Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang”.
Tác giả: Phạm Ngọc Nhàn, Khóa: 2015
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn; Mã số: 62620116. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Quang Tín - Trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn phụ: TS. Trần Thanh Bé - Viện Kinh tế Xã hội TP Cần Thơ
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa được thực hiện ở tỉnh Hậu Giang với mục tiêu đánh giá hiện trạng canh tác trên đất trồng lúa 3 vụ để tìm ra giải pháp chuyển đổi mô hình canh tác có hiệu quả hơn về mặt tài chính cho nông hộ. Phương pháp tiếp cận hệ thống để tìm ra điểm hạn chế của mô hình canh tác hiện tại trên đất lúa và phương pháp đánh giá có sự tham gia được áp dụng xuyên suốt trong nghiên cứu. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận chuyển đổi của nông hộ.
Kết quả phân tích hiện trạng chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa cho thấy diện tích đất chuyển đổi của nông hộ vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, đối tượng cây trồng còn phân tán, chưa có sự liên kết với nhau. Hiện trạng nguồn lực lao động của nông hộ đáp ứng được cho các mô hình chuyển đổi trên đất lúa. Về hiệu quả tài chính của các mô hình canh tác được chuyển đổi cho thấy lợi nhuận của nông hộ có mô hình chuyển đổi cao hơn so với nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa.
Kết quả thí nghiệm đồng ruộng chỉ ra nghiệm thức trồng cây bắp nếp tại đất lúa của nông hộ với kỹ thuật tưới gốc - 1 ngày/lần đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở phương pháp tưới phun - 3 ngày tưới/lần là cao nhất. Tính toán hiệu quả mô hình trồng bắp trên ruộng cho thấy chi phí đầu tư là 24.390.000 đồng, lợi nhuận thu được từ mô hình là 20.020.000, tỷ suất lợi nhuận/chi phí đầu tư của bắp là 0,82 cao hơn so với lúa cùng vụ chỉ đạt 0,49. Kết quả đã cho thấy với chu kỳ tưới 3 ngày/lần kết hợp phương pháp tưới phun sẽ là mô hình chuyển đổi phù hợp trong vụ Hè Thu ở điểm nghiên cứu thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA đã xác định yếu tố Chính sách của Nhà nước và địa phương, Giá cả/thị trường và sự liên kết có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận chuyển đổi mô hình canh tác của nông hộ.
Giải pháp đề xuất trong nghiên cứu được đề nghị với nhiều nhóm yếu tố bao gồm Nhà nước và địa phương, chính sách liên quan đến đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật, chính sách về thị trường và liên kết. Trong đó, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh cần có chính sách thúc đẩy nông hộ chuyển đổi thông qua giải pháp liên kết sản xuất, hình thành vùng sản xuất cây màu trên đất lúa ở vụ Hè Thu.
Nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian đối với việc thí nghiệm các mô hình cây trồng cạn khác nhau. Kiến nghị được đưa ra là tiếp tục nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cho cây trồng cạn khác và các mô hình canh tác lúa-cá nhằm tạo ra sự đa dạng mô hình kỹ thuật thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi trên địa bàn tỉnh.
Từ khóa: cây trồng cạn, chuyển đổi, đất lúa, Hậu Giang, hiệu quả, tác động.
- Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu của luận án đã đi sâu nghiên cứu các cơ sở khoa học của sự chuyển đổi mô hình canh tác có hiệu quả trên đất lúa bao gồm thực trạng canh tác lúa 3 vụ kém hiệu quả cần được chuyển đổi sang mô hình canh tác thích hợp cho nông hộ. Bên cạnh đó, luận án cũng đã xây dựng được cơ sở lý luận chuyển đổi mô hình canh tác trên đồng ruộng dựa vào thực trạng kinh tế xã hội, các nguồn lực của nông hộ và sự tác động của các yếu tố nội lực và ngoại lực. Nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố có tác động đến sự chuyển đổi mô hình canh tác bao gồm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính sách của Nhà nước, khóa đào tạo chuyển giao kỹ thuật FFS, thị trường liên kết và năng lực của nông dân. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác thông qua đánh giá các chỉ số tài chính mô hình.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án sử dụng phương pháp điều tra kết hợp với sử dụng phương pháp phân tích mô hình toán hồi qui tuyến tính đa biến để đánh giá các yếu tố tác động cùng với việc bố trí thí nghiệm trong điều kiện thực nghiệm trên đồng ruộng của nông dân và đánh giá các chỉ số tài chính của mô hình chuyển đổi. Qua đó, luận án đã xác định các giải pháp mang tính thực tiễn giúp nông dân có khả năng tự chuyển đổi mô hình canh tác trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên toàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế nông hộ bền vững. Trong đó, cây bắp được đề xuất thay thế cho cây lúa ở vụ Hè Thu để phù hợp với điều kiện thời tiết ở địa phương và nâng cao thu nhập cho nông hộ.
