Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”.
Tác giả: Ngô Phú Cường, Khóa: 2015
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi; Mã số: 62640102. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Ngọc Bích - Trường Đại học Cần Thơ
Luận án “Nghiên cứu bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018. Nội dung thực hiện gồm: Khảo sát tình hình bệnh Gumboro trên gà tại ĐBSCL. Phân tích di truyền virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL. Đáp ứng miễn dịch với 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre).
Kết quả khảo sát cho tỉ lệ nhiễm bệnh Gumboro của giống gà Tàu Vàng cao nhất (68,4%), thấp nhất là gà Nòi lai (28,8%). Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi theo hình thức nhốt hoàn toàn và bán chăn thả (tương đương 57,1% và 55,0%), nuôi thả hoàn toàn là 28,0%. Gà mắc bệnh tập trung ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuần tuổi (21 - 42 ngày tuổi). Gà không tiêm vaccine có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (66,7%), thấp nhất ở những đàn được tiêm nhắc lại lần 2 (24,5%). Đàn gà nuôi tại Hậu Giang có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (60,0%) và thấp nhất ở An Giang (37,9%).
Kết quả giải trình tự nucleotide và amino aicd từ vị trí 634-1022 ở vùng siêu biến đổi gene VP2 cho thấy các mẫu virus Gumboro tại Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc chủng có độc lực cao. Mẫu Cần Thơ 1 và các mẫu vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia thuộc nhóm nhược độc, mẫu vaccine IBD Blen và Nobilis thuộc nhóm biến đổi độc lực
Đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nội dung 2 trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre). Kết quả cho thấy gà được tiêm phòng 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất 86,6%, 1 lần là 62,2% và thấp nhất ở gà không được tiêm phòng (18,3%). Giống gà nòi Bến Tre có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch cao hơn giống gà Lương Phượng ở cả 2 lần tiêm phòng vaccine nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các loại vaccine đều tạo miễn dịch cho gà sau khi tiêm phòng. Gà được tiêm vaccine 1 lần có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa 3 loại vaccine thử nghiệm gần tương đồng nhau (60,0% – 63,3%). Gà được tiêm vaccine 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất ở vaccine 3 (93,3%) và thấp nhất là vaccine 2 (80,0%) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
Khái quát về tình hình dịch tễ bệnh Gumboro đang lưu hành tại ĐBSCL, tổng hợp và phân tích yếu tố về giống gà, lứa tuổi, số lần sử dụng vaccine, phương thức chăn nuôi, tỉ lệ chết,… để đưa ra nhận định về giống và lứa tuổi gà dễ mắc bệnh, sự ảnh hưởng của số lần tiêm vaccine đến khả năng bảo hộ của vaccine Gumboro. Tỉ lệ chết do bệnh và biện pháp làm giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi
Cung cấp thông tin về các chủng virus gây bệnh Gumboro thực địa tại ĐBSCL. Phân tích trình tự nucleotide gen VP2 của virus Gumboro để xác định độc lực và mối quan hệ phả hệ của các chủng virus đang lưu hành từ đó lựa chọn các chủng vaccine phù hợp để phòng bệnh một cách hiệu quả, góp phần thiết lập cơ sở khoa học chắc chắn cho việc phát triển chiến lược phòng bệnh IBD ở ĐBSCL nói riêng và bảo vệ sức khỏe đàn gà ở nước ta nói chung.
Luận án là nguồn tài liệu tổng quan về bệnh Gumboro đang lưu hành tại Đồng bằng sông Cửu Long, làm nền tảng khoa học trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Kết quả giải trình tự nucleotide virus Gumboro phân lập được tại thực địa góp phần xác định mức độ độc lực, lựa chọn vaccine phù hợp phòng bệnh Gumboro cho đàn gà góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm. Ngoài ra, luận án còn bổ sung dẫn liệu khoa học về đặc điểm bệnh học bệnh Gumboro trên gà. Các phương pháp và kết quả của nghiên cứu có thể được ứng dụng nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm trên gia cầm.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ngành bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi một quy trình chẩn đoán phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Luận án cung cấp thông tin hữu ích về triệu chứng bệnh tích cũng như hiệu quả tiêm phòng vaccine Gumboro cho gà, giúp người dân hiểu rõ hơn về căn bệnh này và góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể đàn gà đồng thời làm giảm thiệt hại về kinh tế.
