Tên đề tài: “KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH GÂY BỆNH VÀ BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM TYPE A H5N1 LƯU HÀNH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2014-2016”.
Tác giả: Tiền Ngọc Tiên, Khóa: 2014
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 62640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lý Thị Liên Khai - Trường Đại học Cần Thơ
Luận án “Khảo sát đặc tính gây bệnh và biến đổi di truyền của virus cúm gia cầm type A H5N1 lưu hành tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2014-2016” được thực hiện từ năm 2014 đến 2018, tại các tỉnh, thành phố gốm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Mẫu swab dịch hầu họng trên gà khỏe (420 mẫu), trên vịt khỏe (936 mẫu) bán tại các chợ, tại các lò giết mổ và các hộ chăn nuôi gia cầm; 144 mẫu mô (não, lách, khí quản, phổi) của gia cầm có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích nghi mắc bệnh cúm gia cầm type A H5N1 được thu thập để xét nghiệm. Các mẫu swab và mẫu mô trên gia cầm được xét nghiệm bằng kỹ thuật Real time RT-PCR để xác định tỷ lệ lưu hành virus và các đàn gia cầm nhiễm bệnh cúm tại 10 tỉnh/thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Giải trình tự gene HA của 49 mẫu đại diện để xác định sự biến đổi, tiến hóa và mối tương quan di truyền của virus cúm gia cầm type A H5N1. Kết quả nghiên cứu cho thấy virus cúm gia cầm type A H5N1 gây bệnh chủ yếu trên các đàn gia cầm từ 1-3 tháng tuổi, tập trung vào thời gian quý I hàng năm trên các đàn gia cầm chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ theo quy định. Các đàn gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm type A H5N1có các triệu chứng phổ biến như ủ rũ, bỏ ăn, sốt; phù đầu, mặt, thở khò khè, liệt chân, sả cánh, phân trắng xanh, da chân xuất huyết; thần kinh (quay vòng, co giật nghẹo cổ) và các bệnh tích đặc trưng như não xuất huyết, phổi xuất huyết, xuất huyết lớp mỡ vành tim, gan sưng xuất huyết, lách sưng xuất huyết; khí quản xuất huyết, tích dịch. Đã phát hiện sự lưu hành virus cúm gia cầm type A H5N1 trên gà và vịt bán tại các chợ và lò giết mổ; không phát hiện sự lưu hành của virus cúm trên gà và vịt tại các hộ chăn nuôi. Có sự biến đổi ở mức độ nucleotide của các chủng virus cúm gia cầm type A H5N1 lưu hành và gây bệnh trên gia cầm giai đoạn 2014-2016 và tỷ lệ biến đổi tăng dần theo thời gian. Các chủng virus cúm gia cầm type A H5N1 lưu hành và gây bệnh trên gia cầm trong giai đoạn này ở các tỉnh/thành ĐBSCL thuộc phân nhánh 2.3.2.1d và có trình tự các acid amin tại các vị trí quy định độc lực từ 341 đến 346 trên protein HA là RRR–KR. Đồng thời, có sự biến đổi ở các vị trí acid amin trên protein HA là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng liên kết với thụ thể α 2-6 gắn kết vào tế bào và gây bệnh trên người. Đã xác định được một số vị trí acid amin số 82, 152, 185, 282 có vai trò quan trọng đối với đặc tính gây bệnh của virus cúm gia cầm type A H5N1, sự biến đổi loại acid amin ở những vị trí này sẽ làm thay đổi khả năng gây bệnh, virus cúm gia cầm type A H5N1 có thể chuyển đổi khả năng từ gây bệnh trên gia cầm sang gây bệnh trên người và ngược lại.
Ý nghĩa của luận án
Đây là công trình nghiên cứu về tình hình dịch tễ của bệnh cúm gia cầm type A H5N1 và biến đổi di truyền của virus cúm gia cầm type A H5N1, là cơ sở khoa học cho việc xây thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi gia cầm phát triển và góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
Những điểm mới của luận án
- Xác định được phân nhánh virus cúm gia cầm type A H5N1 lưu hành và gây bệnh trên gia cầm trong giai đoạn 2014-2016 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc phân nhánh 2.3.2.1d.
