Tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở tỉnh Bạc Liêu”.
Tác giả: Nguyễn Thanh Sang, Khóa: 2014
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Phú Son - Trường Đại học Cần Thơ
Du lịch Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch ngày càng trở nên gay gắt, do nhiều điểm đến du lịch trong khu vực ĐBSCL đang trở thành điểm đến thành công, có thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Năm 2018, tổng số lượt khách đến Bạc Liêu 1.800.000 khách/năm, là tỉnh có số lượng khách đến tham quan khá thấp so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL; doanh thu du lịch đạt 1.600 tỷ đồng/năm, đóng góp 2,68% vào GDP của tỉnh. Với doanh thu và tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh còn khá khiêm tốn, nên ngành du lịch chưa có nhiều đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Điều này cho thấy trong thời gian qua, du lịch Bạc Liêu chưa thật sự thu hút khách trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các điểm du lịch khác. Để giải quyết những khó khăn trên, luận án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu” đã nghiên cứu đánh giá thực trạng các điểm đến du lịch Bạc Liêu đồng thời đề xuất hàm ý quản trị để giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp phù hợp, đưa Bạc Liêu thành điểm đến hấp dẫn, có vị thế cạnh tranh trong khu vực ĐBSCL, nhằm thu hút du khách đến Bạc Liêu ngày càng nhiều hơn, góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển. Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề như: tổng quan năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trên thế giới; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu; đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu. Số liệu thứ cấp thu thập được qua các cơ quan thống kê từ năm 2014 – 2018. Số liệu sơ cấp phỏng vấn được 30 chuyên gia có am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực du lịch; phương pháp chọn mẫu phi xác suất, phỏng vấn 450 khách du lịch nội địa là người Việt Nam đã từng đến tham quan Bạc Liêu. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, thống kê mô tả, kiểm định Cronback’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích số liệu.
- Căn cứ từ các kết quả kiểm định mô hình, những phát hiện tìm thấy được thông qua quá trình phỏng vấn, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, nhu cầu khách du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hoạt động kinh doanh du lịch, quản lý điểm đến…, để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, xây dựng điểm đến du lịch và phát triển du lịch bền vững, nhằm mục đích nâng cao NLCT điểm đến du lịch của tỉnh.
- Nghiên cứu xác định được hệ số quan trọng, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến. Nghiên cứu đã tìm ra nhân tố Marketing điểm đến, Thu hút khách du lịch, Quản lý điểm đến có tác động một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến. Kết quả là Marketing điểm đến có tác động mạnh nhất đến NLCT điểm đến; kế tiếp là Quản lý điểm đến có tác động đến NLCT điểm đến ở mức trung bình; sau cùng là nhân tố Thu hút khách du lịch có tác động ở mức độ thấp đến NLCT điểm đến.
- Luận án đã đề xuất các hàm ý quản trị rất có ý nghĩa cho các công ty du lịch, các khu vui chơi giải trí, các điểm đến tham quan du lịch, để tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển chung ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu hướng đến của các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch, người dân trên địa bàn tỉnh, Bạc Liêu trở thành điểm đến hấp dẫn, thành công và khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch.
- Dựa vào thực trạng của điểm đến du lịch Bạc Liêu, nghiên cứu đã chỉ ra cho các doanh nghiệp thấy được những điểm hạn chế về NLCT điểm đến, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, giúp cho các doanh nghiệp du lịch gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao NLCT điểm đến.
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan.
Tourism Bac Lieu plays an important role, contributing to the socio-economic development of the province. The development of tourism has created more jobs, increased income for people, and helped businesses to grow. Currently, the competition of tourism businesses is becoming fiercer, as many tourist destinations in the Mekong Delta are becoming successful, branded destinations in the domestic and international tourism markets. In 2018, the total number of visitors to Bac Lieu was 1,800,000/year, the province with a relatively low number of visitors compared to other provinces in the Mekong Delta; tourism revenue reached 1,600 billion/year, contributing 2.68% to GDP of the province. With the revenue and contribution to the GDP of the province still quite modest, the tourism industry has not made many contributions to the provincial budget. This shows that in the past time, Bac Lieu tourism has not really attracted tourists due to increasingly fierce competition pressure from other tourist destinations. To solve the above difficulties, the thesis: "Improving the competitiveness of tourism destinations in Bac Lieu" has studied and evaluated the current status of tourism destinations in Bac Lieu and proposed administration implications to help policymakers to have appropriate solutions, making Bac Lieu an attractive and competitive destination in the Mekong Delta, in order to attract more and more visitors to Bac Lieu, contributing to promoting developed provincial tourism industry. The thesis has studied a number of issues such as an overview of the competitiveness of tourist destinations in the world; research on factors affecting the competitive capability of Bac Lieu tourist destination; assess the current status of tourism in Bac Lieu province. Secondary data were collected through statistical agencies from 2014 to 2018. Primary data were gathered from interviewing 30 experts with in-depth knowledge of the tourism sector; non-probability sampling method, interviewing 450 Vietnamese domestic tourists who have visited Bac Lieu. Based on the research objectives, the thesis uses qualitative research methods, quantitative, descriptive statistics, Cronback's Alpha test, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), verifying structural equation model (SEM) to analyze data.
- Based on the model testing results, the findings found through the process of interviews and research have assessed the province's tourism development status in terms of natural conditions, tourism resources, and tourism demand, infrastructure, human resources, tourism business, destination management ..., to support planning, building tourism destinations and developing sustainable tourism, aims to improve the competitive capability of tourism destinations of the province.
- The study identifies the important coefficients, the impact level of factors affecting the competitive competence of the destination. The research has found that the factors of Destination Marketing, Attracting tourists, and Managing destinations have a direct impact on the competitive capability of the destination. As a result, destination marketing has the strongest impact on destination competitiveness; next is destination management that has an average impact on the competitive competence of the destination; Finally, the factor Attracting tourists has a low impact on the competitive competence of the destination.
- The thesis has proposed very meaningful management implications for tourism companies, entertainment areas, tourist destinations, to increase their competitive advantage, contributing to the development of the general tourism industry in Bac Lieu province. Targeted by tourism managers, tourism businesses, people in the province, Bac Lieu becomes an attractive, successful destination and affirms a competitive position in the tourism market.
- Based on the current situation of Bac Lieu tourist destination, the research has shown businesses the limitations of the destination competitiveness, serving as a basis for proposing solutions to help tourism businesses increase the efficiency of business activities, in order to improve the competitive capability of the destination.
- The thesis is a useful reference source for university students, graduate students and graduate students in economics in researching related issues.