The PhD dissertation named "Study on chicken gumboro disease in some provinces of the Mekong Delta" was conducted from October 2015 to October 2018. The research objectives are determining the prevalence of Gumboro virus in chickens raised in farms, households in the Mekong Delta; determining the genetic characteristic of the Gumboro virus isolated in the Mekong Delta, and Surveying the ratio of immune response and the difference in the immune response of three Gumboro vaccines in 2 chicken breeds (Ben Tre “Noi” and Luong Phuong)
Survey findings showed that the prevalence of IBD was highest in Tau Vang breed (68.4%) and lowest in hybrid Noi (28.8%). In addition, the IBD occurred mainly in chickens that reared in confined and semi-confined housing types (57.1% and 55.0% repectively) while it was 28.0% prevalence of IBD in free-range housing type. Moreover, chickens with the ages from 3 to 6 weeks (21 to 42 days of ages) were sensitive with IBD. The prevalence of IBD was highest in non-vaccinated chickens (66.7%) and lowest in second-immunized chickens (24.5%). Furthermore, the highest prevalence of IBD was detected in the chicken flocks in Hau Giang province (60.0%) and lowest in An Giang province (37.9%).
The sequencing results of partial VP2 sequences at position 634 to 1022 including hypervariation region revealed that IBDVs presented in Hau Giang, An Giang, Can Tho, Ben Tre, Vinh Long and Tra Vinh provinces were clustered to very virulent IBDV group. On the other hand, IBDV circulating in Can Tho (Can Tho 1) was attenuated IBDV that was similar to vaccine strains such as vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia. Meanwhile, other vaccine strains including vaccine IBD Blen and Nobilis were grouped to antigenic variant IBDV group.
In addition, chickens with twice vaccinations provided the most effective immune response (86.6%), following by only one vaccination (62.2%) and least in non-vaccinated chickens (18.3%). In case of twice vaccination, Noi Ben Tre chickens had higher immune response rates to vaccines than in Luong Phuong chickens; however, this difference was not statistical signification (P<0.05). The immune response rates of vaccinated chickens with each vaccine without a booster were almost similar (60.0% - 63.3%). In booster vaccination, immune responses in chickens to Nobilis vaccine were the most effective (93,35%) and least effective in Cevac Gumboro L vaccine (80.0%); however, this difference was not statistical signification (P<0.05).
This is the first systematic basic research about Gumboro disease in chicken in the Mekong Delta, synthesis and analysis about breeds, ages, vaccinated times, raising methods, death chickens,… expository about it. Mortality due to disease and measures to reduce economic losses for farmers.
Provide information about virus strains causing Gumboro disease in the field of some provinces in the Mekong Delta. Determining the genetic characteristic of the Gumboro virus isolated in the Mekong Delta. The nucleotide decryption of Gumboro virus isolated in the field was necessary for determining the pathogenic level, suitable vaccine selection to prevent Gumboro disease in chicken flocks, and increasing the economic efficiency of the poultry industry.
This thesis is the first basic information source of the scientific foundation for reaching and teaching. By collecting virus strains causing Gumboro disease in the field of some provinces in the Mekong Delta, comparing the modification of gene sequence, the antigen and pathogenicity, the resource and genetic relationship of virus strains, it helps us to select the suitable vaccine strains to prevent this disease effectively. Methods and results could be used in research about infectious poultry disease
Applying these results will contribute a process of diagnosis, prevention and effective treatment to the major of pathology and treatment of animals. This thesis gives useful information about symptoms and lesions, suitable vaccine selection to prevent Gumboro disease in chicken flocks, and increasing the economic efficiency of the poultry industry.