- Xác định được sự biến đổi ở các vị trí acid amin trên protein HA là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng liên kết với thụ thể α 2-6 gắn kết vào tế bào và gây bệnh trên người.
- Đã xác định được một số vị trí acid amin 82, 152, 185, 282 có vai trò quan trọng đối với đặc tính gây bệnh của virus cúm gia cầm type A H5N1, sự biến đổi loại acid amin ở những vị trí này có khả năng làm thay đổi tính gây bệnh, virus cúm gia cầm type A H5N1 có thể chuyển đổi khả năng từ gây bệnh trên gia cầm sang gây bệnh trên người và ngược lại.
Thesis “Investigation the pathogenicity and genetic variation of type A H5N1 avian influenza virus circulated in Mekong delta in the period 2014-2016” was conducted in An Giang, Bac Lieu, Ca Mau, Dong Thap, Hau Giang, Kien Giang, Soc Trang, Tra Vinh, Vinh Long and Can Tho city.
Oropharyngeal swab sample on healthy chickens (420 samples), 0n healthy ducks (936 samples) sold in markets, slaughterhouses and households; 144 tissue samples (brain, spleen, tracheal, lung) of poultry with symptomatic, the suspected case with type A H5N1 avian influenza were collected for testing. Swab and tissue samples from poultry were tested by Real-time RT-PCR technique to determine the prevalence of virus and poultry infected by type A H5N1 avian influenza in 10 provinces in the Mekong Delta. HA gene sequence of 49 representative samples to determine the variation, evolution and genetic correlation of type A H5N1 avian influenza virus. Research results showed that the type A H5N1 avian influenza virus caused disease mainly in 1-3 months old poultry flocks, focusing on the first quarter of the year in unvaccinated or not enough dose as prescribed vaccinated flocks. The common symptoms type A H5N1 avian influenza-infected poultry flocks were depression, anorexia, edema of the head, respiratory signs, leg paralysis, wings paralysis, green to white diarrhea, shanks hemorrhages; neurological sign and specific lesions such as brain hemorrhages; lungs hemorrhages; hemorrhages on heart perirenal; liver swelling, hemorrhages; spleen swelling, hemorrhages; trachea hemorrhages. The circulation of type A H5N1 avian influenza virus has been detected on chickens and ducks that sold in markets and slaughterhouses; non-circulation of the type A H5N1 avian influenza virus on chickens and ducks at households. There was a change in the nucleotide level of type A H5N1 avian influenza viruses circulating and causing disease in poultry during the 2014-2016 period and the rate of changes gradually increased by time. Type A H5N1 avian influenza viruses circulated and caused disease in poultry during this period in the provinces of the Mekong Delta belonging to clade 2.3.2.1d and had sequences of amino acids at cleavage sites from position 341 to 346 on protein HA is RRR-KR. At the same time, there were changes in amino acid positions on HA protein, which increases the ability binding to α 2-6 receptors to bind to cells and cause disease in humans. There were some positions of amino acid as 82, 152, 185, 282 that play an important role in the pathogenicity of type A H5N1 avian influenza virus, changes kind of amino acids in these locations will alter the pathogenicity, the type A H5N1 avian influenza virus can switch the pathogen from poultry to human and vice versa.
This is the study of the epidemiological situation of type A H5N1 avian influenza disease and the genetic variation of type A H5N1 avian influenza virus, is a scientific basis for the implementation of effective measures to prevent and control diseases, helping poultry industry to develop and contribute to protecting human health.
- Identification the subclade of type A H5N1 avian influenza virus circulating and causing disease in poultry during the period 2014-2016 in the Mekong Delta provinces belong to subclade 2.3.2.1d.
- Determination of changes in amino acid positions on HA protein is a risk factor that increases the ability to bind to α 2-6 receptors that bind to cells and cause disease in humans.
- A number of amino acid positions 82, 152, 185, 282 have been identified that play an important role in the pathogenicity of type A H5N1 avian influenza virus, the variation of amino acids in these locations will alter the ability to cause disease, the type A H5N1 avian influenza virus can convert the pathogen from poultry to human disease and vice versa.