Tên đề tài: "Đánh giá chất lượng và vai trò cung cấp dưỡng chất từ bùn đáy ao trong mô hình tôm lúa tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau”.

Tác giả: Huỳnh Văn Quốc, Khóa: 2013

Chuyên ngành: Khoa học đất; Mã số: 62620103. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Châu Minh Khôi - Trường Đại học Cần Thơ

  1. Tóm tắt nội dung luận án 

Luận án được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2018, tại huyện Cái Nước và Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Kết quả đạt được như sau: 

Đặt những bẫy bùn dưới đáy mương chính trong hệ thống lúa-tôm (mỗi hệ thống mương đặt 2 bẫy). Sau vụ tôm lượng bùn lắng trên bẫy bùn được ghi nhận thể tích (m3/ha/vụ) và tính khối lượng bùn khô (tấn/ha/vụ), kết quả nghiên cứu cho thấy: 

Tổng lượng bùn tích lũy ở mương chính trong hệ thống lúa-tôm trung bình đạt từ 377,3 đến 430,6 (m3/ha/vụ) tương ứng từ 83 đến 94,7 (tấn/ha/vụ) bùn khô. Hàm lượng dinh dưỡng bùn đáy trong hệ thống lúa-tôm giàu cacbon hữu cơ và đạm tổng. 

Phân tích, đánh giá hàm lượng dưỡng chất thiết yếu trong bùn đáy và các nhóm mẫu đất trogn hệ thống canh tác lúa-tôm cho thấy: 

Trong hệ thống lúa-tôm, hàm lượng N khoáng ở nhóm mẫu bùn đáy mương chính và mương xả phèn cao hơn mẫu đất tầng canh tác (0-3 cm) do đó bùn đáy của hệ thống lúa-tôm sau khi rửa mặn có khả năng cung cấp bổ sung N khoáng cho vụ canh tác lúa trong hệ thống. 

Thực hiện thí nghiệm đồng ruộng dài hạn, thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với năm nghiệm thức, bốn lần lặp, mỗi lần lặp lại là một ô ruộng có kích thước 6 m x 8 m, kết quả đánh giá được: 

Bùn đáy giúp đất tăng khả năng cung cấp đạm khoáng cho vụ lúa trong hệ thống lúa-tôm. Bón bùn trước thời điểm rửa mặn khi bắt đầu vụ lúa không làm tăng độ mặn trong đất và chỉ số pH cũng phù hợp với sự phát triển của cây lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. 

Bùn đáy góp phần làm tăng hàm lượng N hữu dụng, P hữu dụng cho đất cung cấp cho cây trồng, đặc biệt là sự kết hợp giữa bùn và 2/3 lượng phân vô cơ theo khuyến cáo thì hàm lượng dưỡng chất N và P hữu dụng trong đất cao hơn. Việc bón bùn kết hợp 2/3 lượng phân   theo khuyến cáo làm 

tăng năng suất lúa trong hệ thống lúa-tôm thông qua các chỉ tiêu nông học, năng suất thực tế, khả năng hấp thu N trong hạt, hệ số hấp thu N trong tổng sinh khối và nhất là mức tăng năng suất và tổng sinh khối lúa. 

  1. Những kết quả mới của luận án 

Nghiên cứu đã xác định được khối lượng bùn đáy sau vụ tôm trong hệ thống lúa-tôm ở mương chính đạt trung bình trung bình đạt từ 377,3 đến 430,6 (m3/ha/vụ) tương ứng từ 83 đến 94,7 (tấn/ha/vụ) bùn khô. 

Nghiên cứu cũng ghi nhận hàm lượng dinh dưỡng bùn đáy trong hệ thống lúa-tôm giàu C hữu cơ và N tổng số; Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy khả năng cung cấp N khoáng của bùn đáy cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với mẫu đất tầng canh tác (0-3 cm) trong hệ thống lúa-tôm. Như vậy nghiên cứu đã cho thấy được bùn đáy của hệ thống lúa-tôm sau khi rửa mặn có khả năng cung cấp N khoáng cho vụ canh tác lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. 

Kết quả thực hiện thí nghiệm dài hạn trên đồng ruộng đã chỉ ra được: 

(1) Bùn đáy giúp đất tăng khả năng cung cấp N khoáng cho vụ lúa; (2) Bùn đáy thay thế được một tỷ lệ nhất định phân hóa học khi canh tác vụ lúa trong hệ thống lúa-tôm. 

