Tên đề tài: “Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả: Bùi Đăng Khoa, Khóa: 2015

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng ứng dụng và mức độ áp dụng TMĐT của DN đang hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực ĐBSCL. Xây dựng mô hình phân tích, xác định thang đo và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng TMĐT và ảnh hưởng của mức độ áp dụng đến hiệu quả ứng dụng TMĐT. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT của các DN đang hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực ĐBSCL. Thông qua số liệu khảo sát là 418 công ty, đơn vị, cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn ĐBSCL; đối tượng trả lời phiếu khảo sát là các cá nhân đại diện Ban giám đốc, đại diện các nhà quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê mô tả; phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, đánh giá mô hình đo lường kết quả, đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính, kiểm định Bootstrap, phân tích đa nhóm được ứng dụng trong nghiên cứu nhằm xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy có 4 nhóm yếu tố chính bao gồm: Yếu tố bên ngoài, Yếu tố thuộc về tổ chức, Yếu tố về đặc điểm người lãnh đạo, Yếu tố về sự đổi mới và Nhóm yếu tố kiểm soát bao gồm: Quy mô doanh nghiệp; Loại hình doanh nghiệp; và Thời gian hoạt động kinh doanh có tác động đến mức độ áp dụng TMĐT và mức độ áp dụng TMĐT có tác động tích cực đến hiệu quả ứng dụng TMĐT. Qua các phân tích, đo lường bằng các công cụ nêu trên tác giả đã đưa ra một số kết luận từ đó khẳng định các giả thuyết và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong chuyển đổi số; đẩy mạnh, nâng cao, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch là vấn đề hết sức cấp thiết.

Từ khóa: du lịch, kinh doanh du lịch, mức độ áp dụng, hiệu quả ứng dụng, thương mại điện tử, Đồng bằng Sông Cửu Long.

  1. Những kết quả mới của luận án

Từ trước đến nay, đa số nghiên cứu đều có đánh giá ích lợi của việc đầu tư, ứng dụng thương mại điện tử trong tổ chức, doanh nghiệp nhưng khá khan hiếm nghiên cứu đánh giá riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào thấu đáo, đầy đủ nhằm định lượng được hiệu quả của việc ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay khi phân tích các yếu tố quyết định đến việc ứng dụng thương mại điện tử và hội nhập thương mại điện tử thì chỉ sử dụng biến nhị phân đại diện cho việc ứng dụng thương mại điện tử, không những vậy mà chưa có nghiên cứu nào về việc nghiên cứu xem ảnh hưởng của mức độ áp dụng thương mại điện tử đến hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở ĐBSCL.

Trên cơ sở kế thừa cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn về việc ứng dụng thương mại điện tử, mức độ áp dụng, cường độ áp dụng… tác giả đã thực hiện luận án nghiên cứu về hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử thông qua các yếu tố tác động đến mức độ áp dụng thương mại điện tử, bằng các yếu tố định lượng và trong phạm vi của ĐBSCL. Do chưa có một công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau liên quan về tác động mức độ áp dụng thương mại điện tử đến hiệu quả ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nên tác giả đã phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, tham khảo ý kiến các chuyên gia và giáo viên hướng dẫn để định hình hướng nghiên cứu chủ yếu của luận án.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án cho thấy có 11 nhóm yếu tố chính, được xác định là nhóm biến nguyên nhân – biến độc lập bao gồm: (1) Lợi thế tương đối; (2) Khả năng tương thích; (3) Khả năng trải nghiệm; (4) Khả năng quan sát; (5) Khả năng tài chính; (6) Kiến thức về Công nghệ thông tin của nhân viên; (7) Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao; (8) Mức độ chấp nhận rủi ro; (9) Áp lực cạnh tranh; (10) Áp lực từ đối tác – nhà cung cấp; và (11) Áp lực từ khách hàng. Những biến này đều có tác động thuận chiều đến mức độ áp dụng thương mại điện tử; đồng thời mức độ áp dụng cũng có tác động cùng chiều đến hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nội dung mới mà chưa có nghiên cứu nào đã thực hiện trước đây ở Việt Nam.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Nghiên cứu đã tiến hành các phương pháp và kiểm định các thang đo: Xây dựng mô hình phân tích, xác định thang đo và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng TMĐT; hiệu quả ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở ĐBSCL dựa trên các phương pháp và kiểm định bao gồm: Phương pháp so sánh, thống kê mô tả; phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia và các phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, đánh giá mô hình đo lường kết quả, đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính, kiểm định Bootstrap, phân tích đa nhóm được ứng dụng trong nghiên cứu.