- Đối tượng thụ hưởng
Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp những giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác cho nông dân tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, kết quả của luận án sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhân rộng mô hình chuyển đổi canh tác trên đất lúa kém hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
- Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Nghiên cứu trong luận án này chỉ dừng lại trong phạm vi đánh giá thực trạng chuyển đổi, thử nghiệm kỹ thuật và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi canh tác cho nông hộ. Nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các mô hình canh tác được nông hộ chấp nhận chuyển đổi, nhằm góp phần đưa ra giải pháp kỹ thuật cho mỗi loại cây trồng và đóng góp nguồn tư liệu phong phú cho địa phương xây dựng giải pháp khuyến cáo, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao cho nông hộ.
Research on solutions to improve the efficiency of farming model conversion on rice land was implemented in Hau Giang province to assess the current cultivation status on 3-crop rice land to find solutions to change farming models to be more financially efficient. A systematic approach to finding the limitations of the current farming model on rice land and a participatory assessment method was applied throughout the study. The exploratory factor analysis method was used to determine the factors that affect the degree of farmer's conversion acceptance.
The analysis of the current status of the farming model conversion on rice land showed that the converted land area of the farmer household is still small, fragmented, the objects of the converted crops are still scattered, without linkage. The current status of the farm's labor resources is sufficient for the conversion model on rice land. Regarding the financial efficiency of the converted farming models, it was shown that the profits of the converted farmers are higher than those of the 3-rice crop group.
The results of pilot on field showed that growing sticky corn in the farmer's rice soil with basal irrigation technique - once a day achieved the highest growth rate. The results of field experiments were shown that the treatment of growing sticky corn in the farmer's rice land with basal irrigation technique - once a day has the highest growth rate. Theoretical yield and net yield in the sprinkler method - every three days is the highest. Calculating the corn-on-field model's efficiency showed that the investment cost is 24,390,000 VND, the profit earned from the model is 20,020,000, the rate of return/investment cost of corn is 0.82 higher than that of the same crop rice, only 0.49. The results showed that with a 3-day irrigation cycle combined with spray irrigation method, it would be a suitable conversion model in the Summer-Autumn crop at the study site in Chau Thanh A district, Hau Giang province. The exploratory factor analysis results identified that factors such as State and local policies, Price/market, and the association affect the degree of farmers' acceptability to change farming models.
The solution proposed in the research is proposed with many groups of factors, including State and locality, policies related to science and technology transfer training, policy on the market, and linkage. For the local government at the provincial level, it is necessary to have the policy to encourage farmers to convert through the solution of linking production, forming crop production areas on rice land in the Summer-Autumn crop.
The study was time-constrained for the testing of different upland crop models. Recommendations were made to continue to study technical solutions for other upland crops and rice-fish farming models to create a diversity of technical models that motivate people to participate in the province's transition.
Keywords: conversion, efficiency, Hau Giang, impact, rice land, upland crops.
- Scientific significance
The thesis's research was studied in depth the scientific basis of transforming a useful farming model on rice land, including the status of inefficient 3-crop rice cultivation that needs to be converted to a farming model suitable for farmers. In addition, the thesis has also built a theoretical basis for changing the farming model in the field based on the socio-economic situation, the farm household's resources, and the impact of internal and external factors external forces. The study identifies the factors influencing the transformation of farming models, including the effects of climate change, government policy, FFS technical transfer training, market integration, and farmers' capacity. Besides, the dissertation has given views, orientations, and solutions to improve the efficiency of farming model conversion by evaluating model financial indicators.
- Practical significance
The thesis was used the investigation method combined with the multivariate linear regression model analysis method to evaluate the impacting factors along with the experimental arrangement under experimental conditions in the field of farmers and assessment of the financial indicators of the transformation model. Thereby, the thesis has identified practical solutions that help farmers to be able to change their farming model in the context of agricultural restructuring in the whole province to improve efficiency and promote the development sustainable farm economic model. In particular, corn was proposed to replace rice in the Summer-Autumn crop to suit local weather conditions and improve farm household income.
- The beneficiaries
The research results were provided solutions to improve the efficiency of farming model conversion for farmers in Hau Giang province. Besides, the results of the thesis were a reference source for localities in the Mekong Delta to replicate the model of ineffective rice land conversion, contributing to improving income for farmers.
- Further research
Research in this thesis was stopped in the scope of assessing the status of conversion, testing techniques and proposing solutions to improve the efficiency of farming conversion for farmers. Further research will need to evaluate the technical efficiency of farming models accepted by farmers to contribute to providing technical solutions for each crop and contributing rich resources to the locality develop solutions recommendations, technical advice, transfer to farmers.