  1. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 

Xác định được khối lượng và khả năng cung cấp dinh dưỡng từ bùn đáy; hiệu quả của bùn đáy đối với độ phì nhiêu đất và năng suất vụ lúa trong hệ thống lúa-tôm. 

Khuyến cáo người dân tái sử dụng bùn đáy cho vụ lúa, giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sử dụng phân bón, góp phần làm tăng tính bền vững cho hệ thống canh tác lúa-tôm. 

Cần tiếp tục nghiên cứu phân tích EC của mẫu bùn để đánh giá tích lũy mặn trong bùn đáy, từ đó xác định thời gian rửa mặn phù hợp trước khi sử dụng bùn để cung cấp dinh dưỡng N cho cây lúa. 

Cần có thêm những nghiên cứu để đánh giá chất lượng đất canh tác của vụ lúa sau khi bón bùn đáy ở nhiều vụ liên tiếp. 

  1. Brief contents 

The thesis was conducted from 2013 to 2018, in Cai Nuoc and Thoi Binh districts, Ca Mau province. The results are as follows: 

Put the sludge traps at the bottom of the main ditch in the rice-shrimp system (there are 2 traps in each ditch system). After the shrimp crop, sludge settled down on the traps was collected and recorded the quantity (m3/ha/crop) and (tonnes/ha/crop), research results show that: 

The quantity of accumulated sludge in the main ditch in the rice-shrimp system averages from 377.3 to 430.6 (m3/ha/crop) respectively from 83 to 94.7 (tons/ha/crop) of dry sludge. The nutrient content of sludge in the rice-shrimp system is rich in organic C and N total. 

Analyzing and evaluating essential nutrient content in sediment and soil samples in the rice-shrimp farming system showed that: 

In the rice-shrimp system, the mineral N content of sludge in the main and acidity-draining ditches is higher than that of the arable soil (0-3 cm), so that the sludge in the rice-shrimp system has the ability to supply available N for rice cultivation in the system. 

Performing the long-term field experiments, the experiment was arranged completely randomly with five treatments, four replications, each repeating was a field of 6 m x 8 m, the results were evaluated: 

Sludge helps the soil to increase its ability to supply mineral N for rice crops in the rice-shrimp system. Fertilizing sludge for the rice crop does not increase soil salinity and the pH is also suitable for rice development. 

Sludge contributes to increasing the available N and P content for soil to provide for crops, especially the combination of fertilizing sludge and 2/3 inorganic fertilizer (according to recommended amount), the available N and P nutrient content is higher for soil and increasing the rice yield and rice biomass total in the rice-shrimp system through agronomic indicators, actual rice yield, N uptaking capacity in seed and the N uptaking coefficient. 

  1. The new findings of the dissertation 

The study has determined that the quantity of sludge was in an average of 377.3 

– 430,3 (m3/ha/crop) the same as 83 – 94,7 (tonnes/ha/crop). 

The study also noted the nutrient content of sludge in the rice-shrimp system is rich in organic C and total N; In addition, the study showed that the ability to supply mineral N of sludge was significantly higher (P <0.05) than the arable soil sample (0-3 cm) in the rice-shrimp system. Thus, the study showed that the sludge of the rice- shrimp system after saline washing was able to provide mineral N supplementation for the rice crop in the rice-shrimp cultivation system. 

The results of long-term experiments in the field have shown: (1) Sludge helps the soil increase its ability to supply mineral N for rice crops; (2) Sludge replaces a certain proportion of chemical fertilizer when cultivating rice crops in a rice-shrimp system. 

  1. Applications and suggestions for further study 

Determining the quantity and ability to provide nutrition from the sludge; effects of sludge on soil fertility and rice crop yield in the rice-shrimp system. 

It is recommended that people reuse the sludge for rice crops to help reduce environmental pollution and reduce the cost of fertilizer, contributing to the sustainability of the rice-shrimp farming system. 

EC analysis of sludge samples should be further studying to evaluate salinity accumulation in the sludge, thereby determining the appropriate time for salinity washing before using sludge. 

Further studies are needed to evaluate the quality of arable soil in rice crops after fertilizing sludge in many successive crops. 

 

Hướng dẫn HVCH nhập Kế hoạch học tập lên Hệ thống quản lý

Số lượt truy cập

20049018
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tổng số lượt truy cập
8613
108238
335629
20049018
Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x