Luận án đóng góp làm phong phú thêm và bổ sung cho các nghiên cứu về việc áp dụng thương mại điện tử, có ý nghĩa tốt trong việc hoàn thiện thang đo mức độ áp dụng TMĐT và hiệu quả ứng dụng TMĐT cho DN kinh doanh du lịch trong giai đoạn mới, giai đoạn công nghệ số và giai đoạn sau đại dịch Covid-19: Có 11 nhóm giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức thì toàn bộ các giả thuyết này đều được chấp nhận tốt, đạt độ tin cậy trong ước lượng thống kê qua kết quả phân tích PLS-SEM có tác động cùng chiều đến mức độ áp dụng TMĐT; đồng thời khi mức độ áp dụng TMĐT tăng thì hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT cũng tăng. Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam nói chúng và ĐBSCL nói riêng.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho các DN cùng các Sở, ban, ngành du lịch tại ĐBSCL, cụ thể như sau: Một là, đề tài nghiên cứu đã đem đến cho DN kinh doanh du lịch cái nhìn tổng quan hơn về việc áp dụng TMĐT của DN. Đồng thời qua đó giúp DN nhận dạng những nhân tố đã và đang tác động nhất định vào việc áp dụng TMĐT của DN. Từ đó có những giải pháp thích hợp để cải thiện và nâng cao việc áp dụng TMĐT của DN. Hai là, kết quả nghiên cứu cũng cho các DN thấy rõ hiệu quả ứng dụng TMĐT chịu sự chi phối bởi các nhân tố nào, từ đó có các chiến lược phù hợp để điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Ba là, dựa vào kết quả mô hình PLS-SEM đề xuất được các hàm ý quản trị để nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và qua đó giúp tăng trưởng hoạt động kinh doanh, cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận và tăng khả năng trải nghiệm của khách hàng.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do hạn chế về thời gian, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các doanh nghiệp đang ứng dụng TMĐT trên địa bàn thành phố Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây Nam bộ (Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long) của Việt Nam, chưa mở rộng sang các tỉnh, thành phía Bắc để có thể so sánh, đánh giá toàn diện sự tác động của việc dứng dụng TMĐT đến các yếu tố cấu thành hiệu quả ứng dụng TMĐT của DN. Khả năng tổng quát hoá của kết quả nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại với cơ cấu mẫu bao gồm các doanh nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ở phía bắc Việt Nam. Ngoài ra, luận án vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu những ngành, lĩnh vực khác, nhất là các DN hoạt động giáo dục, y tế, xây dựng, kinh tế,… đây là một trong những loại hình DN đang được tạo thuận lợi ứng dụng TMĐT mạnh mẽ nhất hiện nay.

 

Thesis title: “Effectiveness of e-commerce application of tourism businesses in the Mekong Delta”

- Major: Business Administration.                                        Major code: 62.34.01.02

- Full name of PhD student: Bui Dang Khoa                        Training period: 2015 - 2019.

- Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Le Nguyen Doan Khoi - Can Tho University.

- Training institution: Can Tho University.

  1. Dissertation summary

The thesis evaluates the current status of application and application of e-commerce of enterprises operating in the tourism business in the Mekong Delta region and building an analytical model, determining a scale and measuring the impact of factors affecting the level of e-commerce application and the influence of the level of application on the effectiveness of e-commerce application. Thereby helping to improve the efficiency of the e-commerce application of enterprises operating in the tourism business in the Mekong Delta. The survey data show 418 companies, units, and individuals participating in tourism business activities in the Mekong Delta. The respondents to the survey are individuals representing the Board of Directors and representatives of managers of tourism business enterprises in the area. Besides, the study uses comparative methods and descriptive statistics. The method of expert group discussion and quantitative research methods include testing the reliability of the scale by Cronbach's alpha coefficient, exploratory factor analysis EFA, confirmatory factor analysis CFA, evaluation of outcome measurement model, evaluation of the linear structural model, Bootstrap test, multi-group analysis is applied in the research to build a scale of factors affecting the efficiency of e-commerce application. of tourism businesses in the Mekong Delta. The results show that there are 4 main groups of factors, including External factors, organizational factors, leadership characteristics, innovation factors and control factors, including business size; Type of business, and Time of business operation, has an impact on the level of an e-commerce application and the level of e-commerce application has a positive effect on the effectiveness of e-commerce application. Through the analysis and measurement by the tools mentioned above, the author has come up with some conclusions from which to confirm the hypotheses and propose governance implications to help business administrators be proactive in digital transformation, promoting, enhancing and promoting enterprises to apply e-commerce in tourism business is a very urgent issue.

Keywords: tourism, tourism business, application level, application efficiency, e-commerce, Mekong Delta.

