Tên đề tài: “Xác định quy mô đất tối ưu trong sản xuất nông nghiệp của người dân đồng bằng sông Cửu Long”.

 Tác giả: Nguyễn Lan Duyên, Khóa: 2016

 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 62620115. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

 Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Tri Khiêm - Trường Đại học Nam Cần Thơ.

  1. Tóm tắt nội dung luận án

Nghiên cứu nhằm xác định quy mô đất tối ưu để tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long thông qua dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên từ 498 nông hộ trồng lúa 3 vụ/năm ở ba tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất lúa thông qua năm thước đo (gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn, hiệu quả kinh tế và năng suất nhân tố tổng hợp) và phương pháp vi phân để xác định quy mô đất tối ưu. Nội dung nghiên cứu được thực hiện theo ba bước: (1) Ước lượng hoặc xác định từng thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất, (2) Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến hiệu quả hoạt động sản xuất thông qua các khía cạnh đo lường khác nhau, (3) Dựa vào kết quả bước 2 tác giả xác định ngưỡng quy mô đất tối ưu trong sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất giải pháp giúp sử dụng quy mô đất hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

  1. Những kết quả mới của luận án

Nghiên cứu cho thấy quy mô đất và hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của nông hộ đồng bằng sông Cửu Long có thể có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối quan hệ với nhau. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào cách định nghĩa hiệu quả hoạt động sản xuất, từ đó xác định quy mô đất tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất. Bằng cách phân tích đồng thời tất cả năm thước đo thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất luận án sẽ góp phần khẳng định tính chính xác và nâng cao ý nghĩa của nghiên cứu, trong đó việc phân tích bốn thước đo (gồm năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn và hiệu quả kinh tế) làm cơ sở minh chứng cho nhận định năng suất nhân tố tổng hợp là thước đo phù hợp nhất.

Luận án tiến hành phân tích mối quan hệ giữa quy mô đất và hiệu quả hoạt động sản xuất để làm cơ sở xác định ngưỡng quy mô đất tối ưu nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất được đo lường thông qua năng suất nhân tố tổng hợp. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có ý nghĩa thống kê cao và tìm được mối quan phi tuyến có dạng Ungược giữa quy mô đất và hiệu quả hoạt động sản xuất trong ba vụ canh tác lúa cũng như cả năm. Từ đó, xác định được ngưỡng quy mô đất tối ưu là 9,7 ha (trong đó, vụ thu đông là 9,3 ha; vụ đông xuân là 9,8 ha và vụ hè thu là 10 ha).

Bên cạnh quy mô đất, hiệu quả hoạt động sản xuất còn chịu tác động của các yếu tố khác. Các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất gồm chủ hộ là nữ (vụ hè thu), số mảnh ruộng canh tác (vụ thu đông), số ngày công lao động gia đình tham gia ruộng lúa (vụ hè thu), tổng chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào (vụ hè thu), sự khác biệt địa bàn cư trú ở An Giang và Đồng Tháp. Đồng thời, các yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất là số ngày công lao động thuê mướn làm lúa (vụ thu đông), khoảng cách từ nhà đến ruộng lúa (vụ đông xuân), số năm trồng lúa.

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cho nông hộ trồng lúa và nhà hoạch định chính sách đất đai có thể tham khảo và vận dụng vào điều kiện của địa phương một cách hợp lý để mở rộng và sử dụng quy mô đất hiệu quả. Nghiên cứu là nguồn tài liệu bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế về xác định quy mô tối ưu trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình đào tạo các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ở bậc đại học và sau đại học cũng như quá trình điều chỉnh chính sách tích tụ và tập trung đất đai trong tương lai.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính vì thế, một vấn đề nghiên cứu tiếp theo được gợi mở từ giới hạn trong kết quả nghiên cứu của luận án: khi xác định ngưỡng quy mô đất tối ưu đề tài chưa tiến hành ở những vùng sinh thái khác nhau và những nông hộ canh tác hai vụ/năm vì muốn tập trung vào vùng đê bao khép kín và cùng đặc điểm của đất nên đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu tiếp.

  1. Summary of dissertation content

The thesis aimed to determine the optimal farm size threshold to maximize the efficiency of rice production activities of households in the Mekong Delta through randomly collected data from 498 households planting three rice crops per year in three provinces of An Giang, Can Tho and Dong Thap. In order to achieve the set goals, the thesis uses regression method to analyze the effect of farm size on the efficiency of rice production activities through five measures (land productivity, labor productivity, capital efficiency, economic efficiency and total factor productivity) and differential methods to determine the optimal farm size threshold. The study was done through in three steps: (1) Estimate or identify each measure of the efficiency of production activities, (2) Analyzing the effect of farm size on the efficiency of production activities through different measurement aspects, (3) Based on the results of step 2, the author determines the optimal farm size threshold in rice production of Mekong Delta households. Based on the estimated results, the thesis proposed solutions to help use the farm size appropriately, improve the efficiency of production activities and improve income for households planting rice in the Mekong Delta.

  1. New findings of the dissertation

The research shows that farm size and the efficiency of rice production activities of the Mekong Delta farmers can have a positive or negative relationship or no relationship. This depends entirely on the definition of the efficiency of production activities, thus determining the optimal farm size to maximize the efficiency of production activities. By using all five measures of the efficiency of production activities the thesis will contribute to confirming the accuracy and promote the meaning of the study, in which the analysis of four measures (land productivity, labor productivity, capital efficiency and economic efficiency) as the basis for proving that total factor productivity is the most suitable measure.

The dissertation analyzes the relationship between the farm size and the efficiency of production activities as a basis for determining the optimal scale threshold to maximize the efficiency of production activities measured by total factor productivity. The results show that the model is highly statistically significant and finds that an inverted U-shaped nonlinear relationship between farm size and the efficiency of production activities in three rice crops as well as the whole year. Hence, the optimum threshold scale of 9.7 ha has been determined (in which, Autumn-Winter crop is 9.3 ha; Winter-Spring crop is 9.8 ha and Summer crop is 10 ha).

Besides farm size, the efficiency of production activities also affected by other factors. The factors having a positive effect on the efficiency of production activities include female-headed households (Summer crop), number of cultivated plots (Autumn-Winter crop), number of family labor days involved in the rice field (Summer crop), total investment costs for inputs (Summer crop), the location of residence in An Giang and Dong Thap. At the same time, the factors having a negative effect on the efficiency of production activities are the number of hired labor days in rice production (Autumn-Winter crop), the distance from household to the largest rice field (Winter-Spring crop), years of experience.

  1. 3. Applications/Applicability in practice and issues need to be further studied

Based on the research findings, recommendations to support rice households and land policymakers have been made with appropriate local conditions to expand and use effective farm size. The research is an additional resource for research in determining the optimal threshold farm size for agricultural production in Vietnam. At the same time, this is a useful reference for the training of agricultural economics at the undergraduate and postgraduate levels as well as the adjustment process of land accumulation and concentration policy in the future.

Within the scope of the research, the dissertation could not avoid certain limitations. Therefore, the suggested issues for further research are as follows: while determining the optimal farm size, the thesis has not been conducted in different ecological regions and households cultivating double cropping, and has focused mainly on the enclosed dike area and areas having same soil characteristics.

 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20044583
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
4178
103803
331194
20044583
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x