Tên đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ ”.
Tác giả: Nguyễn Hữu Tịnh, Khóa: 2014
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 62340102; Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý
Người hướng dẫn chính: TS. Võ Hùng Dũng - VCCI Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Huỳnh Phước - Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang
1.Tóm tắt nội dung luận án
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập kinh tế thế giới thì vai trò của quản trị chuỗi cung ứng càng được coi trọng. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cùng với nhận thức tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ nói chung và mặt hàng hạt điều nói riêng, luận án“Nghiên cứu chuỗi cung ứng hạt điều tại vùng Đông Nam Bộ” nhằm phân tích các dòng chảy trong chuỗi cung ứng hạt điều, đánh giá hiệu quả chất lượng, thời gian, chí phí logistic. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều tươi được sản xuất bởi hộ nông dân vùng Đông Nam Bộ cho thấy rằng: Khu vực canh tác có tầm quan trọng cao nhất, tiếp theo là giống, công nghệ, kiến thức nông nghiệp, áp dụng mô hình sản xuất đa dạng và cuối cùng là trình độ học vấn của chủ hộ. Kết quả nghiên cứu định lượng về chất lượng điều nhân cho thấy rằng chất lượng điều nhân đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cho phép AFI. Phân tích hiệu quả thời gian trong chuỗi cung ứng hạt điều đã chỉ ra rằng tổng thời gian của hầu hết các giai đoạn thực tế nhiều hơn so với kỳ vọng của chuyên gia. Sự chênh lệch này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chuỗi. Kết quả phân tích hiệu quả chi phí logistic trong chuỗi cung ứng cho thấy chi phí logistic hiện đang chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng chi phí nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chuỗi cung ứng. Thông qua việc phân tích khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, luận án đã xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng theo thứ tự mức độ quan trọng từ cao đến thấp như sau: Năng lực nhân viên; Chính sách của Nhà nước; Công nghệ thông tin; Môi trường không chắc chắn; Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã xác định một số điểm nghẽn làm hạn chế hiệu quả của chuỗi cung ứng hạt điều và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cho ngành điều Đông Nam Bộ nói riêng và ngành điều của cả nước nói chung phát triển một cách ổn định và bền vững.
Mặc dù số liệu xuất khẩu rất ấn tượng, nhưng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều lại không có lãi cao, thậm chí một số doanh nghiệp vẫn bị lỗ. Nông dân trồng điều không có thu nhập ổn định, đời sống khó khăn. Ngành điều Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém về chất lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Chất lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam không đồng đều và không ổn định. Nguyên nhân là do trong chuỗi cung ứng hạt điều vùng Đông Nam Bộ xuất hiện nhiều điểm nghẽn như: Nguyên liệu; Sự liên kết, hợp tác giữa các mắt xích chuỗi liên kết cung ứng hạt điều trong vùng rất kém; Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ chưa có quy hoạch khu công nghiệp tập trung chế biến điều; Chi phí vận chuyển, bảo quản cao; Nguồn vốn; Công nghệ thông tin; Năng lực nhân viên; Sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi; Môi trường không chắc chắn; Chính sách của Nhà nước.
Là nghiên cứu đầu tiên thực hiện chuyên sâu về chuỗi cung ứng của ngành hàng hạt điều. Nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc đưa ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với thế giới. Nghiên cứu này cũng là nền tảng để các nhà nghiên cứu khác có thêm cơ sở để thực hiện nhiều hơn nữa và phát triển rộng rãi hơn những nghiên cứu về chuỗi cung ứng của các ngành hàng khác trên cả nước. Trong phạm vi luận án, cần tiếp tục nghiên cứu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ và của doanh nghiệp để có giải pháp hoàn thiện để gia tăng lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi.
In the context of globalization, especially the process of global economic integration, supply chain management plays an even more important role. From the above rationale and current situation together with the important supply chain management of commodity and service in general and of cashew in particular, the thesis "Cashew nuts supply chain research in the Southeast region” aims to analyze the cashew nuts supply chain flow, evaluating the quality, time and logistics cost efficiency and identifying bottlenecks in the cashew nuts supply chain in the Southeast region. The analysis of factors affecting the quality of fresh cashews produced by farmers in the Southeast region shows that: Cultivation area holds the highest level of importance, followed by seed, technology, agricultural knowledge, application of diverse production models and finally the education level of the household head. The results of quantitative research on cashew kernel quality show that the cashew kernels meet AFI standards. Analysis of time efficiency in the cashew nut supply chain has revealed that most stages actually take more time than experts’ expectations. This difference will immensely affect the efficiency of the chain. Analysis of logistics cost-effectiveness in the supply chain shows that logistics costs currently account for a relatively high proportion of total costs, thus significantly affecting the efficiency of the supply chain. Through the exploration and analysis of various factors affecting the performance of the supply chain, the thesis could identify 5 main factors affecting the performance of the supply chain, listed in descending level of importance: Labor force’s capabilities; State policies; Information Technology; Uncertain environment; Collaboration in the supply chain. From the research results, the thesis has also identified a number of bottlenecks that limit the efficiency of the cashew supply chain, thereby proposing some solutions and recommendations for the stable and sustainable development of the Southeastern cashew industry in particular and the Vietnamese cashew industry in general.
Despite impressive export figures, cashew processing and exporting businesses did not make high profits, some of which even suffered losses. Cashew farmers did not have a stable income, thus leading a difficult life. The Vietnamese cashew industry is also revealed to have many weaknesses in terms of quality and export variety. The quality of Vietnam's exports is uneven and unstable. The reason is that there are still many bottlenecks in the Southeastern cashew supply chain: Raw materials; The linkage and collaboration among stakeholders in the cashew nuts supply chain in the region are very poor; Southeast provinces have not devised any plans for industrial zones dedicated to cashew processing; High transportation and preservation costs; Capital; Information technology; Labor force’s capabilities; Collaboration among stakeholders in the supply chain; Uncertain environment; State policies and regulations.
This is the first in-depth research into the cashew nuts supply chain, which will play a part in making the Vietnamese cashew industry sustainable and competitive against other parts of the world. This research also lays the foundation for other researchers to extend their studies to the supply chain of other industries across the country. The thesis points to a need to study more deeply factors affecting the profits of households and businesses, with an aim to devising complete solutions to increase the profits of stakeholders in the chain.