  1. Những kết quả mới của luận án

Until now, most studies have evaluated the benefits of investing and applying e-commerce in organizations and businesses, but it is quite rare to research and evaluate specifically for tourism businesses. However, there has not been a thorough and complete study to quantify the effectiveness of e-commerce applications for tourism businesses and especially in the Mekong Delta. In addition, when analyzing the determinants of e-commerce application and e-commerce integration, current studies in Vietnam only use binary variables representing commercial applications. electronic; Not only that but there has not been any research on studying the influence of e-commerce application level on e-commerce application efficiency for tourism business organizations and enterprises in the Mekong Delta.

On the basis of inheriting the theoretical basis and practical studies on the application of e-commerce, the level of application, the intensity of application ... the author has carried out a research thesis on the effectiveness of the commercial application. e-commerce through factors affecting e-commerce adoption, by quantitative factors and within the Mekong Delta. Because there has not been a study at different levels related to the impact of e-commerce application on the effectiveness of e-commerce application of tourism businesses; Therefore, the author had to study a lot of documents of domestic and foreign authors, consult experts and instructors to shape the main research direction of the thesis.

Based on the research results, the thesis shows that there are 11 main groups of factors, which are identified as causal variables - independent variables, including (1) Relative advantage, (2) Compatibility, (3) Ability to experience, (4) Observability; (5) Financial capacity; (6) Information technology knowledge of employees; (7) Support from senior management; (8) Level of risk tolerance; (9) Pressure of Competition; (10) Pressure from partners - suppliers; and (11) Pressure from customers. These variables all have a positive impact on the level of e-commerce adoption (intermediate variable); and at the same time, the level of adoption is also the same. has a positive impact on the effectiveness of e-commerce applications of tourism businesses in the Mekong Delta. This is a new content that has not been studied before in Vietnam.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

The research has conducted methods and tested the scales: Building an analytical model, determining the scale and measuring the impact of factors affecting the level of e-commerce application. The effectiveness of the e-commerce application of tourism businesses in the Mekong Delta is based on methods and tests, including Comparative methods, descriptive statistics, expert group discussion and quantitative research methods, including testing the reliability of the scale by Cronbach's alpha coefficient, exploratory factor analysis EFA, confirmatory factor analysis CFA; Evaluation of the result measurement model, the evaluation of the linear structural model, the Bootstrap test, the multi-group analysis were applied in the study.

The thesis contributes to enriching and supplementing the studies on the application of e-commerce, which has good meaning in completing the scale of e-commerce application level and e-commerce application efficiency for tourism businesses in the new period, the digital technology phase and the period after the Covid-19 pandemic: There are 11 groups of hypotheses in the official research model, all of these hypotheses are well accepted, achieving reliability in statistical estimation through the results of PLS-SEM analysis has a positive impact on the degree of apply e-commerce; At the same time, when the level of e-commerce application increases, the efficiency of e-commerce application also increases. This result is quite similar to previous studies and is consistent with the actual situation of tourism businesses in Vietnam and the Mekong Delta.

The research results have practical significance for enterprises and tourism departments and agencies in the Mekong Delta, specifically as follows: Firstly, the research topic has given tourism businesses a better overview of the e-commerce application by enterprises. At the same time, thereby helping businesses identify the factors that have been and are having a certain impact on the application of e-commerce of enterprises. From there, there are appropriate solutions to improve and enhance the application of e-commerce of enterprises. Second, the research results also show enterprises clearly which factors the effectiveness of e-commerce applications is influenced by, thereby having appropriate strategies to adjust business activities according to their goals and proposed plans. Third, based on the results of the PLS-SEM model, it proposes managerial implications to improve the efficiency of e-commerce applications; while enhancing the competitiveness of industries and businesses, thereby helping to grow business activities, improve service quality, increase accessibility, and increase customer experience.

During the research process, the thesis will inevitably have certain limitations. Due to time constraints, the thesis is limited to studying businesses that are applying e-commerce in Can Tho city and some provinces in the Southwest region (Kien Giang, Tien Giang, Bac Lieu, Vinh Long); has not yet expanded to the northern provinces and cities to be able to compare and comprehensively evaluate the impact of e-commerce application on the elements constituting the effectiveness of e-commerce application of enterprises. The generalizability of the research results will be higher if it is repeated with the sample structure, including enterprises in some provinces in the north of Vietnam. In addition, the thesis has not yet delved into research into other industries and fields, especially enterprises operating in education, health care, construction, economics, etc. This is one of the types of businesses that are being facilitated with the most powerful e-commerce application today.

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

19573352
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
5661
89291
348112
19573352
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x