, phương pháp ước lượng FE và RE có thể bị chệch do có hiện tượng nội sinh. Để khắc phục hiện tượng nội sinh, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments) xây dựng bởi Arellano & Bond (1991) và được sử dụng rất rộng rãi bởi nhiều nghiên cứu. Để kiểm định tính phù hợp của phương pháp ước lượng GMM, luận án sử dụng kiểm định Sargan và Arellano–Bond.

  1. Những kết quả mới của luận án:

    2.1. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nông nghiệp

Bằng phương pháp GMM, luận án cung cấp bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp được khảo sát. Nếu tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 0,4804 thì tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại. Mối quan hệ tích cực giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng doanh nghiệp xuất hiện là do tín dụng ngân hàng – với ưu điểm bắt nguồn từ tính linh động của số lượng, kỳ hạn và điều khoản cho vay – giúp kịp thời bổ sung vốn cho doanh nghiệp để khai thác các cơ hội thị trường. Đặc biệt, khi chỉ có thể vay được lượng tín dụng ngân hàng ít, doanh nghiệp sẽ có xu hướng sử dụng vào các kế hoạch kinh doanh hay đầu tư vào các dự án có triển vọng và rủi ro thấp nhất. Kết quả là doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, khi dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nắm giữ lượng tín dụng ngân hàng tương đối lớn, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng dễ dãi vào các kế hoạch kinh doanh hay các dự án ít triển vọng nhưng có thể rủi ro cao (bởi các dự án có triển vọng và ít rủi ro đã được khai thác hết). Đó chính là nguyên nhân vì sao khi đó tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp được khảo sát lại giảm đi.

Tương tự, nếu lượng tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 0,1853 thì tín dụng thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Ngược lại, tín dụng thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy ảnh hưởng nghịch chiều của vốn chủ sở hữu đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Đây có thể là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta tăng trưởng thiếu bền vững do hạn chế trong sử dụng nguồn lực nội tại của doanh nghiệp.

2.2. Ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp

Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM cung cấp bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến dạng ∩ giữa tín dụng ngân hàng và ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Nếu tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên tổng giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 0,4173 thì tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng ROE của các doanh nghiệp nông nghiệp được khảo sát. Ngược lại, tín dụng ngân hàng sẽ làm giảm ROE của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án chứng minh được mối quan hệ phi tuyến có dạng ∩ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động, như lý giải ở phần cơ sở lý thuyết. Nếu tỷ lệ tín dụng thương mại trên tổng giá trị tài sản nhỏ hơn hoặc bằng 0,2425 thì tín dụng thương mại sẽ làm tăng ROE của các doanh nghiệp và ngược lại. Mối quan hệ phi tuyến giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được lý giải dựa trên lợi ích tấm chắn thuế và các luận điểm về quyết định đầu tư của doanh nghiệp trong điều kiện không chắc chắn của thị trường đầu ra. Nhờ đảm bảo mức tín dụng ngân hàng hợp lý, doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích từ lá chắn thuế của tín dụng ngân hàng do vậy có được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ vay trên tổng giá trị tài sản vượt mức 0,4173 thì mỗi đơn vị tỷ lệ nợ tăng thêm sẽ khiến cho hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế thấp dần so với chi phí kiệt quệ tài chính, do đó việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (làm sụt giảm giá trị của doanh nghiệp).

Ngoài vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, doanh nghiệp còn sử dụng vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu ở chương này khẳng định vai trò tích cực của vốn chủ sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhờ lợi thế chi phí vốn thấp. Luận án cũng tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tuổi doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động. Kết quả này phù hợp với thực tế ở nước ta, bởi nhiều doanh nghiệp hoạt động lâu năm có xu hướng đầu tư dàn trải sang nhiều ngành nghề ngoài ngành nghề truyền thống (cốt lõi), làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, dấu hiệu tiêu cực giữa hiệu quả hoạt động năm trước với hiệu quả hoạt động năm kế tiếp cho thấy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta thiếu bền vững bởi tính thời vụ của kinh doanh nông nghiệp, bên cạnh các yếu tố khác như đã được phân tích thấu đáo trong luận án.

3. Các ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

3.1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu với quy mô lớn và độ tin cậy cao để ước lượng ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại đến tăng trưởng và hiệu quả của các doanh nghiệp nông nghiệp. Luận án đã sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp với đặc điểm của hệ thống dữ liệu để làm cho kết quả ước lượng có độ tin cậy cao. Vì vậy, đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học có độ tin cậy cao để các doanh nghiệp có thể tham khảo, vận dụng phù hợp trong điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm sử dụng lượng vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường hiệu quả hoạt động.

Các giải pháp được đề xuất giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tham khảo để xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tốt hơn.

3.2. Vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính vì thế, một số hướng nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ những hạn chế và kết quả nghiên cứu của luận án như sau: (i) Bổ sung kỳ hạn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm; (ii) nghiên cứu hiệu số giữa giá trị khoản phải thu và giá trị khoản phải trả trong mô hình nghiên cứu; (iii) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam.

  

                 Người hướng dẫn                                                                  Nghiên cứu sinh

  

           PGS.TS. Lê Khương Ninh                                                           Bùi Tuấn Anh

 

PAGE ABOUT THE THESIS

 

Title: “The impact of bank credit and trade credit on growth and performance of agricultural firms in Viet Nam”.

Major: Agricultural Economy                                           Code: 62.62.01.15

PhD Candidate: Bui Tuan Anh

Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Le Khuong Ninh

Educational Unit: Cantho University.

