Tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng cây Mai dương (Mimosa pigra L.) trong chăn nuôi dê thịt” .

 Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hồng, Khóa 2012 đợt 1.

 Chuyên ngành: Chăn nuôi;  Mã số: 62620105. Nhóm ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS Dương Nguyên Khang, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM.

 Thời gian bảo vệ: 8 giờ 00, Thứ bảy ngày 23 tháng 9 năm 2017.

 Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ

  1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN

Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Xác định sinh khối và thành phần hóa học của Mai dương tái sinh ở điều kiện tự nhiên và điều kiện trồng trong chậu (2) Xác định tỷ lệ tiêu hóa và sinh mê tan với các bổ sung cây Mai dương trong khẩu phần dê thịt (3) Xác định tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và thành phần thân thịt của dê giai đoạn sinh trưởng khi sử dụng cây Mai dương trong khẩu phần.

Luận án gồm 5 thí nghiệm. Thí nghiệm 1, 3, 4 và 5 được thực hiện tại Khu thí nghiệm, Trường đại học An Giang. Thí nghiệm 2 được tiến hành tại Phòng thí nghiệm chăn nuôi, Trường đại học phố Cần Thơ. Các thí nghiệm được thực hiện từ 2013 đến 2015.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

(1) Cây Mai dương trong tự nhiên được thu cắt thường xuyên với chu kỳ cắt 45 hoặc 60 ngày đã cho thấy hàm lượng protein thô 22%, hàm lượng tannin từ 6 đến 9% là mức phù hợp cho dinh dưỡng của dê. Quan trọng hơn, với chu kỳ thu cắt 45 hoặc 60 ngày sẽ là biện pháp giảm phát tán của hạt từ đó kiểm soát sự phát triển của cây Mai dương.

(2) Thay thế Rau muống hoặc cỏ Lông tây bằng cây Mai dương ở mức 30 g tanin/kg vật chất khô đã cho tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất tốt và giảm sinh khí mê tan trên dê giai đoạn sinh trưởng.

 (3) Cây Mai dương trong khẩu phần nuôi của dê thịt ở mức tannin 30 g/kg vật chất khô đã cải thiện tăng trọng và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn của dê thịt. 

  1. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài đã xác định bổ sung Mai dương ở mức tannin 30 g/kg vật chất khô sẽ đáp ứng tốt yêu cầu tăng trưởng, tận dụng thức ăn thô hiệu quả và giảm sinh khí mê tan.

Đề tài đã cung cấp biện pháp sinh học để kiểm soát sự xâm hại của cây Mai dương đối với môi trường qua việc thu cắt và sử dụng cây Mai dương làm thức ăn cho dê. Bằng cách thu cắt thường xuyên theo chu kỳ 45 hoặc 60 ngày sẽ kiểm soát sự phát tán hạt từ đó kiểm soát được sự phát triển của cây Mai dương.

  1. CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, CÁC VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Đề tài là cơ sở tốt cho người chăn nuôi để sử dụng cây Mai dương trong khẩu phần nuôi giúp cải thiện mức tăng trọng và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn của dê thịt.

Kết quả luận án là tư liệu khoa học tốt để các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy tham khảo về vai trò của cây Mai dương trong dinh dưỡng dê thịt và biện pháp kiểm soát cây Mai dương trong tự nhiên bằng phương pháp sinh học.

Nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của nồng độ tannin cao hơn trong cây Mai dương trên dê vỗ béo, đực giống và cái sinh sản.

INFORMATION ON THE THESIS

 

Name of doctoral thesis: Study on utilization of Mimosa pigra for growing goats

Specialization: Animal science

Major code: 62 62 01 05

Full name of PhD candidate: Nguyen Thi Thu Hong

Scientific instructors: Associate Professor Ph.D. Duong Nguyen Khang

Research institution: Can Tho University

  1. THESIS SUMMARY

The research aims to (1) To determine the effect of cutting intervals on biomass yield and chemical composition of Mimosa pigra in nature and pot conditions (2) To determine the effects of Mimosa pigra on digestibility and methane production of growing goats (3) To evaluate the effect of Mimosa pigra in diets on weight gain, feed conversion ratio and carcass characteristics of growing goats.

Research time was from 2013 to 2015. The experiments 1, 3, 4 and 5 were done at research station farm, An Giang University. The experiment 2 was conducted at Laboratory of Cantho University.

Research findings:

Cutting intervals of mimosa at 45 to 60 days were given content of crude protein 22% and tannin content of 6 - 9% as an appropriate for nutrition of goat. Other important with cutting intervals at 45 to 60 days will be measured to reduce emissions and control Mimosa development.

Replacement  of  water spinach or para grass  by  Mimosa pigra at 30 g tannin/kg DM  gave  better  digestibility and reduce methane production on growing goats.

Mimosa pigra supplemented in diet of growing goats at 30 g/kg DM has improved growth rates and reduced the feed conversion ratio.

  1. OUTCOMES OF THE THESIS

The study has identified additional level of Mimosa tannin content with of 30 g/kg dry matter for requirements of growth, efficient utilization and reduce methane emissions.

The study has provided biological measures to control invasion of Mimosa tree with enviroment by cut and use Mimosa trees as feed for goats. Cutting intervals with 45 to 60 days will control the dispersion particles Mimosa and control Mimosa pigra development.

  1. APPLICATIONS, RELEVANCE IN PRACTICE, ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

Thesis was a knowledge for helping farmers to use Mimosa in the diet for goats with quickly growth and reducing the feed conversion ratio.

Thesis results were useful data to researchers and lecturers on Mimosa pigra for growing goats and provide biological measures on control the invasion of Mimosa in natural.

More studies on effect of higher tannin content in Mimosa should be done for fattening, bull and reproduction of goats.

>> Xem chi tiết nội dung luận án

 >> Xem thông tin đăng tải tại Website Bộ giáo dục và Đào tạo.

Thời gian phát VB/CC/CN

Hướng dẫn nhập Kế hoạch học tập cho HVCH

Số lượt truy cập

15698585
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
9627
65059
246929
15698585
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x