 Summary of the thesis

The overall objective of the dissertation was to determine the impact of bank credit and trade credit on growth rate of sales and performance (measured by return on equity ratio) of agricultural firms listed on Hanoi Stock Exchange (HNX) and on Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE). Based on that, the dissertation will propose solutions to use these two significant sources of funding in rational ways to promote growth in sales and improve performance for agricultural firms in Viet Nam. The dissertation has specific objectives as follows: (i) To determine the impact of bank credit and trade credit on sales growth, while determining an optimal threshold of bank credit and trade credit to the growth in sales of these firms. (ii) To determine the impact of bank credit and trade credit on performance, while determining an optimal threshold of bank credit and trade credit to the performance of agricultural firms. (iii) To propose measures to help agricultural firms use bank credit and trade credit in a reasonable manner in order to promote their growth in sales and improve their performance.

To meet the research objectives, the dissertation using fixed-effect (FE) and random-effect (RE) regression analysis to estimate the impact of of bank credit and trade credit on sales growth and performance of these agricultural firms. Since the fixed-effect (FE) and random-effects (RE) models are unable to tackle the endogenous problems in the estimated regression equation, the dissertation applies the GMM (Generalized Method of Moments) estimation method.

  1. The new findings of the thesis

2.1. The impact of bank credit and trade credit on growths of sales of agricultural firms

Using GMM estimation method, the thesis reveals inverted-U shaped (∩) relations between bank credit and trade credit with the growth rate of sales of the firms. In concrete, if the ratio of bank credit to total assets is below 0.4804, increased bank credit will trigger the growth rate of sales of the firms. The effect reverses if the ratio goes beyond that benchmark. Positive relationship between bank credit and growths in sales of agricultural enterprises, which could be explained by bank credit – with the advantages derived from the flexibility of the amount and loan terms–supplement promptly capital for enterprises to exploit the market opportunities. If enterprises can only hold a small amount of loan, they will tend to use in the business plans or investment in projects which has prospects and lowest risk. As a result, enterprises can boost revenue growth quickly. However, these firms can use loans to the business plans or projects may be less promising but risky if they hold a larger of loans. This is the reason why revenue growth may decrease.

Similarly, the impact of trade credit on the growth rate of sales of the firms has the same pattern as that of bank credit, but with a benchmark ratio of 0.1853. The thesis has also pointed out that labour productivity has a positive impact on the growth rate of sales of the firms. However, the equity and the growth rate of sales in the previous year seems to have adverse impacts on those of the present year, implying an unstable growth of the firms over time that may be a consequence of output market uncertainty and competition from rivals, among others. All the remaining variables do not have statistically significant coefficients.

2.2. The impact of bank credit and trade credit on performance of agricultural firms

Using the GMM approach, the thesis reveals inverted-U shaped (∩) relationships between bank credit and trade credit with performance of the firms. According to the estimates, the optimal threshold of bank credit to total assets of firms is 0.4173 and that for trade credit is 0.2425. Moreover, trade credit seems to be more important than bank credit in terms of boosting performance (ROE) of the firms. Nonlinear relationship between bank credit and performance of enterprises be handled based on the tax shield benefits and the point of for investment decisions of enterprises in uncertain conditions of market output. Thanks to ensure a reasonable level of bank credit, enterprises can achieve the benefits from the bank credit’s tax shield therefore have higher profits. However, when the rate of the loan debt on total value of assets exceed 0.4173, the loan debt ratio per unit increase will cause the present value of benefits from the tax shield is lower than bankruptcy cost, so the debt is no longer beneficial for enterprises. For trade credit, this result confirms the argument of the function is funding tool of trade credit, minimize transaction costs, etc. to help improve the performance of enterprise and the opposite effect if  the enterprise abuse of trade credit excessively.

The thesis also shows that equity plays an positive role to performance of the firms as bank credit tends to decline as because of the economic downturn and the financial crisis in the period of 2008–2014, in addition to managerial weaknesses of Vietnam’s commerical banks. Age is inversely related to profit of the firms, which is consistent with the practice that a couple of agricultural firms have operated quite long but lacked creativeness. Finally, firms that supply inputs to agricultural production enjoy higher profit than their counterparts since their output markets are more stable since farmers who produce a overwheling portion of agricultural products always need a lot of inputs.

  1. The practical applications, the issue needs further research

3.1. The possibility of application in practice

Thesis using database systems with large scale and high reliability to estimate the effects of the bank credit and trade credit to the growth and performance of agricultural firms. The thesis used estimation methods match the characteristics of the system data to make the estimation results with higher reliability. So here is the valuable reference for further researches.

The research results of the thesis is a highly reliable scientific basis that firms can refer, apply suitably in actual conditions of each one to use the amount of bank credit and trade credit reasonably to promote the growth and enhance performance of agricultural firms.

The proposed solution to help policy makers, managers refer to build support policy and develope enterprise better.

3.2. Pending issues need further research

Within the scope of the research, the thesis will not avoid certain restrictions. Therefore, some further researches are suggested from the limitations and the research results of the thesis is as follows: (i) Adding the term of bank credit and trade credit on experimental research models; (ii) study the difference between the value of receivable accounts and the value of payable accounts in the research model; (iii) study the factors that affect the supply trade credit of firms in Vietnam.

 

                            Supervisor                                                                         PhD Candidate

 

  

          Assoc.Prof. PhD. Le Khuong Ninh                                                    Bui Tuan Anh

>> Xem chi tiết nội dung luận án

 >> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15430796
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4650
44543
284958
15430796
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x